1.2. Các vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh Dich vụ thẻ và thanh toán
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng
trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một điều kiện và là một yếu tố kích thích kinh doanh. Quy luật cạnh tranh là động lực thúc đẩu phát triển kinh doanh, đặt ra nhiều sản phẩm dịch vụ ngày càng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, số lượng ngân hàng cung ứng ngày càng đông thì cạnh tranh càng khốc liệt, kết quả cạnh tranh là loại bỏ những sản phẩm kém chất lượng, dịch vụ kém hiệu quả và ngược lại nó thúc đẩy những sản phẩm và dịch vụ của những NHTM làm ăn tốt, theo sát nhu cầu của tất cả các đối tượng khách hàng khác nhau. Do vậy, muốn tồn tại và phát triển thì NHTM cần phải cạnh tranh, tìm mọi cách nâng cao khả năng cạnh tranh của mình nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Các NHTM cần phải tìm mọi biện pháp để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng như: phát triển nhiều loại dịch vụ thẻ đa dạng về tính năng phù hợp với điều kiện và thu nhập của từng phân khúc khách hàng, dịch vụ hỗ trợ khách hàng luôn sẵn sàng phục vụ và phát huy tốt vai trò cung cấp thông tin, trợ giúp cho khách hàng nhanh chóng, hiệu quả. Có như vậy, sản phẩm và dịch vụ thẻ của ngân hàng mới tạo được lòng tin với khách hàng để từ đó tạo ra những điểm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác để tồn tại, phát triển và thu được lợi nhuận.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại thương mại
1.2.3.1. Môi trường kinh doanh
Phản ánh tình hình kinh tế: nội lực của nền kinh tế, độ ổn định của nền kinh tế vĩ mô, độ mở cửa của nền kinh tế, tiềm năng tài chính, hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp… tác động đến khả năng tích lũy và đầu tư của người dân, tăng khả năng thu hút tiền gửi, cấp tín dụng và phát triển các sản phẩm dịch vụ của NHTM, tác đông không nhỏ đến khả năng mở rộng hoặc thu hẹp mạng lưới hoạt động của các ngân hàng…Từ đó làm giảm hay tăng nhu cầu mở rộng tín dụng, triển khai các dịch vụ, mở rộng thị phần của NHTM.
Sự biến động của nền kinh tế thế giới sẽ tác động đến lưu lượng vốn của nước ngoài vào Việt Nam thông qua các hình thức đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Ngoài ra, chúng ảnh hưởng đến tình hình hoạt động chung của các NHTM, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có tham gia quan hệ thanh toán, mua bán với các doanh nghiệp trong nước cũng như các NHTM trong nước. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM trong nước và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM trong nước.
Với đặc điểm đặc biệt trong hoạt động kinh doanh của NHTM chịu chi phối và ảnh hưởng của rất nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, luật dân sự, luật xây dựng, luật đất đai, luật cạnh tranh, luật các tổ chức tín dụng…. Ngoài những hệ thống và văn bản pháp luật trong nước, các NHTM còn phải chịu những qui định, chuẩn mực chung của tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong việc quản trị hoạt động kinh doanh của mình. Do vậy, bất kỳ sự thay đổi nào trong hệ thống pháp luật, chuẩn mực quốc tế, cũng như chính sách tiền tệ của NHNN sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của các NHTM.
1.2.3.2. Nhu cầu sử dụng dich vụ ngân hàng gia tăng trong nền kinh tế
Với quá trình mở cửa nền kinh tế, tự do hóa và hội nhập thị trường tài chính tiền tệ, sự cạnh tranh đối với ngành ngân hàng tất yếu sẽ ngày càng trở nên gây gắt và quyết liệt.
Sự biến đổi về cơ cấu dân cư, sự tăng dân số (đặc biệt là khu vực đô thị), sự tăng lên của các khu công nghiệp, khu đô thị mới dẫn đến số doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng tăng lên rõ rệt.
Thu nhập bình quân đầu người ở hầu hết các quốc gia đều được nâng lên, qua đó các dịch vụ ngân hàng cũng sẽ có những bước phát triển tương ứng.
Các hoạt động giao thương quốc tế ngày càng phát triển làm gia tăng nhu cầu thanh toán quốc tế qua ngân hàng. Số lao động di cư giữa các quốc gia tăng lên nên nhu cầu chuyển tiền cũng như thanh toán qua ngân hàng có chiều hướng tăng cao.
Ngoài ra, thị trường tài chính càng phát triển thì khách hàng càng có nhiều sự lựa chọn. Các yêu cầu của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng sẽ ngày càng cao hơn cả về chất lượng, giá cả, các tiện ích lẫn phong cách phục vụ. Đây chính là áp lực buộc các NHTM phải đổi mới và hoàn thiện mình hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
1.2.3.3. Thị trường tài chính và các ngành liên quan có sự phát triển
Thị trường tài chính trong nước phát triển mạnh là điều kiện để các ngân hàng phát triển và gia tăng cung vào một ngành có lợi nhuận, từ đó dẫn đến mức độ cạnh tranh cũng gia tăng.
Sự phát triển của thị trường bảo hiểm và thị trường chứng khoán, một mặt chia sẻ thị phần với ngân hàng, nhưng mặt khác cũng hỗ trợ cho sự tăng trưởng của ngành ngân hàng thông qua việc cắt giảm chi phí và tạo điều kiện cho các NHTM đa dạng hóa các dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh nhờ tận dụng lợi thế theo phạm vi.
Những ngành phụ trợ như như tin học viễn thông, giáo dục đào tạo, kiểm toán mà sự phát triển của nó sẽ giúp ngân hàng nhanh chóng đa dạng hóa các dịch vụ, tạo lập thương hiệu và uy tín, thu hút nguồn nhân lực cũng như có những kế hoạch đầu tư hiệu quả trong một thị trường tài chính vững mạnh.