3.3. Triển khai thử nghiệm
3.3.5. Tính ưu việt của giải pháp đề xuất
Giải pháp được tích hợp với Phần mềm một cửa dùng chung tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là hệ thống liên thông dọc-ngang ba cấp tỉnh, huyện, xã. Trong khi các tỉnh/thành đã triển khai là hệ thống đánh giá riêng rẽ, không gắn với hệ thống một cửa điện tử.
Cơ chế xác thực người đánh giá, hạn chế tình trạng huy động người không liên quan đến giao dịch tại bộ phận TN&TKQ ồ ạt đánh giá cán bộ, CC. Các tỉnh/thành đã triển khai là hệ thống đánh giá không có cơ chế xác thực người đánh giá.
Khác với các tỉnh/thành đã triển khai, giải pháp đã đề xuất công khai kết quả đánh giá, xem xét mức độ hài lòng của người dân, tổ chức là một trong những căn cứ xét duyệt dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan HCNN.
Bộ tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức bộ phận một cửa toàn diện hơn, gồm 8 tiêu chí: đạo đức công vụ, lòng trắc ẩn của con người, năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp. Trong khi các tỉnh Thừa Thiên Huế, Bình Định… chỉ có 3 tiêu chí.
Chức năng đánh giá được tích hợp trong phần mềm một cửa của tỉnh sẽ đơn giản, thuận lợi hơn cho người dân, tổ chức không phải nhớ thêm một địa chỉ Internet.
ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC BỘ PHẬN MỘT CỬA CƠ QUAN H NH CH NH NH NƢỚC TỈNH VĨNH PHÚC
LOGO
Đánh giá công chức Đánh giá CSVC, điều kiện Thống kê, báo cáo
Cơ quan chủ quản: Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc Đơn vị quản lý: Sở Nội Vụ
Phát triển bởi: abc
KẾT LUẬN V KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Con người là trung tâm của mọi sự phát triển, “hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn”[26].
Đại hội X của Đảng đề ra mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức, kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”[2].
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc”[5], “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”[27].
Vì vậy, đánh giá cán bộ, công chức ở nước ta nói chung và ở Vĩnh Phúc nói riêng là cần thiết và đòi hỏi phải thường xuyên, liên tục. Vừa có tác dụng rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống cho các “công bộc”[4] của dân; xây dựng đội ngũ cán bộ, CC, viên chức có đủ năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Vừa góp phần tạo nên sự thay đổi căn bản về chất, từng bước chuyển từ nền hành chính “chỉ huy”, một chiều theo cơ chế “xin - cho” sang nền hành chính phục vụ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung, kinh nghiệm của một số tỉnh / thành và thực trạng đánh giá cán bộ, CC của Vĩnh Phúc, luận văn đã đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy đánh giá cán bộ, CC bộ phận một cửa các cơ quan HCNN tỉnh Vĩnh Phúc.
Cụ thể, luận văn đã thực hiện những nội dung nghiên cứu sau đây:
1. Tìm hiểu những vấn đề lý luận chung về đánh giá cán bộ, CC; kinh nghiệm triển khai ở một số tỉnh / thành.
2. Trên cơ sở nhận thức lý luận, phân tích ưu nhược điểm, tồn tại hạn chế của các giải pháp đã có.
3. Từ kết quả nghiên cứu ở chương 1 và chương 2, luận văn đã đề xuất giải pháp chủ yếu và một số kiến nghị đối với tỉnh Vĩnh Phúc về hoàn thiện cơ chế, chính sách triển khai đánh giá cán bộ, công chức.
Tác giả đã hoàn thiện luận văn này với sự nỗ lực cao và tinh thần cầu thị, mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào công tác đánh giá cán bộ, CC bộ phận một cửa,
góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại, minh bạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.