Phân tích đánh giá tình hình huy động vốn của Công ty cổ phần thuỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính và dự báo báo cáo tài chính tại công ty cổ phần thủy điện thác bà tài chính ngân hàng (Trang 64 - 70)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thuỷ điện Thác Bà gia

3.2.1. Phân tích đánh giá tình hình huy động vốn của Công ty cổ phần thuỷ

2011-2016

3.2.1. Phân tích đánh giá tình hình huy động vốn của Công ty cổ phần thuỷ điện Thác Bà Thác Bà

Đánh giá tình hình huy động vốn của Công ty thông qua quy mô, sự biến động và cơ cấu nguồn vốn của công ty

Bảng 3.1: Bảng phân tích quy mô, sự biến động và cơ cấu nguồn vốn NGUỒN VỐN 31/12/ 2016 TT SS 16/15 31/12/ 2015 TT SS 15/14 31/12/ 2014 TT SS 14/13 31/12/ 2013 TT SS 13/12 31/12/ 2012 TT SS 12/11 31/12/ 2011 TT A- NỢ PHẢI TRẢ 41.615 4,7% 138,9% 29.963 3,4% 52,8% 56.773 5,8% 189,3% 29.985 3,2% 84,7% 35.389 3,9% 86,9% 40.714 4,8% I. Nợ ngắn hạn 41.615 4,7% 138,9% 29.963 3,4% 52,8% 56.773 5,8% 189,3% 29.985 3,2% 84,7% 35.389 3,9% 112,3% 31.504 3,7% 1. Vay và nợ ngắn hạn - 0,0% - 0,0% - 0,0% - 0,0% 9.620 1,1% 8.983 1,1% 2. Phải trả người bán 9.036 1,0% 159,9% 5.651 0,6% 65,0% 8.699 0,9% 2024,9% 430 0,0% 21,4% 2.008 0,2% 70,0% 2.868 0,3% 3. Người mua trả tiền trước 842 0,1% 66,5% 1.266 0,1% 2564,2% 49 0,01% 53,1% 93 0,01% 16,2% 574 0,1% 143,5% 400 0,05% 4. Thuế và các khoản phải

nộp Nhà nước

3.016 0,3% 39,0% 7.731 0,9% 46,5% 16.626 1,7% 150,1% 11.076 1,2% 556,9% 1.989 0,2% 29,3% 6.787 0,8% 5. Phải trả người lao động 7.955 0,9% 103,0% 7.722 0,9% 82,2% 9.390 1,0% 102,5% 9.163 1,0% 97,6% 9.389 1,0% 163,0% 5.759 0,7% 6. Chi phí phải trả - 0,0% 0,0% 3.053 0,3% 135,3% 2.256 0,2% 150,9% 1.495 0,2% 160,7% 930 0,1% 24,6% 3.781 0,4% 9. Các khoản phải trả, phải

nộp ngắn hạn khác

20.036 2,3% 663,3% 3.021 0,3% 16,7% 18.107 1,8% 296,3% 6.112 0,7% 67,0% 9.129 1,0% 1322,2% 690 0,1% 11. Quỹ khen thưởng, phúc

lợi 729 0,1% 48,0% 1.519 0,2% 92,3% 1.645 0,2% 101,8% 1.616 0,2% 92,3% 1.751 0,2% 78,3% 2.236 0,3% II. Nợ dài hạn - 0,0% - 0,0% - 0,0% - 0,0% 9.210 1,1% 4. Vay và nợ dài hạn - - - - - - - - 8.983 1,06% 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm - - - - - - - - 227 0,03% B- VỐN CHỦ SỞ HỮU 838.179 95,3% 99,5% 842.437 96,6% 91,3% 923.137 94,2% 101,6% 908.309 96,8% 104,2% 871.740 96,1% 107,8% 808.498 95,2% I. Vốn chủ sở hữu 838.179 95,3% 99,5% 842.437 96,6% 91,3% 923.137 94,2% 101,6% 908.309 96,8% 104,2% 871.740 96,1% 107,8% 808.498 95,2%

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu

635.000 72,2% 100,0% 635.000 72,8% 100,0% 635.000 64,8% 100,0% 635.000 67,7% 100,0% 635.000 70,0% 100,0% 635.000 74,8% 3. Vốn khác của chủ sở

hữu - 0,0% 0,0% 78.790 9,0% 186,9% 42.156 4,3% 182,8% 23.058 2,5% 114,7% 20.101 2,2% 99,6% 20.183 2,4% 7. Quỹ đầu tư phát triển - 0,0% 0,0% 70.711 8,1% 72,6% 97.338 9,9% 103,9% 93.701 10,0% 112,3% 83.451 9,2% 114,5% 72.870 8,6% 8. Quỹ dự phòng tài chính - 0,0% 0,0% 10.007 1,0% 162,6% 6.156 0,7% 113,5% 5.425 0,6% 117,9% 4.603 0,5% 10. Lợi nhuận sau thuế

chưa phân phối

203.179 23,1% 350,7% 57.936 6,6% 41,8% 138.637 14,1% 92,2% 150.395 16,0% 117,7% 127.762 14,1% 168,5% 75.843 8,9% TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 879.793 100,0% 100,8% 872.400 100,0% 89,0% 979.910 100,0% 104,4% 938.294 100,0% 103,4% 907.130 100,0% 106,8% 849.212 100,0%

Đơn vị tính: triệu đồng

Hình 3.2: Quy mô, sự biến động nguồn vốn

Nguồn: Tác giả vẽ từ bảng CĐKT của Công ty

Phân tích quy mô, sự biến động của nguồn vốncủa công ty:

Tổng nguồn vốn của công ty tăng từ năm 2011 đến năm 2014 nhưng năm 2015 lại giảm mạnh, năm 2015 giảm 11% so với năm 2014 tương ứng với 107.510 triệu đồng, năm 2016 tổng nguồn vốn tăng nhẹ trở lại so với năm 2015 tăng 0,8% tương ứng 7.394 triệu đồng

Tổng nguồn vốn năm 2015 giảm đi nói trên là do nợ phải trả giảm đi 47,2% tương ứng giảm 26.810 triệu đồng. Vốn chủ sở hữu cũng giảm đi 8,7% tương ứng giảm 80.700 triệu đồng.

Cụ thể nợ phải trả giảm là do nợ ngắn hạn giảm 47,2% tương ứng giảm 26.810 triệu đồng. Nợ ngắn hạn giảm chủ yếu là do Phải trả người bán giảm 35% tương ứng 3.047 triệu, Thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm 53.5% tương ứng 8.895 triệu, phải trả người lao động giảm 17,8% tương ứng 1.668 triệu, Phải trả phải nộp khác giảm 83.3% tương ứng 15.087 triệu...

Vốn chủ sở hữu giảm là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm 58,2% tương ứng 80.701 triệu đồng. lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm là do Công ty chi trả cổ tức từ lợi nhuận sau thuế năm 2014 và tạm chia năm 2015 được thực hiện theo nghị quyết số 654/NQ-TĐTB-HĐQT ngày 27 tháng

4 năm 2015 của Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 và nghị quyết số 2036/NQ-TĐTB-HĐQT ngày 20 tháng 11 năm 2015 của HĐQT công ty.

Tổng nguồn vốn năm 2016 tăng nhẹ trở lại so với năm 2015 là do nợ phải trả tăng 39% tương ứng 11.651 triệu đồng mặc dù vốn chủ sở hữu giảm 4,7% tương ứng 4.258 triệu đồng. Nợ phải trả tăng mạnh là do phải trả người bán tăng 60% (3.385 triệu đồng) và các khoản phải trả phải nộp khác tăng 563% (17.015 triệu đồng) trong đó cổ tức phải trả tăng 19.048 triệu đồng.

Việc giảm quy mô vốn chủ yếu là do công ty chi trả cổ tức và tăng quy mô vốn chủ yếu là do tăng khoản phải trả cổ tức cho thấy công ty hướng đến mục tiêu áp dụng chính sách ổn định cổ tức và phát triển ổn định.

Quy mô vốn của công ty so với doanh nghiệp cùng ngành, cùng quy mô thì thấp hơn rất nhiều nguyên nhân là thủy điện Thác Bà đi vào hoạt động cách đây gần 45 năm nên vốn vay từ việc đầu tư xây dựng dự án đã trả hết hơn nữa là Công ty duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh không có đầu tư mở rộng.

Bảng 3.2: So sánh quy mô vốn của công ty

Đơn vị tính: Triệu đồng Quy mô vốn TBC (120M) SHP (122,5M) VSH (136M) 2016 879.793 2.645.699 6.110.122 2015 872.400 2.912.982 5.049.385 2014 979.910 3.205.653 3.639.548 2013 938.294 2.926.555 3.664.952 2012 907.130 2.532.525 3.382.413 2011 849.212 1.945.993 3.345.733

Nguồn: bảng CĐKT của công ty

Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty: Để đánh giá cơ cấu nguồn

vốn của công ty, chúng ta cần quan tâm đến chỉ tiêu hệ số cơ cấu nguồn vốn như hệ số nợ, hệ số vốn chủ sở hữu, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu và nó được thể hiện qua bảng sau:

Hình 3.3: Cơ cấu nguồn vốn của công ty

Nguồn: Tác giả vẽ từ bảng CĐKT của Công ty

Trong tổng nguồn vốn thì tỷ trọng nợ phải trả từ năm 2011 đến năm 2016 chiếm tỷ trọng rất nhỏ dưới 6% tổng nguồn vốn cụ thể tỷ trọng nợ phải trả thấp nhất là 3% ở năm 2013 và 2015, mặc dù năm 2016 đã tăng trở lại là 5% cho thấy công ty duy trì khả năng tự chủ tài chính ở mức rất cao qua các năm và duy trì sử dụng ổn định nguồn vốn bên trong doanh nghiệp.

Đi sâu vào tỷ trọng nợ phải trả ta thấy: Trong tổng nợ phải trả thì tỷ trọng nợ ngắn hạn đầu năm 2015, 2016 chiếm 100% và cuối năm cũng chiếm 100%. Điều này cho thấy việc huy động vốn từ bên ngoài của công ty lại chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn. Đây là các khoản nợ phải trả chưa đến hạn phải trả nên công ty chưa trả do không mất chi phí sử dụng vốn.

Bảng 3.3: So sánh hệ số nợ của công ty Hệ số nợ TBC (120M) SHP (122,5M) VSH (136M) 2016 5% 56% 54% 2015 3% 58% 45% 2014 6% 62% 19% 2013 3% 63% 29% 2012 4% 59% 28% 2011 5% 53% 30%

Nguồn: tác giả tổng hợp từ website cafef.vn

So sánh hệ số nợ của công ty so với các doanh nghiệp cùng quy mô, cùng ngành ta thấy về cơ bản hệ số nợ của công ty qua các năm đều rất thấp

nguyên nhân là do công ty không đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh trong khi nhà máy thủy điện Thác Bà đã thu hồi hết vốn đầu tư.

Đánh giá tình hình tài trợ tài sản ngắn hạn thường xuyên của công ty

Trong hoạt động của doanh nghiệp, tài sản ngắn hạn thường xuyên của công ty có thể hiểu là tài sản ổn định, có tính chất dài hạn được tài trợ bởi nguồn vốn thường xuyên. Tùy vào chính sách của công ty mà tài sản này có thể có hoặc không. tài sản ngắn hạn thường xuyên của công ty được xác định theo công thức sau

NWC = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

Tình hình tài trợ vốn của công ty được thể hiện qua bảng phân tích sau:

Bảng 3.4: Tài sản ngắn hạn thường xuyên của công ty

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2016 31/12/2015 31/12/2014 31/12/2013 31/12/2012 31/12/2011 1. nguồn vốn thường xuyên 838.179 842.437 923.137 908.309 871.740 817.708 2. Tài sản dài hạn 455.717 474.597 481.494 527.410 609.790 665.415 NWC 382.462 367.839 441.643 380.900 261.950 152.293

Nguồn: Tác giả tính từ bảng CĐKT của công ty. Đơn vị tính: Triệu đồng

Hình 3.4: Sự biến động tài sản ngắn hạn thường xuyên của công ty

Nguồn: Tác giả vẽ từ bảng CĐKT của Công ty

Qua bảng phân tích trên ta thấy tài sản ngắn hạn thường xuyên của công ty tại các thời điểm trong các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 và 2016 là

dương và tăng từ 2011 đến 2014 còn 2015, 2016 giảm nguyên nhân là do quy mô vốn giảm. Tài sản ngắn hạn thường xuyên của công ty là rất lớn (năm 2013, 2014, 2015, 2016 đạt trên 40% so với tổng nguồn vốn) cho thấy tình hình tài trợ là rất ổn định, luôn đảm bảo cân bằng tài chính, và như vậy công ty có thể đảm bảo được khả năng thanh toán nhất là khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Điều này đã giúp công ty bớt gánh nặng trong thanh toán nợ phải trả nhất là nợ ngắn hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính và dự báo báo cáo tài chính tại công ty cổ phần thủy điện thác bà tài chính ngân hàng (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)