Tình hình hoạt động dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam nghiên cứu trên địa bàn hà nội (Trang 62 - 72)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP THIẾT KẾ, NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

3.2. Thực trạng dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt tạ

3.2.2. Tình hình hoạt động dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt của

của Techcombank trên địa bàn Hà Nội

3.2.2.1 Kết quả phát hành thẻ

Biểu đồ cột, mô tả số lượng tăng trưởng của thẻ phát hành lũy kế qua từng năm, từng loại thẻ.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Biểu đồ 3.1: Số lƣợng thẻ phát hành trên địa bàn Hà Nội lũy kế từ 2012 đến 2016

-Chính sách giá: Techcombank nói chung và Techcombank địa bàn Hà Nội nói riêng với chủ trương xây dựng hệ thống sản phẩm và dịch vụ đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng. Vì thế, chính sách giá cũng được nghiên cứu để phù hợp với từng phân khúc khách hàng khác nhau. Song song với chính sách giá được điều chỉnh tới từng phân khúc khách hàng, Techcombank cũng có các chương trình thúc đẩy khách hàng sử dụng thẻ: như các chương trình ưu đãi hợp tác với các đối tác về dịch vụ ăn uống, dịch vụ thời trang, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chương trình tích điểm dặm bay liên kết với Vietnamairline… để mang tới cho khách hàng những ưu đãi đặc biệt khi sử dụng thẻ của Techcombank

-Chương trình ưu đãi chủ thẻ Techcombank Smile & X-Smile

-Techcombank Smile: Ưu đãi dài hạn dành cho chủ thẻ Techcombank. Ưu đãi này được Techcombank ký kết cùng đối tác là các điểm ưu đãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thời gian mỗi chương trình ký kết với đối tác thường thanh toán.

+ Là tối thiểu 6 tháng.

+ Techcombank X-Smile : Siêu ưu đãi diễn ra trong thời gian ngắn dành cho chủ thẻ Techcombank trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ưu đãi này được Techcombank và đối tác ký kết với thời gian kéo dài tối đa 60 ngày (2 tháng) và thông thường diễn ra trong 10 ngày.

- Lợi ích từ chương trình :

+ Đối với chủ thẻ: Khách hàng được tận hưởng ưu đãi mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt, với chương trình X-Smile khách hàng luôn có cơ hội được trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ với mức siêu ưu đãi và chất lượng.

+ Đối với đối tác liên kết (Merchant): Được truyền thông trực tiếp tới đối tượng tiềm năng với nhiều phân khúc KH khác nhau qua nhiều kênh truyền thông khác nhau. Tăng doanh thu.

+ Đối với đối ngân hàng: Mang lại giá trị gia tăng cho KH

- Các dịch vụ hỗ trợ phát triển Thẻ: ATM, điểm chấp nhận thẻ, thanh toán online bằng thẻ cũng là một vấn đề mà Techcombank chú trọng phát triển đối với Dịch vụ Thẻ. Nhằm nâng cao tiện ích khi sử dụng thẻ. ATM phân bố rộng khắp các quận/ huyện, các điểm chấp nhận thẻ càng ngày càng tăng lên, tập trung khai thác các trung tâm thương mại và các cửa hàng bán lẻ theo mô hình hộ kinh doanh…

3.2.2.2. Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt tại Techcombank khu vực Hà Nội

Trong thời gian qua, doanh số thanh toán tăng lên một cách rõ rệt, nhất là doanh số thanh toán không dùng tiền mặt được thể hiện qua

Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại Techcombank phát triển tương đối đều qua các năm.

Bảng 3.2: Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt Techcombank trên địa bạn Hà Nội 2014-2016

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số lƣợng giao dịch Giá trị giao dịch (Tỷ đồng) Số lƣợng giao dịch Giá trị giao dịch (Tỷ đồng) Số lƣơng giao dịch Giá trị giao dịch (Tỷ đồng)

1.Thanh toán bằng tiền

mặt 444,880 634,100 494,788 635,385 544,760 649,500

2.Thanh toán không dùng

tiền mặt 757,500 951,150 1,004,570

1,180,000 1,550,470

1,670,000 3.Thanh toán chung 1,202,380 1,585,250 1,499,358 1,815,385 2,095,230 2,319,500 Tỉ trọng thanh toán không

dùng tiền mặt 63% 60% 67% 64% 73% 71%

Bảng 3.3: Tình hình sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng năm 2013-2015

Đơn vị: Tỷ đồng

Các hình thức Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Uỷ nhiệm thu 8,560.35 0.9 8,260.00 0.7 8,350.00 0.5

2. Uỷ nhiệm chi 920,713.20 96.80 1,133,980.00 96.10 1,594,850.00 95.50

3. Séc thanh toán 12,364.95 1.30 14,160.00 1.20 16,700.00 1.00

- Séc chuyển khoản 9,511.50 1 11,800.00 1.00 13,360.00 0.80

- Séc bảo chi 2,853.45 0.3 2,360.00 0.20 3,340.00 0.20

4. Kênh thay thế 9,511.50 1.00 23,600.00 2.00 50,100.00 3.00

Doanh số thanh toán không

dùng tiền mặt 951,150.00 100.00 1,180,000.00 100.00 1,670,000.00 100.00

Số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng lên rõ rệt cụ thể: Năm 2014 số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ lệ 63% trong tổng số lượng giao dịch thanh toán chung. Năm 2015, số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt chiếm 67% trong tổng số lượng giao dịch thanh toán chung, tăng 247,070 giao dịch (tương đương 32,62%) so với năm 2013. Năm 2016, số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt chiếm 74% trong tổng số lượng giao dịch thanh toán chung, tăng 545,900 giao dịch (tương đương 54,34%) so với năm 2014.

Xét về cơ cấu thanh toán không dùng tiền mặt, chủ yếu khách hàng vẫn sử dụng công cụ truyền thống như uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, các loại séc, thẻ thanh toán...đối với hình thức thanh toán thư tín dụng trong nước ít được áp dụng. Khi có nhu cầu thanh toán thì khách hàng thường lựa chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp nhất, vừa đáp ứng tính chính xác, an toàn trong thanh toán, vừa nhanh chóng kịp thời nhằm mang lại lợi ích kinh tế. Căn cứ chủ yếu mà khách hàng lựa chọn phương thức thanh toán không dùng tiền mặt là:

-Thói quen sử dụng hình thức thanh toán -Qui định cụ thể của mỗi hình thức thanh toán.

-Điều kiện sản xuất kinh doanh của đơn vị hoặc cá nhân tham gia thanh toán. -Mức độ tín nhiệm bạn hàng.

-Trình độ cán bộ và trang thiết bị thanh toán của Ngân hàng.

Như đã thấy, trong thời gian qua thì thanh toán không dùng tiền mặt có xu hướng tăng cả về số món và số tiền trên tổng số thanh toán chung, được thể hiện qua việc sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (Xem Bảng 2.4) Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy tình hình thanh toán không dùng tiền mặt trong năm 2013- 2015 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chủ yếu tập trung vào các hình thức thanh toán như Uỷ nhiệm thu, Uỷ nhiệm chi, séc thanh toán, kênh thay thế.

Năm 2013 doanh số không dùng tiền mặt đạt 951,150 tỷ đồng; Năm 2014 đạt 1,180,000 tỷ đồng tăng 228,850 tỷ đồng so với năm 2013; Năm 2015 đạt 1,670,00 tỷ đồng, tăng 490,000 tỷ đồng so với năm 2014.

Sở dĩ có được như vậy, là do hình thức thanh toán Uỷ nhiệm chi thuận tiện, có nhiều ưu điểm hơn các hình thức khác, hơn nữa còn phụ thuộc vào độ tín nhiệm lẫn nhau của các khách hàng, tình hình trang thiết bị kỹ thuật thanh toán của Ngân hàng và một phần cũng do thói quen sử dụng các hình thức thanh toán của khách hàng.

3.2.2.3. Mạng lưới POS Techcombank trên địa bàn Hà Nội

Đây là một kênh thanh toán điện tử tiện lợi. Dịch vụ thanh toán thẻ qua POS/EDC phục vụ nhu cầu rút tiền mặt tại quầy giao dịch, thanh toán các khoản tiêu dùng của khách hàng mà không cần dùng tiền mặt thông qua thiết bị POS/EDC đặt tại các đơn vị chấp nhận thẻ ( nhà hàng, khách sạn, siêu thị, cửa hàng bách hóa, đại lý vé máy bay…)

Với thiết bị POS/EDC khác so với ATM là chủ thẻ chỉ cần quẹt thẻ trên máy POS được đặt tại quầy thu ngân. Dù khách hàng là ại chủ cửa hàng kinh doanh hay chủ thẻ Techcombank, thẻ Visa của khách hàng có thể thực hiện giao dịch trên tất cả mạng lưới POS trên thế giới. Thanh toán nhanh chóng, dịch vụ tiên lợi và phong cách hiện đại. Techcombank tích cực xem xét chính sách sử dụng POS của mình, chính sách đầu tư cũng như các địa điểm POS và có những giải pháp hợp lý cho việc sử dung máy hiệu quả hơn. Với sự nỗ lực trên địa bàn Hà Nội số lượng POS đã tăng từ 805 điểm lên 1.300 điểm. Điều này cho thấy cơ sở hạ tầng có nhiều biên chuyển và thành công lớn. Ngân hàng đã mở rộng phạm vi tiêu dùng của khách hàng qua đó góp phần nâng cao, phát triển định hướng xu thế chi tiêu không dùng tiên mặt của Chính Phủ đề ra.

Tình hình giao dịch qua POS của Techcombank trên địa bàn Hà Nội số lượng giao dịch ngày một tăng cao thể hiện qua bảng số liệu sau :

Bảng 3.4: Doanh số qua POS tại Techcombank địa bàn Hà Nội

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%)

2015/2014 2016/2015

Số lượt giao dich 39.028 70.861 94.789 181.56 133.77 Số lượng giao dich

(nghìn lượt) 1.252 3.963 7.920 314 201

Trung bình 1 giao dich

(Số lượng/số lượt) 32,08 55,54 83,55 73,13 50,97 Số tiền ứng qua POS

(Triệu VNĐ) 17.212 38.920 67.283 226.12 172

(Nguồn : Báo cáo tình hình kinh doanh thẻ Techcombank)

Nhìn các số liệu cho thấy số lượt giao dịch của năm 2015 là 70.861 lượt với tốc độ tăng trưởng 181.56% so với 2014. Doanh số thanh toán cũng tăng từ 17.212 triệu đồng năm 2014 lên 38.920 triệu đồng năm 2015 tương đương với mức độ tăng trưởng 226.12% một con số khá ấn tượng. Số lương khách hàng giao dịch thẻ qua Techcombank tăng rất nhanh, số lượng thẻ của ngân hàng phát hành ra nhiều, cũng những chế độ ưu đãi, khuyến mại lớn cho Khách hàng, kích thích nhu cầu sử dụng thẻ. Năm 2016 con số tăng trưởng luôn đạt ở mức cao. Số lượt giao dịch là 94.788 lượt tăng 133,77% với năm 2015 và doanh số 67.283 triệu đồng, tăng 172% so với 2015.

Mạng lưới ĐVCNT

Chủ yếu của Techcombank trên địa bàn Hà Nội là các đơn vị cung ứng hàng hóa dịch vụ cho khách hàng nước ngoài như: khách sạn, nhà hàng, các đại lý vé máy bay, công ty du lịch, siêu thị, trung tâm thương mại lớn….

Số lượng ĐVCNT luôn tăng trong giai đoạn 2014-2016, cụ thể năm 2015 tăng 24% và năm 2016 tăng 50%. Năm 2014 chỉ có 850 đơn vị sau nhiều nỗ lực tiếp thị của ngân hàng, cùng với xu hướng thanh toán thẻ nhiều

trong tiêu dùng của người dân . Đến năm 2016 là 1.300 đơn vị, so với 2015 là 300 đơn vị. Số ĐVCNT có tăng nhưng không lớn, do Techcombank chỉ tập trung vào một số thị trường, chưa có định hướng mở rộng mạng lưới, chưa thực sự phát huy hết tác dụng. Nghiệp vụ của nhân viên tại ĐVCNT con hạn chế.

3.2.2.4. Doanh số thanh toán thẻ

Trong những năm qua, hoạt động thanh toán thẻ của Techcombank địa bàn Hà Nội cũng tăng nhanh về cả số món và giá trị giao dịch

Bảng 3.5 : Tỉnh hình giao dịch máy ATM

Năm 2014 2015 2016 Chênh lệch 2015 -2014 Chênh lệch 2016-2015 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Số món 142.436 300.067 619.530 157.631 110.67 319.463 106.46 Doanh số rút tiền (Triệu đồng) 177.526 397.85 741.056 220.320 124.11 343.210 86.27 (Nguồn: Techcombank)

Từ bảng số liệu năm 2014 có 142.436 món giao dịch là với số tiền là 177.526 triệu đồng thì đến năm 2016 con số đạt là 619.530 món tốc độ tăng trưởng 106,46% so với 2015, doanh số rút tiền 2016 là 741,056 triệu đồng tăng 317% so với 2014 và tăng 86,27% so với 2015. Techcombank cũng thực hiện nghiệp vụ rút tiền tại quầy với các thẻ quốc tế (Visa, Master, JCB) góp phần làm tăng nguồn thu phí dịch vụ cho các chi nhánh.

Nguồn thu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng thu của ngân hàng chính là tổng thu dịch vụ. Dịch vụ thẻ cũng mang nguồn thu đáng kể đóng góp vào doanh thu của ngân hàng. Thu về phát hành thẻ của các Chi nhánh trên địa bàn Hà Nội chủ yếu từ các nguồn: phí lãi cho vay, phí thường niên của thẻ TDQT, phí phát hành, phí cấp lại thẻ, Pin,.. và phí thanh toán gồm phí phạt chậm thanh toán, phí sử dụng ngoài hệ thống ngân hàng Techcombank, phí chuyển đổi ngoại tệ.

3.2.2.5. Tần suất giao dịch thẻ thanh toán

Bảng 3.6 : Tần suất giao dịch thẻ thanh toán Ngân hàng Techcombank khu vực Hà Nội

(Nguồn Trung tâm thẻ Techcombank) Mặc dù thanh toán ATM có nhiều tính năng như: rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ, kiểm tra tài khoản,… Vẫn chưa phát huy hết hiệu quả vai trò phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, và máy ATM vẫn được xem là kho tiền mặt 24/7 để phục vụ nhu cầu rút tiền của người dân. Đó là tình hình chung của các ngân hàng có ATM. Techcombank vẫn phải để lượng tiền lờn trong máy ATM và dữ trữ cho công tác tiếp quỹ, làm chi phí vốn tăng cao. Tuy vậy tần suất giao dich trung bình vẫn tăng đều trong 3 năm chứng tỏ hiệu quả sử dụng máy ATM tăng lên, Số lượng giao dịch trung bình/máy trong 2016 là 4.751 lượt tương đương với việc cả hệ thống máy ATM của ngân hàng trung bình 212.528 lượt giao dịch, đây là con số quá tài cho hệ thống ATM Techcombank. Trong thời gian tới cần mở rộng thêm số lượng ATM trên thị trường nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu giao dịch của khách hàng và tránh quá tải tại các máy ATM.

Năm 2014 2015 2016 Chênh lệch 2015 -2014 Chênh lệch 2016-2015 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tần suất giao dịch trung bình (giao dich/máy/tháng) 4.025 4.655 4.751 630 15,65 96 2,06

3.3. Phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt của Techcombank khu vực Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam nghiên cứu trên địa bàn hà nội (Trang 62 - 72)