1.2. Bài toán đánh giá cán bộ, công chức
1.2.2. Quan điểm về đánh giá cán bộ, công chức
Cán bộ, công chức và hoạt động thực thi công vụ của họ là một trong bốn yếu tố cấu thành nền HCNN và là một trong những nội dung của CCHC. Đây là yếu tố quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến diện mạo, chất lượng của nền hành chính công.
Hình 1.3. Sơ đồ “Cấu trúc nền HCNN”
Trong bài nói chuyện với cán bộ tỉnh Thanh Hóa ngày 20/02/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Cán bộ là cái dây truyền của bộ máy, nếu dây truyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”[27].
Việc đánh giá, bố trí và sử dụng cán bộ, công chức là một khoa học và nghệ thuật. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” viết tháng 10 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc”[27], “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [27]. Từ đó có thể thấy, công tác cán bộ là cái gốc, là nhân tố quyết định mọi thành bại.
Đánh giá cán bộ là điểm khởi đầu làm cơ sở cho việc bố trí, sử dụng cán bộ, công chức phù hợp với vị trí việc làm, trình độ chuyên môn được đào tạo và trách nhiệm, tâm huyết với công việc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Vấn đề cán bộ là một vấn đề rất trọng yếu, rất cần kíp” [27]. Do đó, muốn dùng cán bộ, trước hết “phải biết rõ cán bộ” [27]. Người cho rằng: “Trong thế giới, cái gì cũng biến hoá. Tư tưởng của người cũng biến hóa” [27]; “không có ai cái gì cũng tốt, cái gì cũng hay” [27]. Vì vậy, đánh giá cán bộ là việc xác định đúng ai tốt, ai xấu, mặt nào mạnh, mặt nào yếu; khả năng công tác của họ thế nào, để từ đó mà bố trí, sử dụng cho đúng người, đúng việc.
Khi đánh giá cán bộ, công chức phải đặt trong mối quan hệ toàn diện, nhiều chiều, phát triển và không định kiến. Chủ tịch Hồ Chí minh cho rằng: “Thả cho họ làm, thả cho họ phụ trách, dù sai lầm chút ít cũng không sợ. Nhưng phải luôn luôn tuỳ theo hoàn cảnh mà bày vẽ cho họ về phương hướng công tác, cách thức công tác, để cho họ phát triển năng lực và sáng kiến của họ, đúng với đường lối của Đảng” [27], “Một người cán bộ khi trước có sai lầm, không phải vì thế mà sai lầm mãi. Cũng có cán bộ đến nay chưa bị sai lầm, nhưng chắc gì sau này không phạm sai lầm? Quá khứ, hiện tại và tương lai của mọi người không phải luôn giống nhau” [27].
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, mỗi lần nhận xét, đánh giá là một lần giúp cán bộ nhìn lại quá trình công tác của mình, thấy rõ ưu điểm để phát huy và kịp thời khắc
Thể chế của nền hành chính nhà nước Đội ngũ công chức và hoạt động của họ Hệ thống tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Nguồn lực công bảo đảm cho nền hành
chính hoạt động
phục những thiếu sót, khuyết điểm: “Không phải ngày nào cũng kiểm tra. Nhưng thường kiểm tra để giúp họ rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm. Giao công việc mà không kiểm tra, đến lúc thất bại mới chú ý đến. Thế là không biết yêu dấu cán bộ”[27].
Nhấn mạnh sự cần thiết phải đánh giá cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ có “nhiều thứ quyến rũ mình vào thói xấu”[28] và những chứng bệnh như “i- Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài. ii- Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét những người chính trực. iii- Ham dùng những người tính tình hợp với mình, mà tránh những người tính tình không hợp với mình. Vì những bệnh đó, kết quả những người kia đã làm bậy, mình cũng cứ bao dung, che chở, bảo hộ, khiến cho chúng càng ngày càng hư hỏng”[27]. Trong kháng chiến thì chiến đấu anh dũng nhưng khi sống trong thời bình, cuộc sống thành thị lại rất dễ mất lập trường và sa vào con đường tội lỗi. Người cảnh báo cán bộ rằng, “bom đạn của địch không nguy hiểm bằng „đạn bọc đường‟, vì nó làm hại mình mà mình không trông thấy”[28].
Do đó, phải liên tục đánh giá để kịp thời chấn chỉnh những biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu, không chấp hành quy chế văn hóa công sở... góp phần “sửa đổi lối làm việc”[5], tác phong, cách ứng xử của cán bộ, công chức nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực sự là “công bộc”[4] của dân nhằm nâng cao chất lượng phục vụ tổ chức, công dân, xây dựng nền hành chính hiện đại, dân chủ, minh bạch.
Đánh giá cán bộ, công chức cần có quan điểm, tiêu chí rõ ràng. Đặc biệt là phải có thời gian, phải xuất phát từ thực tiễn công việc, tránh nóng vội, quy chụp, áp đặt để đảm bảo khách quan và công bằng.