2.1. Thiết kế nghiên cứu
2.1.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Trên cơ sở cơ cấu tổ chức, ngành nghề kinh doanh, mục tiêu hoạt động của EVNNPT và cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu phát triển chất lƣợng đào tạo nhân viên vận hành trạm biến áp nhƣ sau:
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
Các nhân tố trong mô hình nghiên cứu
N1: Quan điểm của cấp lãnh đạo
Quan điểm của cấp lãnh đạo về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thể hiện qua mục tiêu phát triển nhân lực của doanh nghiệp, hay nói cách khác đƣợc thể hiện trong các nghị quyết của các cấp lãnh đạo về công tác đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, các Chỉ thị của các cấp lãnh đạo về phát triển nguồn nhân lực.
Đối với EVNNPT, nhận thức rất rõ về tầm quan trọng của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, ban lãnh đạo EVNNPT coi công tác này là nhiệm vụ trọng tâm và thƣờng xuyên, nâng cao nhận thức của CBCNV các cấp về tầm quan trọng của đào tạo để khuyến khích ngƣời lao động chủ động học hỏi nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc.
Trong vấn đề đào tạo, ƣu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ bao gồm đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật. Tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là cán bộ lãnh đạo, quản lý, chú trọng đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản
CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN VẬN HÀNH TRẠM BIẾN ÁP Đặc điểm sản xuất kinh doanh (N3) Chi phí cho đào tạo
(N2)
Giáo viên đào tạo (N7) Thực hiện đào tạo
(N8) Đánh giá hiệu quả
đào tạo (N9) Quan điểm cấp lãnh đạo (N1) Xác định nhu cầu đào tạo (N4) Chƣơng trình và
phƣơng pháp đào tạo (N6)
Xác định đối tƣợng đào tạo (N5)
lý và công nhân kỹ thuật lành nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của EVNNPT;
Đẩy mạnh việc đa dạng hóa nguồn kinh phí dành cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Xây dựng đội ngũ cán bộ tại các văn phòng cơ quan theo hƣớng chuyên nghiệp hóa. Đào tạo, bồi dƣỡng phải gắn với quy hoạch, nhu cầu sử dụng, lấy đào tạo chuyên gia kỹ thuật, đào tạo công nhân tay nghề cao làm làm khâu đột phá trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực của toàn EVNNPT.
Tăng cƣờng ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác đào tạo. Từng bƣớc xây dựng hệ thống đào tạo hiện đại, thống nhất trong toàn Tổng công ty từ khâu khảo sát nhu cầu, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện đến đánh giá kết quả sau đào tạo. Công tác đào tạo phải đi trƣớc một bƣớc theo phƣơng châm đồng bộ, hệ thống, từng bƣớc theo chuẩn mực quốc tế;
Xây dựng các chƣơng trình đào tạo khung cho các vị trí công việc tiến đến cuối năm 2020 mỗi vị trí công việc có các chƣơng trình đào tạo chuẩn hàng năm. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tiến tới mỗi ngƣời lao động phải tự chịu trách nhiệm về trình độ công tác của mình theo chức danh, tiêu chuẩn quy định.
Chủ động phát triển đào tạo và có chiến lƣợc hợp tác chặt chẽ với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nƣớc nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực lâu dài, đồng thời có cơ chế thu hút ngƣời giỏi về làm việc, giảm các chi phí đào tạo. Xây dựng mỗi đơn vị thành viên của EVNNPT thành một tổ chức học tập, tạo điều kiện tốt nhất cho ngƣời lao động phát huy khả năng của mình.
N2: Chi phí cho đào tạo
Thang đo chi phí cho công tác đào tạo đƣợc xác định là tỷ lệ bao nhiêu % trong tổng chi phí lƣơng mà doanh nghiệp chi cho công tác đào tạo ngắn hạn và dài hạn.
Đối với EVNNPT, nguồn tài chính cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực bao gồm nhiều nguồn khác nhau: Kinh phí hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh; kinh phí đào tạo chuyển giao công nghệ hợp đồng EPC, hợp đồng mua
sắm thiết bị; chi phí của các dự án hợp tác, đầu tƣ; ngân sách nhà nƣớc cấp theo các đề án đào tạo; các nguồn tài trợ khác.
Do đặc thù sản xuất kinh doanh của EVNNPT, nhu cầu đào tạo của EVNNPT rất đa dạng, gồm các lĩnh vực đào tạo về tài chính, về quản lý, về kỹ thuật đƣờng dây, kỹ thuật cho trạm biến áp, ngoại ngữ, tập huấn các quy trình an toàn, quy trình xử lý sự cố, quy trình điều độ, đào tạo nâng bậc, đào tạo chuyên sâu trong nƣớc và nƣớc ngoài,… Với rất nhiều mảng đào tạo nhƣ vậy, nguồn tài chính cho công tác đào tạo hành năm của EVNNPT theo quy định nhỏ hơn 3% chi phí lƣơng của EVNNPT, tỉ lệ còn rất khiêm tốn so với nhu cầu thực tế, các khóa đào tạo chủ yếu là các khóa đào tạo ngắn hạn trong nƣớc, một số khóa đào tạo dài hạn trong nƣớc cũng có số lƣợng học viên rất hạn chế. Chuyên đề đào tạo cho lực lƣợng lao động trực tiếp vận hành các trạm biến áp do đó cũng bị ảnh hƣởng lớn bởi nguồn lực tài chính.
N3: Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Phạm vi quản lý vận hành lƣới điện truyền tải rộng khắp cả nƣớc, gồm cả đồng bằng, miền núi, vùng sâu và vùng xa. Với đặc thù địa bàn quản lý vận hành rộng khắp các tỉnh thành trong cả nƣớc nên nguồn nhân lực phải phân bố trí phù hợp theo đặc điểm địa lý của lƣới điện truyền tải. Đặc biệt là nguồn nhân lực kỹ thuật phục vụ công tác vận hành các trạm biến áp vùng sâu vùng xa là rất khó khăn cho các đơn vị trong công tác bố trí sử dụng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực tại chỗ tại các vùng miền này có trình độ chƣa đủ để đáp ứng yêu cầu công việc quản lý vận hành lƣới điện. Vì vậy công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho các vùng sâu vùng xa cũng cần đƣợc quan tâm và có một số giải pháp riêng trong công tác đào tạo phát triển.
Các thiết bị vận hành trên lƣới điện truyền tải của EVNNPT do nhiều hãng lớn trên thế giới sản xuất với công nghệ cao, trong đó phần lớn là các sản phẩm có xuất sứ Châu Âu với công nghệ sản xuất các thiết bị điện phức tạp, các hãng sản xuất thiết bị thƣờng giữ độc quyền về bí quyết công nghệ, việc chuyển giao cũng thƣờng dừng lại ở công tác hƣớng dẫn lắp đặt, vận hành và bảo dƣỡng. Trong bối
cảnh đó, lực lƣợng quản lý vận hành các trạm biến áp là đội ngũ tiếp cận thƣờng xuyên với thiết bị trong quá trình vận hành, việc trang bị đủ kiến thức cũng nhƣ kỹ năng là rất cần thiết trong việc phát hiện sớm các khiếm khuyết và các chế độ vận hành bất thƣờng của thiết bị để có chế độ kiểm tra giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo vận hành tin cậy, tránh các sự cố do nguyên nhân thiết bị góp phần đảm bảo vận hành an toàn hệ thống.
Lực lƣợng nhân viên vận hành các trạm biến áp thuộc EVNNPT thực hiện chế độ làm việc theo chế độ ca kíp, các ca kíp đƣợc sắp xếp đan xen nhau để đảm bảo thời gian nghỉ giữa các ca theo đúng quy định của nhà nƣớc. Chế độ làm việc ca kíp ảnh hƣởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực này do lực lƣợng vận hành trạm biến áp có số lƣợng đủ để sắp xếp theo ca, kíp, việc tạm dừng công việc phục vụ đào tạo, đặc biệt là đào tạo dài hạn sẽ kéo theo việc bố trí nhân lực để đảm bảo công tác vận hành là rất khó khăn.
Lực lƣợng nhân viên vận hành các trạm biến áp chịu ảnh hƣởng rất lớn từ bản chất công việc vận hành, công việc vận hành trạm biến áp mang tính chất lặp đi lặp lại, lâu dài sẽ gây cảm giác nhàm chán, chính yếu tố này đã làm giảm tính chủ động học tập của lực lƣợng vận hành các trạm biến áp. Hơn nữa công việc lặp đi lặp lại có thể dẫn đến một số công việc lực lƣợng vận hành trạm biến áp thực hiện theo thói quan, đây là vấn đề rất nguy hiểm do tính tuân thủ quy trình quy phạm trong vận hành lƣới điện là đặc biệt quan trọng, nó không chỉ giúp vận hành an toàn thiết bị mà còn đảm bảo an toàn cho ngƣời lao động.
Nhƣ vậy nhân tố này tác động đến tổ chức đào tạo và tác động đến chất lƣợng đào, nhân tố này mang tính đặc thù của EVNNPT do đó khó xác định đƣợc thang đo để đánh giá.
N4: Xác định nhu cầu đào tạo
Đánh giá việc xác định nhu cầu đào tạo thông qua các câu hỏi khảo sát về nhu cầu đào tạo đối với nhân viên vận hành trạm biến áp về thiết bị nhất thứ, thiết bị nhị thứ, hệ thống điều khiển máy tính, kiến thức về thiết bị vi n thông, kiến thức về thiết bị phòng cháy chữa cháy, kiến thức về an toàn điện, ngoại ngữ,…, cụ thể tác
giả đặt ra các câu hỏi có liên quan đến các lĩnh vực này để ngƣời đƣợc khảo sát trả lời, thang đo đánh giá xác định nhu cầu đào tạo nhƣ sau:
Các câu hỏi đánh giá nhu cầu đào tạo đã thực hiện
Nhu cầu đào tạo của anh/chị có đƣợc đáp ứng?
Theo anh/chị các khóa đào tạo hàng năm mà anh/chị tham gia là phù hợp với nhu cầu đào tạo của anh/chị?
Theo anh/chị mục tiêu các khóa đào tạo của đơn vị, công ty có đáp ứng nhu cầu của anh/chị?
Theo anh/chị các khóa đào tạo anh chị tham gia trong 5 năm gần đây phù hợp với các nhu cầu đào tạo của anh/chị và đã bổ sung đầy đủ các kiến thức còn thiếu của anh/chị?
Anh/chị thƣờng xuyên tham gia các khóa đào tạo của cấp Tổng công ty? Anh/chị thƣờng xuyên tham gia các khóa đào tạo của cấp Công ty?
Anh/chị thƣờng xuyên tham gia các khóa đào tạo của cấp Truyền tải điện? Anh/chị thƣờng xuyên tham gia các khóa đào tạo của trạm biến áp?
Lựa chọn đánh giá gồm 5 cấp độ rất đúng/đúng/bình thƣờng/không đúng/rất không đúng. Thang điểm đƣợc chia thành nhiều cấp độ để nhân viên vận hành đƣợc khảo sát có lựa chọn phù hợp với mức độ đáp ứng nhu cầu đào tạo của bản thân.
Các câu hỏi xác định nhu cầu đào tạo trong tương lai
Anh/chị có nhu cầu đào tạo về nguyên lý và chức năng của các thiết bị nhất thứ hay không?
Anh/chị có nhu cầu đào tạo về nguyên lý cấu tạo các thiết bị nhất thứ hay không?
Anh/chị có nhu cầu đào tạo về quy trình vận hành, bảo dƣỡng các thiết bị nhất thứ hay không?
Anh/chị có nhu cầu đào tạo về nguyên lý làm việc của rơ le bảo vệ và sơ đồ phƣơng thức bảo vệ hay không?
Anh/chị có nhu cầu đào tạo về mạch nhị thứ hay không? Anh/chị có nhu cầu đào tạo về phân tích sự cố hay không?
Anh/chị có nhu cầu đào tạo về truy cập rơ le bảo vệ hay không?
Anh/chị có nhu cầu đào tạo về nguồn một chiều trong trạm biến áp hay không?
Anh/chị có nhu cầu đào tạo về hệ thống điều khiển máy tính hay không? Anh/chị có nhu cầu đào tạo về hệ thống vi n thông hay không?
Anh/chị có nhu cầu đào tạo lại các quy trình điều độ hệ thống điện, xử lý sự cố hệ thống điện, thao tác hệ thống điện,… hàng năm hay không?
Anh/chị có nhu cầu đào tạo quy trình an toàn điện hàng năm hay không? Anh/chị có nhu cầu đào tạo kiến thức về bảo vệ môi trƣờng?
Anh/chị có nhu cầu đào tạo về phòng cháy chữa cháy hay không? Anh/chị có nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ hay không?
Thang điểm để đánh giá đƣợc tác giả đƣa ra là có/không, trong đó trả lời có tƣơng ứng với có nhu cầu đào tạo, trả lời không tƣơng ứng với không có nhu cầu đào tạo, tác giả đƣa ra đánh giá có/không là do đã có các câu hỏi khảo sát liên quan đến trình độ, hiểu biết của các nhân viên vận hành về các kiến thức cần thiết cho lực lƣợng vận hành trạm biến áp.
N5: Xác định đối tượng đào tạo
Đối tƣợng đào tạo ở đây là nhân viên vận hành trạm biến áp gồm trực vận hành chính và trực vận hành phụ, các chƣơng trình đào tạo khác nhau phù hợp với các đối tƣợng cụ thể và có tác động trực tiếp đến hiệu quả của công tác đào tạo, thang đo để đánh giá xác định đối tƣợng đào tạo các khóa của EVNNPTphù hợp hay chƣa, cụ thể nhƣ sau:
Theo anh/chị đối tƣợng tham gia các khóa đào tạo mà anh/chị có tham gia là phù hợp?
Theo anh/chị số lƣợng học viên của các khóa đào tạo anh chị tham gia là phù hợp?
N6: Chương trình và phương pháp đào tạo
Chƣơng trình đào tạo và phƣơng pháp đào tạo cụ thể hóa các nội dung thực hiện đào tạo bao gồm số môn học, nội dung môn học, giáo trình tài liệu,… và phƣơng pháp giảng dạy, thang đo để đánh giá tác động của nhân tố này bao gồm:
Theo anh/chị nội dung đào tạo của các khóa đào tạo anh/chị tham gia là phù hợp? Theo anh/chị nội dung đào tạo của các khóa đào tạo hàng năm luôn luôn đổi mới? Theo anh/chị phƣơng pháp đào tạo của các khóa đào tạo anh/chị tham gia là phù hợp?
N7: Giáo viên đào tạo
Giáo viên là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả của công tác đào tạo, đây là một trong các nhân tố quan trọng, thang đo của nhân tố này thể hiện qua các câu hỏi khảo sát nhƣ sau:
Theo anh/chị giáo viên trong các khóa đào tạo có kinh nghiệm giảng dạy, am hiểu lĩnh vực đào tạo và có kinh nghiệm thực tế?
Theo anh/chị giáo viên trong chính các đơn vị của anh/chị tham gia giảng dạy là phù hợp hơn các giáo viên bên ngoài?
Theo anh/chị giáo viên tham gia đào tạo có khả năng thu hút đƣợc học viên và có phƣơng pháp truyền đạt phù hợp?
N8: Thực hiện đào tạo
Công tác tổ chức thực hiện đào tạo khoa học sẽ đảm bảo nội dung, kiến thức truyền đạt của khóa học đạt hiệu quả và tác động tích cực đến thái độ học tập của ngƣời học, qua đó tác động đến hiệu quả của công tác đào tạo, thang đo của nhân tố này đƣợc xác định theo nội dung sau:
Theo anh/chị thời lƣợng đào tạo của các khóa đào tạo anh/chị tham gia là phù hợp? Theo anh/chị địa điểm đào tạo của các khóa đào tạo anh/chị tham gia là phù hợp? Theo anh/chị trang thiết bị, tài liệu phục vụ các khóa đào tạo anh/chị tham gia là phù hợp?
Theo anh/chị công tác tổ chức của các khóa đào tạo là khoa học?
N9: Đánh giá hiệu quả đào tạo
Đánh giá hiệu quả đào tạo để xem xét công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thực sự đem lại hiệu quả nhƣ thế nào đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua đánh giá, doanh nghiệp có thể rút ra đƣợc những bài học bổ ích, những kinh nghiệm và tìm ra những tồn tại, hạn chế, những
khó khăn cần phải khắc phục, giải quyết trong công tác đào tạo. Đánh giá hiệu quả có thể do ngƣời lao động tự đánh giá, do cán bộ phụ trách đào tạo đánh giá, do ngƣời quản lý đánh giá. Ở đây, do đặc thù sản xuất của EVNNPT, tác giả tập trung khảo sát đánh giá của ngƣời lao động, thang đo của nhân tố này đƣợc đo lƣờng qua các câu hỏi nhƣ sau:
Theo anh/chị phƣơng pháp kiểm tra đánh giá kết quả sau các khóa đào tạo là phù hợp?
Theo anh/chị hiệu quả giải quyết công việc của anh chị tăng lên, kỹ năng đƣợc cải thiện sau khóa đào tạo?
Theo anh/chị công tác đào tạo nâng bậc là phù hợp và hiệu quả?
Theo anh/chị công tác đào tạo bồi huấn rút kinh nghiệm sự cố của đơn vị có mang lại hiệu quả đối với cá nhân anh/chị trong việc phân tích sự cố và xử lý sự cố.