A- Lỗ nạp dầu; B- Lỗ bù dầu; P- Lực đầu guốc a) Trạng thái phanh; b) Trạng thái nhả phanh
1. Ty đẩy; 2. Thân xylanh; 3. Bình chứa dầu; 4. piston; 5. Tấm hoa thị; 6. Phớt kín; 7. Đệm; 8. Lò xo; 9. Van kép; 10. Xylanh bánh xe; 11.
Guốc phanh; 12. Lò xo hồi vị.
Cấu tạo
Cấu tạo xylanh chính gồm: thân xylanh 2 được chia làm hai khoang: khoang dưới là khoang làm Việc có piston 4, khoang trên 3 chứa dầu. Hai khoang này được thông với nhau bởi lỗ nạp dầu A và lỗ bù đầu B. Ở mặt đầu của piston 11 có các lỗ nhỏ và được ngăn cách bởi tắm hoa thị 5 bằng thép lò xo mỏng. Ở cửa ra của xylanh chính bố trí van một chiều kép 9. Lò xo 8 có tác dụng hồi vị cho piston 4 và giữ van một chiểu kép 9, để tạo áp suất dư của dầu trong đường ống dẫn đến các xylanh bánh xe, piston 4 được giữ trong xylanh bởi vòng chặn và vòng hăm. Ty đẩy 1 có một đầu liên kết với piston bằng khớp cầu và một đầu
kia nối với bàn đạp nhờ khớp bán lẻ. Ty đẩy có thể điều chỉnh được độ dài, nhằm điều chỉnh vị trí tối tru giữa bản đạp và piston 4.
Nguyên lý làm việc
- Khi đạp phanh (hình 2.2a): ty đẩy 1 và piston 4 dịch chuyển sang phải. Sau khi phớt 6 đi qua lỗ bù đầu B, áp suất đầu ở phía trước piston sẽ tăng dần. Áp lực dầu mở van một chiều thứ nhất 9 để cấp dầu từ xylanh chính đến xylanh bánh xe 10, đẩy hai guốc phanh ép sát vào tang trống phanh, thực hiện phanh bánh xe
- Khi nhả phanh (hình 2.2b): lò xo hồi vị bàn đạp kéo ty đẩy và piston 4 về vị trí ban đầu. Dưới tác dụng của lò xo hồi vị 12, guốc phanh ép hai piston của xylanh bánh xe, đẩy dầu theo đường ống trở về xylanh chính. Lúc này, van một chiều thứ nhất 9 đóng lại, áp lực dầu nén lò xo van một chiều thứ hai 9, mở van cho dầu thông trở về khoang trước piston. Khi áp lực dầu phía sau xylanh chính cân bằng với lực lò xo 8, van kép 9 đóng lại, giữ áp suất dư phía sau xylanh chính, tránh lọt không khí vào hệ thống. Piston 4 trở về vị trí ban đầu, lỗ bù dầu B thông với khoang trước piston, duy trì áp suất khoang này cân bằng với áp suất khí quyền.
Trong trạng thái nhả phanh, khi xuất hiện sự tăng đột ngột thể tích khoang trước piston, tâm hoa thị 5 và phớt 6 bị bóp lại, cho phép một phần dầu chuyển từ bình chứa 3 qua lỗ nạp A, lỗ nhỏ trên piston phớt 6 đến cấp cho khoang trước của piston. Nhờ vậy, khi cần phanh tiếp lần sau, dầu đã được điền đủ vào khoang trước của piston.
b) Xylanh chính hai buồng
Cấu tạo
Xylanh chính hai buồng sử dụng trên hầu hết các hệ thống phanh thủy lực hiện nay. Cấu tạo của xylanh chính loại hai buồng được thể hiện ở hình 2.3.