Bộ máy và công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ PCCCR

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy và chữa cháy rừng tại huyện sa pa, tỉnh lào cai” (Trang 45 - 49)

- Quyền lợi của những người tham gia PCCR:

4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

3.3.1. Bộ máy và công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ PCCCR

Các văn bản chỉ đạo của trung ương và tỉnh Lào Cai về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng đã tương đối hoàn thiện: Luật Phòng cháy chữa cháy năm 2001; Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Nghị định số 09/2006/NĐ-CP, ngày 16/01/2006 của Chính phủ Quy định về Phòng cháy và chữa cháy rừng; Chỉ thị số 270/CT-TTg ngày 12/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/09/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ; Chỉ thị số 14/CT-UBND, ngày 07/11/2012; Chỉ thị số 16/CT-UBND, ngày 26/11/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai về việc tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa hanh khô năm 2012-2013 và chống chặt phá rừng, chống người thi hành công vụ.

Căn cứ vào các văn bản trên, Uỷ ban nhân dân huyện Sa Pa đã ban hành các văn bản chỉ đạo, thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng như: Quyết định thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng ban hành Quy chế phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng của huyện giai đoạn 2011-2020; Công văn số: 353/UBND-KL ngày 08/3/2012 về tăng cường quản lý nương rẫy, lửa rừng trong mùa khô hanh năm 2012; Công văn số 802/UBND-KL ngày 04/5/2012 về tăng cường thực hiện công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; Công văn số 1055/UBND-TH ngày 07/6/2012 về việc tăng cường công tác giao khoán, bảo vệ rừng; Văn bản chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, các chủ rừng trên địa bàn về đôn đốc triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa hanh, kiện toàn Ban chỉ đạo ở địa phương, củng cố các tổ đội và nâng cao năng lực chỉ đạo PCCCR ở các cơ quan đơn vị, các chủ rừng, xây dựng Kế hoạch điều chỉnh bổ sung phương án phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp; Các thành viên trong Ban chỉ đạo (BCĐ) chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo và phối hợp với các địa phương, đơn vị , chủ rừng tích cực chủ động triển khai các biện pháp PCCCR, tổ chức trực 24/24h, kịp thời theo dõi phát hiện cháy rừng và tổ chức chữa cháy, làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về ý thức bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Chỉ đạo các đơn vị tăng cường cán bộ xuống cơ sở, đặc biệt là Kiểm lâm địa bàn để tham mưu kịp thời cho cấp ủy, chính quyền các

xã, thị trấn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Sơ đồ cơ cấu tổ chức, bộ máy chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng xem hình 3.3 như sau:

Quan hệ trực tuyến Quan hệ phối hợp

Hình 3.3. Sơ đồ Ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng của huyện SaPa

Qua hình 3.3 cho thấy, hạt Kiểm lâm là cơ quan thường trực đã duy trì trực phòng cháy, chữa cháy rừng; khi có thông tin từ cơ sở hoặc theo dõi thông tin trên mạng ảnh vệ tinh quét các đám cháy xảy ra trên địa bàn, thông qua cảnh báo cháy rừng của Cục Kiểm lâm, kịp thời báo cáo trưởng Ban chỉ đạo huyện để tổ chức lực lượng tiếp cận kiểm tra và xử lý ngay nên đã hạn chế thiệt hại do cháy gây ra, đồng thời đã tổ chức kiểm tra sau cháy rừng, điều tra nguyên nhân và truy tìm thủ phạm gây cháy rừng. Cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành của Ban chỉ đạo cấp huyện xem bảng 3.9 như sau: Hạt Kiểm lâm Trạm Kiểm lâm UBND HUYỆN BCĐ huyện Sa Pa UBND CẤP XÃ BCĐ các xã

Cơ quan, ban ngành đoàn thể Tổ Kiểm lâm cơ động, PCCCR Tổ quần chúng BVR, PCCCR

Bảng 3.9. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Ban chỉ đạo cấp huyện

TT Thành phần Nhiệm vụ

1 Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Trưởng ban

2 Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Phó ban TT

3 Chỉ huy trưởng BCH Quân sự huyện Phó ban

4 Trưởng Công an huyện Phó ban

5 Giám đốc Vườn Quốc gia Hoàn lien Phó ban

6 Trưởng Phòng Kinh tế Thành viên

7 Trưởng phòng TNMT Thành viên

8 Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Thành viên 9 Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch Thành viên 10 Trưởng Đài truyền thanh, truyền hình huyện Thành viên

11 Trưởng Phòng Văn Hóa Thành viên

12 Chánh Văn phòng UBND huyện Thành viên

13 Trưởng phòng Lao động thương binh & Xã hội Thành viên

14 Chủ tịch UBND các xã, thị trấn Thành viên

Mời tham gia thành viên Ban chỉ đạo

15 Chủ tịch Hội Nông dân Thành viên

16 Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Thành viên

(Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai)

Qua bảng 3.9 và tìm hiểu cho thấy, việc tổ chức Bộ máy phòng cháy, chữa cháy rừng được lãnh đạo huyện Sa Pa trú trọng quan tâm chỉ đạo sát sao. Thành phần Ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng của huyện gồm các lực lượng nòng cốt, hầu hết là lãnh đạo các phòng, ban của huyện, lãnh đạo các xã, thị trấn.

Ban chỉ đạo có vai trò điều hành các hoạt động nhằm phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Sa Pa. Đặc biệt trong khi xảy ra cháy rừng có thể huy động mọi lực lượng tại chỗ vào trong công tác chữa cháy rừng. Cơ cấu, thành phần BCĐ cấp xã xem bảng 3.10 như sau:

Bảng 3.10. Cơ cấu bộ máy điều hành của BCĐ cấp xã

TT Thành phần Nhiệm vụ

1 Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND xã, thị trấn Trưởng ban 2 Cán bộ phụ trách lâm nghiệp của xã Phó ban TT

3 Xã Đội trưởng Phó ban

4 Trưởng Công an Phó ban

5 Cán bộ địa chính Thành viên

6 Cán bộ Văn phòng xã Thành viên

7 Cán bộ Tư pháp Thành viên

8 Kế toán xã Thành viên

9 Văn hóa xã Thành viên

10 Trạm trưởng trạm Y tế xã Thành viên

11 Các Trưởng thôn, bản Thành viên

Mời tham gia Thành viên BCĐ xã

12 Bí thư Đoàn thanh niên Thành viên

13 Chủ tịch hội phụ nữ Thành viên

14 Chủ tịch Hội Nông dân Thành viên

15 Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Thành viên

(Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai)

Qua bảng 3.10 cho thấy, song song với việc chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện, Hạt Kiểm lâm huyện kịp thời tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thành lập BCĐ phòng cháy, chữa cháy của cấp mình. Với đặc thù là một huyện miền núi hầu hết các xã, thị trấn đều có diện tích rừng, vai trò chính quyền địa phương hết sức quan trọng trong việc chỉ đạo lực lượng tại chỗ nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Tính đến nay, 100% các xã thị trấn trong toàn huyện Sa Pa đã thành lập được Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng của cấp mình.

Về kinh phí cho Ban chỉ đạo các cấp thực hiện nhiệm vụ không có phụ cấp, mà các thành viên phải hoạt động kiêm nhiệm.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy và chữa cháy rừng tại huyện sa pa, tỉnh lào cai” (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w