Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính và dự báo báo cáo tài chính tại công ty cổ phần thủy điện thác bà tài chính ngân hàng (Trang 27 - 42)

1.2. Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.6. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.6.1. Phân tích đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp

 Phân tích đánh giá tình hình huy động vốn thông qua sự biến động

của nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn.

Đánh giá sự biến động của nguồn vốn được thực hiện thông qua so sánh cả tổng số và từng loại, từng chỉ tiêu nguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu kỳ để xác định chênh lệch tuyệt đối và chênh lệch tương đối của tổng số cũng như từng loại, từng chỉ tiêu nguồn vốn.

Đánh giá cơ cấu nguồn vốn bằng cách tiến hành xác định tỷ trọng từng loại, từng chỉ tiêu nguồn vốn chiếm trong tổng của nó ở cuối kỳ và đầu kỳ. Đồng thời so sánh tỷ trọng từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu kỳ từ đó đánh giá được cơ cấu nguồn vốn và sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp trong kỳ.

Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn được xác định theo công thức:

Đặc biệt, khi đánh giá cần quan tâm đến Hệ số cơ cấu nguồn vốn. Đây là hệ số tài chính hết sức quan trọng đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, các chủ nợ cũng như các nhà đầu tư. Hệ số cơ cấu nguồn vốn được thể hiện chủ yếu qua hệ số nợ.

Hệ số nợ: thể hiện việc sử dụng nợ của doanh nghiệp trong việc tổ chức nguồn vốn và điều đó cũng cho thấy mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.

Tổng số nợ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ số nợ ngắn hạn và dài hạn. Tổng nguồn vốn bao gồm các nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng.

Thông thường các chủ nợ thích tỷ lệ vay nợ vừa phải vì tỷ lệ này càng thấp thì khoản nợ được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu lại ưu thích tỷ lệ nợ cao vì họ nắm trong tay một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng vốn nhỏ và các nhà tài chính sử dụng nó như một

chính sách tài chính để gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên nếu hệ số nợ quá cao, doanh nghiệp sẽ dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

 Phân tích đánh giá hoạt động tài trợ thông qua mô hình tài trợ

o Mô hình tài trợ thứ nhất: Một phần TSNH được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên.

o Mô hình tài trợ thứ hai: TSNH được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời, TSDH được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên.

o Mô hình tài trợ thứ ba: Một phần TSDH được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời.

1.2.6.2. Phân tích tình hình đầu tư và sử dụng vốn của doanh nghiệp

 Phân tích tình hình đầu tư của doanh nghiệp

Mục tiêu của việc đánh giá tình hình đầu tư là để trả lời các câu hỏi: Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp chủ yếu vào lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh hay hoạt động tài chính? Đầu tư ngắn hạn hay dài hạn là chủ yếu? Cơ cấu đầu tư có hợp lý không? Hiệu quả không? Trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị giúp doanh nghiệp có chính sách đầu tư hợp lý, hiệu quả hơn nữa.

Để đánh giá tình hình đầu tư, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: - Tỷ suất đầu tư tài sản cố định

Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp thì số vốn đầu tư vào TSCĐ chiếm bao nhiêu phần trăm. Nó vừa thể hiện cơ cấu đầu tư về TSCĐ, vừa thể hiện quy mô đầu tư về TSCĐ, loại hình đầu tư, lĩnh vực đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tỷ suất đầu tư tài chính

Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp thì số vốn đầu tư cho loại hình đầu tư tài chính chiếm bao nhiêu phần trăm, đồng thời phản ánh quy mô, cơ cấu đầu tư tài chính trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp.

Căn cứ vào các chỉ tiêu trên, ta tiến hành so sánh giữa cuối kỳ và đầu kỳ để đánh giá sự biến động về mức độ và cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp.

 Phân tích tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp

Thực chất của phân tích đánh giá tình hình sử dụng vốn là đánh giá quy mô sự biến động và cơ cấu tài sản của doanh nghiệp

- Đánh giá quy mô, sự biến động tài sản

Tiến hành so sánh tổng tài sản cũng như từng loại tài sản giữa cuối kỳ và đầu kỳ cả số tuyệt đối và số tương đối. Qua đó thấy được quy mô vốn doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh? Cũng thông qua sự biến động về tài sản mà ta thấy được sự biến động về mức độ đầu tư cho hoạt động kinh doanh, cho từng lĩnh vực và cho từng loại tài sản có hợp lý không?

- Đánh giá về cơ cấu tài sản và sự biến động cơ cấu tài sản

Thông qua việc đánh giá tỷ trọng từng loại tài sản ở thời điểm cuối kỳ và đầu kỳ, ta thấy được được chính sách đầu tư, sử dụng vốn của doanh nghiệp, đồng thời thông qua sự biến động về cơ cấu tài sản mà thấy được sự thay đổi chính sách đầu tư của doanh nghiệp trong kỳ.

Cơ cấu tài sản của một doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc trưng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Một cách tổng quát thì luôn tồn tại một cơ cấu vốn tối ưu với mỗi doanh nghiệp ở mỗi thời kỳ để tối đa khả năng sinh lời của vốn mà không lệ thuộc vào nguồn gốc hình thành cũng như chính sách tài khóa, tiền tệ của chính phủ.

1.2.6.3. Phân tích tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

Phân tích kết quả kinh doanh của DN nhằm đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh của DN, chỉ ra các nguyên nhân tác động tích cực hay tiêu cực đến kết quả kinh doanh, từ đó đề xuất các kiến nghị cần thiết.

- Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Tiến hành đánh giá tình hình tăng giảm của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa kỳ này với kỳ trước (hoặc thực tế với kỳ gốc) cả số tuyệt đối và số tương đối qua đó đánh

giá được khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của DN và của từng lĩnh vực hoạt động.

- Phân tích trình độ quản lý chi phí thông qua các chỉ tiêu sau: 1. Tỷ suất giá

vốn hàng bán =

Giá vốn hàng bán

x 100 DTT

Chỉ tiêu này cho biết để thu được 100 đồng DTT thì đơn vị phải bỏ ra bao nhiêu đồng trị giá vốn hàng bán. Tỷ suất này càng nhỏ thì chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại.

2. Tỷ suất chi phí

bán hàng =

Chi phí bán hàng

x 100 DTT

Chi phí này cho biết bình quân trong 100 DTT thu được đơn vị phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí cho công tác bán hàng. Tỷ suất này càng nhỏ chứng tỏ DN đã tiết kiệm chi phí bán hàng và như vậy hiệu quả kinh doanh càng cao.

3. Tỷ suất chi phí

quản lý DN =

Chi phí quản lý DN

x 100 DTT

Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng DTT thì đơn vị phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí cho quản lý DN. Tỷ suất này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý có hiệu quả các khoản chi phí này càng cao và ngược lại.

- Phân tích hiệu quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu: 1. Tỷ suất LN thuần

từ hoạt động KD =

LN thuần từ hoạt động KD DTT + DT Tài chính

Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

trước thuế

DTT + DT Tài chính+ TN khác

Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu và thu nhập khác sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán.

3.Tỷ suất lợi nhuận

sau thuế =

Lợi nhuận KT sau thuế

x 100 DTT + DT Tài chính+ TN khác

Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu và thu nhập khác sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

1.2.6.4. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền

Tình hình lưu chuyển tiền tệ của công ty thường được tiến hành với các nội dung phân tích là phân tích khả năng tạo tiền, phân tích tình hình lưu chuyển tiền thuần và phân tích khả năng chi trả thực tế.

Thứ nhất: Phân tích đánh giá khả năng tạo tiền nhằm đánh giá khả năng tạo tiền và mức độ đóng góp của từng hoạt động trong việc tạo tiền trong kỳ giúp các chủ thể quản lý đánh giá được quy mô, cơ cấu dòng tiền và trình độ tạo tiền của đơn vị. Để phân tích, sử dụng chỉ tiêu: Dòng tiền thu vào của các hoạt động và dòng tiền thu vào trong kỳ.

+ Phân tích quy mô tạo ra tiền của từng hoạt động và của cả doanh nghiệp trong từng kỳ thông qua các chỉ tiêu dòng tiền thu vào trong kỳ trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

+ Xác định cơ cấu dòng tiền thông qua tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng hoạt động trong tổng số dòng tiền thu vào của doanh nghiệp.

Tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng

hoạt động

=

Tổng tiền thu vào của từng hoạt động

x 100% Tổng tiền thu vào các hoạt động

+ Trình độ tạo tiền của doanh nghiệp thông qua hệ số tạo tiền ( Hti) Hệ số tạo tiền của từng hoạt động theo công thức

Hti = Dòng tiền thu về của từng hoạt động Dòng tiền chi ra của từng hoạt động

Thứ hai: Phân tích tình hình lưu chuyển tiền thuần nhằm đánh giá tình hình quản trị dòng tiền của doanh nghiệp. Tình hình lưu chuyển tiền thuần được phản ánh thông qua chỉ tiêu Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ và lưu chuyển tiền thuần của từng hoạt động.

Các chỉ tiêu này xảy ra một trong ba khả năng: dương, âm và bằng 0. Chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần trong kỳ bị tác động bởi ba nhân tố + Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

+ Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư + Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

Như vậy lưu chuyển tiền thuần sẽ làm cho quy mô vốn bằng tiền sẽ tăng, giảm hoặc không đổi

Thứ ba: Phân tích khả năng chi trả thực tế nhằm đánh giá khả năng chi trả nợ ngắn hạn bằng lượng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

Hệ số khả năng chi trả thực tế =

Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD

Nợ ngắn hạn

1.2.6.5. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

 Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp

Thực chất của việc phân tích đánh giá tình hình công nợ của doanh nghiệp là phân tích sự biến động quy mô công nợ và cơ cấu nợ và trình độ quản trị nợ.

- Đánh giá quy mô công nợ

Sử dụng phương pháp so sánh để tiến hành so sánh các chỉ tiêu nợ phải thu và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán giữa cuối kỳ và đầu kỳ, đồng thời căn cứ vào trị số của từng chỉ tiêu, kết quả so sánh, tình hình thực tế của doanh nghiệp, của ngành để đánh giá tình hình công nợ của doanh nghiệp trong kỳ.

Để đánh giá cơ cấu nợ và trình độ quản lý nợ, người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu sau: Hệ số các khoản phải thu, hệ số các khoản phải trả, hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả, hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả nhà cung cấp, kỳ thu tiền trung bình, kỳ trả tiền bình quân.

Chỉ tiêu này thể hiện mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần được vốn bị chiếm dụng.

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần trăm được tài trợ bằng nguồn vốn đi chiếm dụng.

Chỉ tiêu này phản ánh với mỗi đồng vốn chiếm dụng được thì doanh nghiệp chiếm dụng được bao nhiêu đồng vốn bị chiếm dụng. Chỉ tiêu này lớn hơn 1 có nghĩa là khoản bị chiếm dụng nhiều hơn khoản chiếm dụng của doanh nghiệp

Chỉ tiêu này phản ánh khi doanh nghiệp chiếm dụng được 1 đồng từ nhà cung cấp thì doanh nghiệp bị chiếm dụng bao nhiêu đồng. Nếu chỉ tiêu này càng bé thì càng tốt, chứng tỏ khoản chiếm dụng từ nhà cung cấp nhiều hơn khoản bị chiêm dụng

 Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Phân tích khả năng thanh toán là phân tích khả năng chuyển đổi các tài sản của doanh nghiệp thành tiền để thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp theo thời hạn phù hợp. Thông qua phân tích khả năng thanh toán có thể đánh giá được thực trạng khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, từ đó đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh hay không, đồng thời thấy được

tiềm năng cũng như nguy cơ trong hoạt động huy động và hoàn trả nợ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau

- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

Tổng tài sản ngắn hạn bao hảm cả khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Số nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong khoảng thời gian dưới 12 tháng, bao gồm: các khoản vay ngắn hạn, phải trả cho người bán, thuế và các khoản phải trả người lao động, nợ dài hạn đến hạn trả, các khoản phải trả khác có thơi hạn dưới 12 tháng.

Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, nó cho biết doanh nghiệp có thể thnh toán được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hiện có. Vì thế, hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Để đánh giá hệ số này cần dựa vào hệ số trung bình của các doanh nghiệp trong cùng ngành. Cần thấy rằng, hệ số này ở các ngành kinh doanh khác nhau có sự khác nhau.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh là thước đo khả năng trả ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ không dựa vào việc bán các loại vật tư hàng hóa. Hệ số này được xác định theo công thức:

Nhìn chung, hệ số này mà cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể vay vốn dễ dàng trong tương lai. Nhưng nếu tỷ trọng các khoản phải thu là lớn trong tổng tài sản ngắn hạn thì doanh nghiệp cũng cần xem xét tới khả năng thu hồi nợ để đảm bảo tính chủ động về tài chính của doanh nghiệp.

Ngoài hai hệ số trên, để đánh giá sát hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp còn có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số thanh toán tức thời. Hệ số này được xác định bằng công thức sau:

Ở đây tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng và không gặp rủi ro lớn.

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các khoản tiền và tương đương tiền. Đây là chỉ tiêu mà chủ nợ quan tâm để đánh giá tại thời điểm xem xét doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn hay không. Và nếu có những khoản nợ quá hạn, đến hạn thì chủ nợ quan tâm đên khả năn thanh toán ngay tức thì những khoản nợ đến hạn, quá hạn này.

- Hệ số thanh toán lãi vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính và dự báo báo cáo tài chính tại công ty cổ phần thủy điện thác bà tài chính ngân hàng (Trang 27 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)