Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam nghiên cứu trên địa bàn hà nội (Trang 51 - 55)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP THIẾT KẾ, NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu:

2.3.2. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản sau: Xác định số gốc; Xác định điều kiện; Xác định mục tiêu để so sánh. Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh tế là mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối theo xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Sử dụng phương pháp so sánh thông qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, tốc độ phát triển, số bình quân... từ đó đưa ra các kết luận có căn cứ khoa học.

Phương pháp so sánh được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế xã hội. Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp:

So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đối giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đưa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

∆Y = Yt - Yt-1 Trong đó:

+ Yt : Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1 : Số liệu kỳ gốc.

+ ∆Y : Hiệu số (sự thay đối số tuyệt đối) giữa số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc.

So sánh số tƣơng đối:

- Tỷ trọng: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

Trong đó:

+ Yk: Số liệu của bộ phận thứ k + Y : Số liệu của tổng thể

+ Rk (%): Tỷ trọng của Yk so với Y.

- Tốc độ thay đổi: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa mức thay đổi tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc. Phương pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh kế so với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này phản ánh được khả năng thay đổi giữa các kỳ và so sánh giữa chúng và tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu khác nhằm phân tích, đánh giá, tìm nguyên nhân và đưa ra các biện pháp giải quyết.

Trong đó:

+ Yt : Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1 : Số liệu kỳ gốc.

+ R∆y(%) : Tốc độ thay đổi giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.

- Tốc độ thay đổi bình quân: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tốc độ thay đổi bình quân giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, liên tiếp trong giai đoạn phân tích. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi bình quân trong suốt thời gian nghiên cứu, loại trừ những ảnh hưởng bất thường trong một kỳ cụ thể, nhằm

phát hiện những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả bình quân và đề ra phương án cho kỳ tiếp theo.

Trong đó:

+ R : tốc độ thay đổi bình quân. + xi: tốc độ phát triển của các năm. + n: số tốc độ phát triển.

Thông qua việc thu thập các số liệu, thông tin báo cáo của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, các chi nhánh ngân hàng trong cùng hệ thống để so sánh từ đó thấy được những ưu điểm cũng như tồn tại. Nội dung cần so sánh:

- So sánh số liệu đạt được qua các năm để thấy được những kết quả đạt được cũng như tồn tại khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt của Techcombank.

- So sánh số liệu với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn và trong cùng hệ thống nhưng khác địa bàn qua đó thấy được điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị trong hoạt động thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt của Techcombank để từ đó tìm được hướng đi đúng nhất trong chiến lược cạnh trạnh mở rộng thị phần.

- So sánh giữa các đối tượng khách hàng: Nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ của Techcombank và nhóm khách hàng không sử dụng dịch vụ thẻ của Techcombank. Từ đó tìm hiểu mong muốn, nhu cầu của khách hàng để có chiến lược thu hút khách hàng phù hợp, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

2.3.3. Phương pháp phân tích mô hình SWOT

Phân tích SWOT là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp phải đối mặt (cơ hội và thách thức) của Techcombank cũng như các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp ( mặt mạnh và mặt yếu).Từ đó kết hợp các yếu tố trên để đưa ra chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh,

giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp. Phân tích các yếu tố Điểm mạnh (STRENGTHS) Điểm yếu (WEAKNESSES) Cơ hội (OPPORTUNITIES) Thách thức (THREATS)

- Điểm mạnh và điểm yếu là yếu tố thuộc bản thân Techcombank. Điểm mạnh được xem xét như bất kỳ một kỹ năng đặc biệt hay khả năng cạnh tranh của Techcombank có tác dụng giúp đạt được mục tiêu. Điểm yếu là những mặt hạn chế tồn tại của Techcombank để đạt được mục tiêu cụ thể hoặc cũng thiếu xót trên thị trường.

- Cơ hội thách thức là những yếu tố bên ngoài Techcombank. Cơ hội là nhưng đăc điểm của môi trường bên ngoài như chính sách kinh tế, thị trường,… tạo ra điều kiện mang lại lợi thế cho Techcombank. Thách thức là vẫn đề nội tại của môi trường gây cản trở thậm chí đe dọa sự thành công của Techcombank trên thị trường dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt.

Ma trận SWOT là công cụ kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để hình thành 4 loại chiến lược :

- Chiến lược S-O: Sử dụng điểm mạnhx trong nội bộ để khai thác cơ hội của môi trường bên ngoài.

- Chiến lược W-O: tận dụng những cơ hội bên ngoài để cải thiện những điểm yếu bên trong.

- Chiến lược ST: sử dụng những điểm mạnh của Techcombank để tránh hay giảm các mối đê dạo của môi trường bên ngoài.

- Chiến lược WT: đây là chiến lược phòng thủ nhăm giảm đi nhưng điểm yếu bên trong và tránh nhưng mỗi đe dọa bên ngoài.

CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ THẺ VÀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƢƠNG VIỆT NAM

TẠI ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam nghiên cứu trên địa bàn hà nội (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)