1.2. Bài toán đánh giá cán bộ, công chức
1.2.4. Nội dung đánh giá cán bộ, công chức
Căn cứ để đánh giá cán bộ, công chức, viên chức gồm: nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức; tiêu chí đánh giá đối với từng chức danh cán bộ, công chức, viên chức; môi trường và điều kiện cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ trong thời hạn đánh giá; quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; đối với viên chức còn phải căn cứ vào việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết.
Nội dung đánh giá cán bộ, công chức, viên chức:
- Đối với cán bộ, nội dung đánh giá thực hiện theo 5 nội dung được quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Cán bộ, công chức, cụ thể là: chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; tinh thần trách nhiệm trong công tác; kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Đối với công chức, nội dung đánh giá thực hiện theo 6 nội dung được quy định tại Khoản 1 Điều 56 Luật Cán bộ, công chức, cụ thể là: chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; thái độ phục vụ nhân dân.
Riêng công chức lãnh đạo, ngoài các nội dung nêu trên còn được đánh giá thêm 03 nội dung được quy định tại Khoản 2 Điều 56 Luật Cán bộ, công chức, như sau: kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.
- Đối với viên chức, nội dung đánh giá thực hiện theo 04 nội dung được quy định tại Khoản 1 Điều 41 Luật Viên chức, cụ thể là: kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết; việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp; tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức; việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.
Viên chức lãnh đạo, ngoài các nội dung nêu trên còn được đánh giá thêm 02 nội dung được quy định tại Khoản 2 Điều 41 Luật Viên chức, đó là: năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ; kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
Để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển cần: i) về lâu dài và gốc rễ phải nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo, đào tạo phải gắn với thực tiễn sử dụng; ii) trong quá trình sử dụng cán bộ, công chức cần tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá để không ngừng nâng cao tinh thần, trách nhiệm, đạo đức công vụ. Do đó, đánh giá cán bộ, công chức bộ phận một cửa là cần thiết để kịp thời điều chỉnh những bất cập và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.
Chƣơng 2
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI BỘ PHẬN MỘT CỬA Ở MỘT SỐ TỈNH / TH NH
2.1. Mô hình đánh giá cán bộ, công chức bộ phận một cửa
Trước khi khảo sát mô hình triển khai của một số tỉnh / thành, cần làm rõ một số khái niệm sau:
“Dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do CQNN (hoặc tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền) có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà CQNN đó quản lý”[22].
“Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của CQNN được cung cấp cho tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng” [22], có bốn mức độ theo thứ tự từ thấp đến cao như sau:
- Mức độ 1: là dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về quy trình, thủ tục; hồ sơ; thời hạn; phí và lệ phí thực hiện dịch vụ.
- Mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
- Mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
- Mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.