Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ và thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam nghiên cứu trên địa bàn hà nội (Trang 36 - 43)

1.2. Các vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh Dich vụ thẻ và thanh toán

1.2.4.Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ và thanh toán

không dùng tiền mặt

1.2.4.1. Các chỉ tiêu định lượng

Để đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại, cần dựa vào nhiều tiêu chí: lợi nhuận, doanh

thu, tăng trưởng số máy ATM, máy POS, thị phần dich vụ thẻ,... những chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ ngân hàng có năng lực cạnh tranh càng cao.

a) Lợi nhuận

Sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ có thể đánh giá so sánh bằng lợi nhuận giữa các năm. Lợi nhuận thu được bằng thu nhập trừ đi của các khoản chi phí và vốn đầu tư bỏ ra, nếu lợi nhuận thu được năm sau cao hơn năm trước về mặt tuyệt đối có thể có là hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt có hiệu quả hơn.

Thứ nhất thu nhập trong kinh doanh dịch vụ thẻ và thanh toán không

dùng tiền mặt đã mang lại cho ngân hàng nhiều nguồn thu khác nhau. Có thể kể đến phí thường niên mà chủ thẻ phải nộp theo hợp đồng sử dụng, phí thu từ các đơn vị chấp nhận thẻ và khoản thu lớn nhất ngân hàng thu được đó là từ phí thực hiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng khác hoặc cho các tổ chức phát hành thẻ hay các loại phí gia hạn tín dụng, tra soát, cấp lại thẻ do mất cắp, thất lạc… Các khoản thu này mang một tỷ lệ sinh lời khá cao có thể lên tới 20% mỗi năm, tỷ lệ sinh lời của mảng này vượt trên các loại hình kinh doanh khác với 1% tăng trưởng về quy mô thị trường và lợi nhuận kinh doanh.

Tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ thẻ và thanh

toán không tiền mặt/ Tổng chi phí

Thu nhập từng hoạt động

= 

Tổng thu nhập của ngân hàng

Thứ hai chi phí cho dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt như:

- Chi phí trong đầu tư thiết bị máy móc thiết bị cho các cơ sở chấp nhận thẻ liên quan đến tài sản cố định của ngân hàng. Với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật thì chi phí này chiếm tỷ trong lớn trong tổng chi phí kinh doanh bởi tốc độ hao mòn của thiết bị.

- Chi phí in ấn và mã hóa thông tin, quản lý hồ sơ của khách hàng khoản chi này tương đối ổn định và chiếm tỷ trọng nhỏ. Lệ phí tham gia các tổ chức thẻ quốc tế được cố định hàng năm và theo quy định của TCTQT.

- Các chi phí khác bao gồm: Bảo hiểm liên quan đến tài sản cố định, các khoản trả lãi cho các số dư tài khoản tiền gửi và các chi phí liên quan khác như quảng cáo, Marketing sản phẩm dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt…

- Tỷ lệ chi phí phản ánh số lượng các khoản chi phí phải bỏ ra. Chi phí dịch vụ thẻ và không dùng tiền mặt càng thấp thì tổng chi phí phải bỏ ra càng nhỏ.

Tỷ lệ chi phí từ dịch vụ thẻ và thanh toán

không tiền mặt/ Tổng chi phí

Chi phí từng hoạt động

= 

Tổng thu nhập của ngân hàng

b) Doanh thu trong kinh doanh dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt

Là giá trị các giao dịch trong một kỳ của ngân hàng, được phản ánh qua hai chỉ tiêu là lợi nhuận và chi phí. Phán ánh sự phát triển về mặt số lượng của hoạt động, tỷ lệ doanh số thanh toán càng cao thì lợi nhuận thu về càng cao.

Tỷ lệ doanh thu từ dịch vụ thẻ và thanh

toán không tiền mặt/ Tổng thu nhập

Doanh thu thanh toán hoạt động

= 

Tổng doanh thu của ngân hàng Hệ số này cho biết 100 đồng thu nhập ngân hàng thu được vào từ hoạt động kinh doanh nói chung thì có bao nhiêu thu nhập từ dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt.

Tỷ lệ doanh thu dịch vụ thẻ và thanh toán

không tiền mặt/ Tổng thu dịch vụ

Doanh thu thanh toán

= 

Tổng thu dịch vụ

Hệ số này cho biết trong 100 đồng thu từ dịch vụ ngân hàng nói chung thi có bao nhiêu đồng thu từ dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt.

c) Tăng trưởng số máy ATM/số điểm chấp nhận thẻ POS

Để phát triển dịch vụ đòi hỏi mỗi ngân hàng phải không ngừng nâng cao trình độ, trang bị thêm các loại máy móc thiết bị kỹ thuật mang tính công nghệ cao,…. Đâu tư cơ sở hạ tầng cho thanh toán thẻ nhằm cung cấp cho

khách hàng những điều kiện tốt nhất trong thanh toán, đảm bảo uy tín, an toàn và tăng khả năng cạnh tranh. Tốc độ tăng trưởng số máy ATM và số điểm chấp nhận thẻ POS tăng rất nhanh qua các năm thể hiện hoạt động kinh doanh dich vụ thẻ của ngân hàng càng phát triển.

Tốc độ tăng trưởng

số máy ATM

Số máy ATM kỳ này - Số máy ATM kỳ trước

=  x100%

Số máy ATM kỳ trước

Tốc độ tăng trưởng điểm

chấp nhận thẻ POS

Số máy POS kỳ này - Số máy POS kỳ trước

=  x100%

Số máy POS kỳ trước

Số lượng máy ATM và số điểm chấp nhận thẻ POS phản ánh sự tăng trưởng trong trang thiết bị thanh toán thẻ của ngân hàng và khả năng chiếm lĩnh các điểm đặt thiết bị so với các ngân hàng khác. Tốc độ tăng trưởng số máy ATM/số điểm chấp nhận thẻ POS cũng thể hiện khả năng mở rộng số lượng khách hàng cũng như đối thủ canh tranh cùng sản phẩm.

d) Thị phần

Cho ngân hàng biết được thế mạnh của mình trong dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt cũng như vị trí của ngân hàng trên thị trường Việt Nam để từ đó có các chiến lược định hướng đi đúng đắn. Có thể nói, chiếm và giữ được thị phần thẻ lớn là một trong những mục tiêu cao nhất trong việc phát triển dịch vụ thẻ. Vì vậy để đạt được mục tiêu đó, ngân hàng cần có những giải pháp phát triển dịch vụ thẻ một cách đồng bộ trong một thời gian dài.

Thị phần thẻ của một ngân hàng được đo bằng tỷ lệ số lượng thẻ do ngân hàng đó phát hành được sử dụng trên số lượng thẻ ngân hàng được sử dụng trên thị trường thẻ Việt Nam.

1.2.4.2. Các tiêu chí định tính

Tiện ích của dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt phản ánh mức độ đa dạng sản phẩm mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng, ngoài các tính năng truyền thống như rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ, các sản phẩm thẻ còn tích hợp nhiều tính năng khác đặt vé máy bay trực tuyến, nạp thẻ điện thoại thông qua tài khoản tiền gửi, thanh toán hóa đơn điện nước…

- Gia tăng các dich vụ đi kèm : thể hiện nhưng lợi ích tăng thêm của khách hàng khi sử dụng dich vụ thẻ như chế độ Bảo hiểm, chiết khấu, giảm giá khi mua sắm… qua đó thể hiện mối quan hệ rộng rãi giữa ngân hàng với các doanh nghiệp.

- Thời gian thực hiện nghiệp vụ phản án trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ và khả năng sắp xếp các quy trình nghiệp vụ hợp lý của ngân hàng. Thời gian thực hiện càng rút ngắn thì càng tiết kiệm được thời gian cho khách hàng và từ đó họ sẽ cảm thấy thoải mái mỗi khi đến ngân hàng giao dich.

- Tính chính xác, độ an toàn và bảo mật, phản ánh trình độ khoa học công nghệ của ngân hàng kể từ khâu phát hành cho đên khâu thanh toán, làm tăng mức độ tin cậy của khách hàng khi sử dụng thẻ.

b) Nguồn nhân lực

Nhân lực có vai trò quan trọng và quyết định đến sự tồn vong hay phát triển của bất kỳ chủ thể nào. Một ngân hàng thương mại có đội ngũ nhân viên giỏi sẽ có khả năng hoạch định chiến lược, thực thi chiến lược và thực hiện tốt các thao tác nghiệp vụ trong quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt. Ngân hàng có nguồn nhân lực có chất lượng cao là biểu hiện của ngân hàng có sức cạnh tranh cao vì có có khả năng thu hút khách hàng. Mặt khác, ngân hàng có sức cạnh tranh cao sẽ có khả năng giữ chân và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao.

- Tuổi đời bình quân: thể hiện sức trẻ, sức sáng tạo, tính linh hoạt của ngân hàng.

- Trình độ nhân viên: thường được xem trên phương diện bằng cấp như: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, chưa qua đào tạo.

- Năng lực quản lý điều hành của bộ máy quản lý điều hành.

- Các tiêu thức khác như: trình độ kiên thức bổ trợ (tin học, ngoại ngữ,..) kỹ năng giao tiếp, vóc dáng, thẩm mỹ.

Tùy theo tính chất công việc mà ngân hàng đòi hỏi trình độ nhân viên ở những mức độ khác nhau nhưng quan trọng là họ phải thực hiện tốt công việc được giao, có khả năng nhận thức được chiến lược kinh doanh của ngân hàng và có ý tưởng sáng tạo trong quá trình thực hiện.

c) Năng lực công nghệ

Trong nền tình hình hiện này công nghệ được xác định là vấn đề sống còn của mỗi ngân hàng thương mại nói chung và dich vụ thẻ, thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng. Công nghệ không phát triển sẽ không thể cung cấp được ngày càng nhiều loại sản phẩm với chất lượng tốt, giá cả phù hợp khi không có những đầu tư thích hợp cho việc hiện đại hoá công nghệ.

Trình độ công nghệ quyết định đến chất lượng và tính đa dạng của dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng thương mại cung cấp ở hiện tại cũng như trong tương lai. Mặt khác, công nghệ hiện đại giúp cho quy trình thực hiện các dịch vụ được nhanh chóng, thuận tiện, từ đó tăng khả năng thu hút khách hàng và quyết định đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Có thể đánh giá trình độ công nghệ trên 2 góc độ:

+ Quy trình xử lý các thao tác nghiệp vụ là đơn giản hay phức tạp; + Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin.

d) Năng lực quản trị điều hành

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, làm thế nào để tạo ra ưu thế cạnh tranh để tồn tại và phát triển thì câu trả lời con người, nhất là con người có năng lực quản lý là nhân tố vô cùng quan trọng. Người quản lý giỏi như chiếc đầu tàu

dẫn dắt con tàu đi đến đích của mình vừa an toàn, vừa nhanh chóng. Nhà quản lý giỏi của ngân hàng thương mại là người xây dựng được chiến lược kinh doanh đúng hướng, lãnh đạo thực hiện chiến lược kinh doanh đó một cách tốt nhất dựa trên cơ sở phát huy những nội lực cũng như tận dụng được những ngoại lực từ bên ngoài.

Trình độ quản lý của nhà quản lý được đánh giá thông qua một số tiêu chí chủ yếu :

- Trình độ chuyên môn.

- Tính sáng tạo trong việc tìm ra giải pháp và các lựa chọn mới lạ. - Kỹ năng giao tiếp.

- Khả năng công tác và tạo niểm tin đối với khách hàng. - Khả năng nhìn ra những tiềm năng từ những gì hiển nhiên. - Khà năng tập hợp moi người trong thực hiên công việc. - Là tấm gương về khả năng lãnh đạo cho mọi người noi theo

- Linh động trong nhưng thay đổi cần thiết hoặc biết thích nghi với yêu cầu thay đổi

e) Mạng lưới và thương hiệu

Mạng lưới chi nhánh và phòng giao dich là cánh tay nối dài ngân hàng

thương mại. Mạng lưới hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh, các NHTM ngày nay rất chú trọng đẩy mạnh phát triển hạ tầng, mở rộng mạng lưới, tuy vậy không phải mạng lưới hoạt động càng rộng, hạ tầng phát triển, sẽ chiếm được vị thế cạnh tranh, việc mở rộng mạng lưới hoạt động các NHTM phải khảo sát thật kỹ và phân tích thị trường, tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu của KH trong từng mảng thị trường, để từ đó xác định quy mô và vị trí mạng lưới kinh doanh cho phù hợp.

Thương hiệu là yếu tố đầu tiên và quan trong nhất tạo nên khả năng nhận

dụng sản phẩm của một doanh nghiệp. Thương hiệu giúp ngân hàng thương mại khẳng định với khách hàng hoặc các bên liên quan về mức độ an toàn, tính thân thiết, phong cách làm việc thoải mái, giá cả hợp lý khi giao dịch với ngân hàng là bước tiền đề tốt khi phát triển mạnh dịch vụ thẻ và thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam nghiên cứu trên địa bàn hà nội (Trang 36 - 43)