Thuận lợi và khó khăn trong ngành thủy điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính và dự báo báo cáo tài chính tại công ty cổ phần thủy điện thác bà tài chính ngân hàng (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về Công ty cổ phần thuỷ điện Thác Bà

3.1.4. Thuận lợi và khó khăn trong ngành thủy điện

3.1.4.1. Thuận lợi

- Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, có lượng mưa trung bình hàng năm cao, khoảng 1.800 - 2.000mm. Với địa hình miền Bắc và biên giới miền Tây đồi núi cao, phía Đông là bờ biển dài trên 3.400km nên nước ta có hệ thống sông ngòi khá dày đặc với hơn 3.450 hệ thống. Và với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy nên tiềm năng thuỷ điện (TĐ) của nước ta tương đối lớn. Theo tính toán lý thuyết, tổng công suất TĐ của nước ta vào khoảng 35.000MW, trong đó 60% tập trung tại miền Bắc, 27% phân bố ở miền Trung và 13% thuộc khu vực miền Nam. Tiềm năng kỹ thuật (tiềm năng có thể khai thác khả thi) vào khoảng 26.000MW, tương ứng với gần 970 dự án được quy hoạch, hàng năm có thể sản xuất hơn 100 tỷ kWh, trong đó nói riêng thuỷ điện nhỏ (TĐN) có tới 800 dự án, với tổng điện năng khoảng 15 - 20 tỉ kWh/năm. Theo kế hoạch, đến năm 2017, có 473 dự án sẽ đưa vào khai thác vận hành, với tổng công suất là 21.229,3 MW, chiếm gần 82% tổng công suất tiềm năng kỹ thuật của thủy điện.

- Ngành thủy điện không có chi phí cho nhiêu liệu, có mức phát thải thấp và có thể thay đổi công suất nhanh theo yêu cầu phụ tải. Thủy điện là nguồn cung ứng linh hoạt, bởi khả năng điều chỉnh công suất. Nhờ công suất phủ đỉnh của thủy điện, có thể tối ưu hóa biểu đồ phụ tải chạy nền bởi các nguồn kém linh hoạt hơn (như các nhà máy nhiệt điện hoặc điện hạt nhân). Một ưu điểm của thủy điện là có thể khởi động và phát đến công suất tối đa chỉ trong vòng vài phút, trong khi nhiệt điện (trừ tuốc bin khí - gas turbine) phải mất vài giờ hay nhiều hơn trong trường hợp điện nguyên tử. Do đó, thủy điện thường dùng để đáp ứng phần đỉnh là phần có yêu cầu cao về tính linh hoạt mang tải.

- Một nhà máy thủy điện có thể điều tiết để tối đa lợi nhuận từ bán điện, sử dụng tài nguyên nước một cách hiệu quả nhất cũng như giảm thiểu những tác động xấu khi hạn hán hay lũ lụt.

- Do cầu luôn lớn hơn cung và ngành được ưu đãi về thuế và chính sách lãi suất nên hoạt động của ngành ít chịu rủi ro do sự biến động của thị trường tài chính.

- Thị trường điện năng thuận lợi, cầu luôn vượt cung. Chất lượng đời sống của người dân ngày càng tăng cao nên nhu cầu về điện càng lớn.

- Nền kinh tế đang trên đà phục hồi, hoạt động sản xuất kinh doanh được cải thiện và luồng vốn đầu tư nước ngoài tăng nên nhu cầu tiêu thụ điện năng tăng cao.

- Năng lượng thủy điện là năng lượng tái tạo vì vậy có thể có hai dòng thu nhập: dòng thu nhập truyền thống (bán điện) và giá trị về môi trường của việc đầu tư (ví dụ tín dụng cácbon).

3.1.4.2. Khó khăn

- Rủi ro về kinh tế

Theo Tổng cục thống kê, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2016 là 6,21%, cho thấy dấu hiệu khả quan của nền kinh tế ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Cũng như các ngành khác, ngành điện cũng chịu ảnh hưởng từ sự điều chỉnh của chu kỳ kinh tế, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các đơn vị thủy điện ít hơn so với các đơn vị khác trong ngành điện. Một yếu tố đầu vào rất quan trọng của toàn bộ nền kinh tế chính là năng lượng điện. Sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng. Tuy nhiên, đối với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, sau nhiều năm thiếu hụt đầu tư phát triển điện năng, sức cầu luôn vượt sức cung ngay cả trong hoàn cảnh suy thoái kinh tế thếgiới trong năm 2008 và 2009. Nhu cầu về điện tăng ở mức trung bình khoảng 15%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ sản xuất điện trong nước. Do vậy, sự biến động trong phát kinh tế sẽ ít ảnh hưởng đến việc sản xuất điện của doanh nghiệp. Đặc điểm này có lẽ sẽ tiếp tục được duy trì trong nhiều năm tới

- Rủi ro về pháp luật

Hoạt động của Công ty chịu sự ảnh hưởng của Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật xây dựng, Luật đầu tư, Luật đất đai và các quy định liên quan đến đất đai môi trường…. Trong quá trình sửa đổi và hoàn thiện, sự thay đổi về mặt chính sách, pháp luật sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của Công ty. Điển hình như trong năm qua, Luật doanh nghiệp mới số 68/2014/QH13 chính thức có hiệu lực dẫn đến việc thay đổi trong Quy chế, Điều lệ và các hoạt độngquản

trị của Công ty….. Tuy nhiên, rủi ro về luật pháp đối với ngành điện không cao bởi đây là ngành được Nhà nước khuyến khích đầu tư, nên nhiều khả năng có những thay đổi về pháp lý theo hướng có lợi chohoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà.

- Rủi ro đặc thù ngành kinh doanh

Rủi ro về điều kiện thời tiết là rủi ro chủ yếu và có ảnh hưởng lớn nhất tới các công ty hoạt động trong lĩnh vực thủy điện. Sản lượng và hiệu quả của nhà máy thủy điện phụ thuộc chính vào nguồn năng lượng nước có khả năng tái tạo, dự trữ. Trong trường hợp hạn hán kéo dài, lượng mưa giảm cả trong mùa mưa, làm lượng nước tích trong hồ chứa thấp hơn so với năng lực thiết kế, ảnh hưởng lớn tới sản lượng điện sản xuất của nhà máy. Ngoài ra, các thiên tai khác như lũ quét và mưa lớn có thể gây thiệt hại về đường sá và các công trình đê đập của nhà máy, gây ra sự cố trong việc phát điện và tăng chi phí sửa chữa. Tình hình cung ứng điện thay đổi theo mùa khô và mùa mưa, tác động đến kết quả kinh doanh của Công ty. Vì vậy, rủi ro về thời tiết vẫn tồn tại trong toàn bộ thời gian hoạt động của Công ty. Với những rủi ro này, Công ty giảm thiểu và hạn chế bằng cách tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa, thiết lập phương án phòng chống lụt bão, sửa chữa, gia cố những vị trí xung yếu; thường xuyên cập nhật các thông tin dự báo khí hậu và thủy văn cũng như chỉ đạo của Chính phủ và các ban ngành địa phương để có những phương án dự phòng vận hành lòng hồ, điều độ máy móc, nhân lực để vận hành nhà máy đạt công suất cao nhất có thể và đảm bảo mức tiêu hao nước/1kWh là thấp nhất. Ngoài ra, Công ty cũng chuẩn bị những phương án phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra đối với các công trình đê đập, đường dây truyền tải điện của nhà máy và thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái.

- Rủi ro về biến động giá

Theo xu hướng phát triển của ngành dưới sự định hướng của Nhà nước, bước đầu hình thành một thị trường phát điện cạnh tranh, là tiền đề cho khả năng cạnh tranh về giá bán điện của các nhà sản xuất cho EVN, ảnh hưởng chính đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thác Bà. Tuy nhiên, trong thời

gian trước mắt, giá bán điện cho EVN vẫn ổn định trong khung giá của Bộ Công Nghiệp với 95% sản lượng của nhà máy, do vậy biến động giá sẽ không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của doanh nghiêp.

- Rủi ro về vận hành

Các tổ máy của Công ty đã vận hành được 45 năm nên tiềm ẩn một số rủi ro về sự cố máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất, vận hành.

- Rủi ro trong cạnh tranh

Dự kiến đến năm 2017, Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên sẽ đưa vào kinh doanh ở Việt Nam. Đây là một nguồn năng lượng có giá thành rẻ, do vậy đây có thể là nhân tố làm cho giá thành bán điện bị cạnh tranh và ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp.

- Rủi ro khác

Các rủi ro khác như chiến tranh, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh,… là những rủi ro bất khả kháng, mặc dù rất hiếm khi xảy ra, nhưng nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại lớn về tài sản, con người và tình hình hoạt động chung của Công ty. Đây là rủi ro không thể loại trừ nhưng có thể giảm thiểu. Vì vậy công ty thường xuyên theo dõi và nắm bắt các thông tin nhằm kịp thời đưa ra các biện pháp phòng tránh và xử lý, đồng thời luôn nghiêm túc tuân thủ các quy định, thường xuyên huấn luyện về PCCN, ATLĐ, đảm bảo thực hiện tốt công tác PCCC…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính và dự báo báo cáo tài chính tại công ty cổ phần thủy điện thác bà tài chính ngân hàng (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)