Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam nghiên cứu trên địa bàn hà nội (Trang 117 - 138)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP THIẾT KẾ, NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

4.3. Kiến nghị đối với Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước

4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

- Nên có các chính sách chế độ hợp lý đối với các Ngân hàng thương mại. Giai đoạn hiện nay, các Ngân hàng thương mại cạnh tranh với nhau rất khốc liệt. Để có thể tồn tại và phát triển được phải cố gắng không ngừng trong chiến lược kinh doanh của mình. Ngân hàng Nhà nước là nơi ban hành các văn bản chế độ, là cơ quan quản lý các Ngân hàng thương mại cần có các chính sách khen thưởng hoặc nới lỏng chế độ quản lý đối với các Ngân hàng thương mại giúp các Ngân hàng thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.

- Ngân hàng Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng thương mại áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, có chính sách đào tạo cán bộ công nhân viên có năng lực triển vọng, cử cán bộ nghiệp vụ đi tham khảo các Ngân hàng bạn trong khu vực và trên thế giới... để Ngân hàng có thể học hỏi và tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh doanh và đặc biệt là sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mà các nước khác đang áp dụng.

đưa ra một số chính sách bắt buộc thanh toán không dùng tiển mặt như: quy định các giao dịch thanh toán lớn bắt buộc thanh toán qua ngân hàng. Việc quy định như vậy sẽ minh bạch hoá các giao dịch, chống rửa tiền, chống tham nhũng, an toàn cho người có tiền, nhà nước sẽ quản lý chính xác lượng tiền, từ đó sẽ có những chính sách vĩ mô.

- Tham khảo các bài học kinh nghiệm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt từ nước ngoài như phát triển hệ thống thanh toán séc dựa trên công nghệ truyền hình ảnh, chuyển các tờ séc vật chất thành các thông tin hình ảnh của nó, và truyền hình ảnh đó cho các ngân hàng phục vụ người ký phát để nhờ thu. Các khoản tiền tương ứng sẽ được thực hiện quyết toán thông qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.

- Nhằm khuyến khích phát triển thanh toán thẻ, Ngân hàng Nhà nước cân tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ ngành liên quan. Ngân hàng Nhà nước triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động thẻ như: thực hiện các chuyên án nhằm điều tra và trấn áp tội phạm liên quan tới việc làm thẻ giả và gian lận thẻ, trừng trị nghiêm khắc đối với các hoạt động gian lận thẻ; Phối hợp với Bộ Công an Để bảo đảm an toàn hoạt động các máy móc, thiết bị phục vụ thanh toán thẻ như ATM, POS... trong đó đưa ra các quy định cụ thể như: ATM thuộc địa phương nào công an địa phương đó phối hợp với các tổ chức cung ứng ATM/POS bảo vệ. Việc lắp đặt ATM phải có ý kiến của công an địa phương về địa điểm để đảm bảo an toàn hoạt động; Xây dựng được bộ tiêu chuẩn đối với các máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động thanh toán thẻ, có đơn vị kiểm định ATM, POS trước khi đưa vào sử dụng.

- Đối với các giao dịch thanh toán từ xa qua các thiết bị điện tử như thanh toán qua điện thoại, internet ..., Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện cơ sở pháp lý hiện hành nhằm tạo điều kiện về mặt cơ chế, chính sách cho loại hình thanh toán phát triển. Củng cố và phát huy vai trò của bộ máy quản lý

nhà nước bằng cách tăng cường chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của bộ phận chuyên trách lập cơ chế chính sách chung để phát triển hoạt động thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước.

- Cuối cùng, Ngân hàng Nhà nước cần rà soát, bổ sung, chỉnh sửa cơ chế chính sách, các văn bản liên quan đến hoạt động thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phù hợp với lộ trình thực hiện những cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ ngân hàng : Hiệp định thương mại Việt Mỹ (BTA),Hiệp định AFTA, Hiệp định khung thương mại, dịch vụ ASEAN (AFAS), và những cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

KẾT LUẬN

Dịch vụ Thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt ngân hàng là phương tiện hiện đại và tiện ích, phổ biến rộng rãi trên thế giới. Việc phát triển dich vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt ngân hàng là một trong những giải pháp hữu hiệu để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia với mục tiêu hạn chế tiền mặt trong lưu thông, thu hút triệt để tiền nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư, tăng nhanh tốc độ chu chuyển tiền mặt của nền kinh tế, tạo điều kiện cho người dân được hưởng nhiều tiện ích ngân hàng hiện đại.

Về mặt lý luận, luận văn đã tổng hợp các nghiên cứu và lý thuyết về cạnh tranh năng lực cạnh tranh như: khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các cấp độ của năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra những nghiên cứu của các nhà khoa học trong lĩnh vực dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt ngân hàng nói chung, làm cơ sở lý luận cho những nghiên cứu tại Techcombank trên địa bàn Hà Nội.

Về mặt thực tiễn, luận văn tiến hành nghiên cứu thực địa tại Techcombank và điều tra các nhóm đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt (của Techcombank cũng như của các ngân hàng khác) để đưa ra những nhận xét khách quan về năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt của Techcombank thời gian qua.

Sau khi nghiên cứu trường hợp của Techcombank, luận văn rút ra những kết luận sau:

Hiện nay, thị trường kinh doanh dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt đang là một thị trường cạnh tranh gay gắt, vì thế, để có thể tồn tại, phát triển trong thời gian tới, các ngân hàng cần nhận rõ được những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức đối với dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt nhằm tìm ra những đối sách kinh doanh trong thời gian tới. Đối với

Techcombank, mặc dù là ngân hàng nằm trong nhóm ngân hàng có dịch vụ thẻ và thanh toán không tiền mặt, tuy nhiên khoảng cách với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp đang dần bị thu hẹp. Sự đe dọa từ dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt của những ngân hàng lớn, với dịch vụ thẻ đa dạng và hạn mức thẻ được phân theo nhiều nhóm đối tượng khách hàng, đặc biệt là dựa chủ yếu trên khả năng chi trả và sử dụng của khách hàng, đang dần trở thành lực cản lớn nhất cho Techcombank tại thị trường này.

Không chỉ vậy, khi nghiên cứu tổng thể về các mối đe dọa cũng như các dịch vụ cạnh tranh với dịch vụ thẻ như sự đe dọa từ các đối thủ cung cấp dịch vụ thẻ từ nước ngoài hoặc các dịch vụ ví điện tử… tác giả nhận thấy nếu không nhanh chóng chỉnh đốn và có những đối sách quyết liệt, Techcombank sẽ sớm không giữ được vị thế cạnh tranh trên địa bàn.

Qua luận văn này tác giả hy vọng rằng những giải pháp được đưa ra sớm được áp dụng không chỉ Techcombank mà còn có thể là một sự lựa chọn giải pháp phù hợp cho các ngân hàng đang cung cấp dịch vụ thẻ và thanh toán không tiền mặt nâng cao năng lực canh tranh của mình. Các vấn đề nêu trong luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, nhưng do điều kiện về thời gian, trình độ còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, những chuyên gia làm việc trong lĩnh vực dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt ngân hàng cũng như các thầy cô để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Lê Hương Thục Anh, 2014. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xu

hướng lựa chọn dịch vụ thẻ thanh toán của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh Huế. Khóa luận tốt nghiệp. Trường

Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh.

2. Dương Ngọc Dũng, 2005. Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael R.

Porter. Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp.

3. Huỳnh Song Hào, 2015. Phát triển dịch vụ ngân hàng di động nhằm đáp

ứng nhu cầu khách hàng. Vietnam Retail Banking Forum 2015.

4. Đặng Công Hoàn, 2015. Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế chính trị. Đại

học kinh tế - ĐHQGHN.

5. Trương Minh Hoàng, 2010. Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thanh toán thẻ tự động (ATM) của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Đại học Kinh tế quốc dân.

6. Trịnh Thanh Huyền, 2011. Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư,Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Vietinbank.

7. Nguyễn Hữu Khải, 2007. Các ngành dịch vụ Việt Nam. NXB Thống kê. 8. Nguyễn Minh Kiều, 2011. Nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng, NXB

Thống kê.

9. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, 2001- 2016. Báo cáo kết

quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2001-2016 của Techcombank. Hà Nội.

10.Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, 2001 - 2016. Báo cáo tài chính giai đoạn 2001-2016 của Techcombank. Hà Nội.

11.Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, 2001-2016. Báo cáo

12. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, 2011. Quy trình, văn bản, chế độ chính sách do Tehcombank ban hành. Hà Nội.

13.Đỗ Thị Tố Quyên, 2012. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế.

Đại học Kinh tế quốc dân.

14.Nguyễn Văn Tiến, 2013. Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.

15.Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015. Quản trị ngân hàng thương mại và tài liệu giảng dạy bộ môn quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội.

B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

16.Ernst & Young Global Ltd (EY), 2014. Báo cáo Khảo sát toàn cầu về ngân hàng bán lẻ 2014 - Giành ưu thế từ trải nghiệm khách hàng, 20/5/2014.

17.Furst Steven, 2015. Customer-Centric Digital Transformation - A Capabilities- Driven Approach. Vietnam Retail Banking Forum 2015.

18.Phillip Finnegan, 2015. Payment Hubs - Supporting Rapidly Evolving Channels and Responding to Increased Competition. Vietnam Retail

Banking Forum 2015.

C. Website

19. Trang web báo : www.cafef.com , www.vneconomy.vn, www.saga.vn ,

http://thoibaotaichinhvietnam.vn/

20.Trang web Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam: www.vnba.org.vn

21.Trang web Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn

PHỤ LỤC Phụ lục 1

PHIẾU KHẢO SÁT

THỊ TRƢỜNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THẺ VÀ THANH TOÁN KHÔNG TIỀN MẶT CỦA NGÂN HÀNG TECHCOMBANK TRÊN ĐỊA BÀN

HÀ NỘI

Phiếu khảo sát này được thực hiện nhằm thu thập thông tin cho đề tài luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam: Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội ”, của tác giả Nguyễn Quốc Hà lớp QTKD2-K24 thuộc chuyên ngành quản trị kinh doanh, trường Đại Học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh/chị để hoàn thành các câu hỏi sau đây:

Nội dung khảo sát Phƣơng án lựa chọn

Câu 1: Xin vui lòng cho biết nhóm tuổi của anh/chị?

 Dưới 18 tuổi □ Từ 18 đến 25 tuổi

 Từ 25 đến 35 tuổi □ Từ 36 đến 45 tuổi

 Từ 46 đến 60 tuổi □ Trên 60 tuổi Câu 2: Xin vui lòng

cho biết nghề nghiệp hiện tại của anh/chị?

 Kinh doanh □ Học sinh, Sinh viên

 Cán bộ công chức nhà nước

 Cán bộ, nhân viên tại các doanh nghiệp

 Cán bộ hưu trí □ Khác Câu 3: Xin vui lòng

cho biết trình độ học vấn của anh/chị

 Trung học phổ thông □ Trung cấp, Cao đẳng

 Đại học □ Trên đại học

Câu 4: Xin vui lòng cho biết mức thu nhập trung bình một tháng của anh/chị?

 Dưới 2 triệu đồng □ Từ 2 đến 4 triệu đồng

 Từ 4 đến 10 triệu đồng □ Từ 10 đến 20 triệu đồng

 Trên 20 triệu đồng Câu 5: Hiện nay anh/

chị có sử dụng sản phẩm, dịch vụ thẻ của ngân hàng không?

□ Có (Nếu chọn câu này thì chuyển sang câu 10)

□ Không (Nếu chọn xin mời tiếp tục lựa chọn câu 6 đến câu 9)

Câu 6: Nếu có ý định dùng thì yếu tố nào sẽ quyết định để anh/chị

□ Có mạng lưới ATM/EDC, chi nhánh rộng khắp, thuận tiện.

sử dụng thẻ của ngân hàng?

□ Sản phẩm thẻ có hình thức, mẫu mã đẹp.

□ Sản phẩm thẻ có nhiều chức năng, tiện ích và dịch vụ gia tăng.

□ Chọn ngân hàng quen mà anh/chị đã/đang sử dụng dịch vụ tài chính khác.

□ Có nhiều chương trình khuyến mại

□ Khác... Câu 7: Nếu có ý định

sử dụng thì anh/chị sử dụng loại SP thẻ nào?

□ Thẻ ghi nợ nội địa □ Thẻ ghi nợ quốc tế

□ Thẻ tín dụng nội địa □ Thẻ tín dụng quốc tế

□ Thẻ trả trước □ Thẻ khác….. Câu 8: Khi có nhu cầu

mở thẻ anh/chị sẽ chọn mở thẻ của ngân hàng nào?

□ Agribank □ Vietinbank □ BIDV

□ MB ( NH Quân đội) □ Techcombank □ VIBbank

□ Ngân hàng khác …… Câu 9: Anh/chị có sử dụng sản phẩm, dịch vụ thẻ của Ngân hàng Techcombank không? □ Có □ Không Câu 10: Lý do anh/chị sử dụng dịch vụ thẻ của ngân khác?

□ Vì cần nhiều loại thẻ và muốn so sánh các loại thẻ của ngân hàng với nhau.

□ Vì ngân hàng đang có chương trình khuyến mại hấp dẫn, trung thực.

□ Vì chất lượng dịch vụ của ngân hàng khác tốt hơn, phù hợp với sở thích, nhu cầu của cá nhân.

□ Lý do khác……. Câu 11: Anh/ chị đang

sử dụng loại thẻ nào của Techcombank ?

□ Thẻ ghi nợ nội địa F@st □ Thẻ JCB

□ Thẻ Visa □ Thẻ ghi nợ quốc tế

□ Thẻ tín dụng quốc tế Câu 12: Anh/chị sử

dụng sản phẩm, dịch

vụ thẻ của

Techcombank vì

□ Chất lượng dịch vụ tốt, chức năng tiện ích của sản phẩm thẻ.

□ Thương hiệu mạnh, số lượng máy ATM nhiều, mạng lưới chi nhánh rộng nên thuận tiện trong giao dịch, thanh toán, khuyến mại hấp dẫn.

□ Do phí, lãi thấp hơn các ngân hàng khác.

□ Lý do khác…… Câu 13: Khi tiếp xúc

với cán bộ của Techcombank để sử dụng dịch vụ anh/chị cảm nhận thấy?

□ Niềm nở, nhiệt tình, thân thiện và gần gũi □ Cảm nhận bình thường

□ Khó tính □ Rất khó tính

Câu 14: Theo anh/chị địa điểm đặt máy ATM của Techcombank có thuận tiện, dễ tìm kiếm không?

□ Có □ Không

Câu 15: Khi thực hiện giao dịch tại máy ATM của Techcombank anh/chị thấy □ Rất dễ sử dụng □ Dễ sử dụng □ Khó sử dụng □ Rất khó sử dụng □ Ý kiến khác….. Câu 16: Anh/chị đánh

giá như thế nào về chất lượng dịch vụ thẻ?

□ Có mạng lưới ATM trên toàn quốc. □ Chất lượng dịch vụ ổn định.

□ Có thể dễ dàng kiểm soát tài khoản qua SMS. □ Tính năng, tiện ích và các dịch vụ giá trị gia tăng đa dạng, dễ dàng sử dụng

□ Khác…. Câu 17: Anh/chị mong

muốn gì khi sử dụng dịch vụ thẻ của Techcombank?

□ Tăng khả năng bảo mật và tăng khả năng cung cấp các tiện ích mới.

□ Tăng năng lực hỗ trợ thông qua tổng đài 24/7.

□ Thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng tốt hơn.

□ Có thể tìm kiếm các thông tin về dịch vụ thẻ của Techcombank trên các phương tiện thông tin đại chúng dễ dàng hơn.

□ Có nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn, trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam nghiên cứu trên địa bàn hà nội (Trang 117 - 138)