Cấu tạo của xylanh chính loại hai luồng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH ABS TRÊN XE TOYOTA COROLLA ALTIS 2.0v 2013 (Trang 27 - 29)

a) Mặt áp suất buồng I; b) Mặt áp suất buồng II

1.Công tắc điện; 2. Phao mức dầu; 3. Lỗ bù dầu; 4. Piston sơ cấp; 5. Phớt che bụi; 6,10,17. Phớt kín; 7. Phớt hồi dầu; 8. Lò xo; 9. Piston giữa;

11. Piston thứ cấp; 12. Chốt chặn; 13. Chốt; 14. Van bù dầu; 15. Thân xylanh; 16. Lò xo; 18. Bình dầu 2 ngăn.

Trong xylanh chính bố trí hai piston: piston sơ cấp 4, piston thứ cấp 11.

Piston 4 ngăn cách với piston 11 bởi lò xo 8, piston 11 ngăn cách với thân xylanh bởi lò xo 16. Các vùng ngăn cách này được bế trí các phớt bao kín dầu 7, 10, 17 và tạo nên các khoang làm việc (I, II) có thể tích thay đổi. Mỗi khoang đều bố trí các lỗ cấp dầu và van bù dầu 3, 14. Bình chứa dầu 18 (hai ngăn thông nhau) đặt trên thân xylanh chính 15 cấp dầu tới các khoang làm việc của hai piston. Hai lò xo hồi vị 8 và 16 có tác dụng đây piston về vị trí tận cùng bên phải khi ở trạng thái chưa phanh. Piston sơ cấp 4 được chặn bởi vòng chặn, phớt bao kín dầu 6 và phớt che bụi 5, piston thứ cấp 11 được chặn bởi chốt chặn 12 trên thân xylanh 15. Ở cuối các khoang làm việc bố trí các lỗ cấp dầu tới các xylanh bánh xe.

- Ở trạng thái ban đầu, bai piston đều nằm ở vị trí tận cùng bên phải, các lỗ bù dầu và nạp dầu của cả hai piston đều thông với các khoang trước và sau của mỗi piston.

- Khi đạp phanh, trước hết piston 4 dịch chuyển sang trái, che lỗ bù dầu 3, áp suất dầu ở khoang 7 tăng dần và cùng lò xo 8 đẩy piston 11 dịch chuyển. Khi piston 11 đóng van bù dầu 14, khoang II được làm kín, áp suất trong khoang II tăng. Từ hai cửa ra của xylanh chính, dầu được dẫn tới các xylanh bánh xe. Các piston của xylanh bánh xe đây các guốc phanh áp sát vào tang trống phanh, áp suất dầu trong hệ thống bắt đầu tăng cao, tạo ra lực phanh ở các guốc phanh.

- Khi nhả bàn đạp phanh, dưới tác dụng của các lò xo hồi vị ở cơ cấu phanh, bàn đạp phanh và các lò xo hồi vị piston 8, 16 trong xylanh chính, các piston 4, 11 được trở về vị trí ban đầu. Dầu từ xylanh bánh xe được hồi về các khoang của xylanh chính, kết thúc quá trình phanh.

- Nếu bị hở một dòng, hệ thống vẫn còn khả năng phanh ở dòng còn lại. Khi dòng dầu nói với khoang 7 bị mắt áp suất (hình 2.3a), piston 4 dịch chuyển dưới tác dụng của lực bàn đạp cho đến khi tỳ vào piston 11, tiếp tục đẩy piston 11 địch chuyển. Dầu ở khoang II vẫn tiếp tục tăng áp suất và dẫn đến các xylanh bánh xe của dòng này đề thực hiện phanh. Ngược lại, nếu dòng dầu nối với khoang II bị mất áp suất (hình 2.3b), piston 11 được piston 4 và lò xo 8 đẩy chạy tự do sang trái. Đuôi piston 11 bị chặn bởi thân xylanh 15 tạo nên điểm tựa có định, piston 4 tiếp tục địch chuyển và nén dầu ở khoang 7 cấp cho các xylanh bánh xe.

Như vậy sự phanh vẫn được thực hiện ở các bánh xe trên dòng không sự cố, tuy nhiên hiệu quả phanh chung của ô tô sẽ giảm.

2.1.3. Cơ cấu phanh

Cơ cầu phanh được dùng khá phổ biến trên ô tô. Trong cơ cầu dạng tang trống sử dụng các guốc phanh cổ định và được phanh với mặt trụ trong của tang trống quay cùng bánh xe. Như vậy quá trình phanh được thực hiện nhờ ma sát giữa bề mặt tang trống và các má phanh.

Cơ cấu phanh tang trống được phân loại theo phương pháp bố trí và điều khiển các guốc phanh:

- Guốc phanh đặt đối xứng qua đường tâm trục(a). - Guốc phanh đặt đối xứng qua tâm quay(b). - Guốc phanh loại bơi(c).

- Guốc phanh tự cường hóa tác dụng đơn(d). - Guốc phanh tự cường hóa tác dụng kép(e).

Các dạng này còn có thể phân biệt thành các cơ cấu sử dụng với các lực điều khiển guốc phanh từ hệ thống dẫn động khí nén (a), thủy lực (a, b, c, d, e) hoặc cơ khí (a, d)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH ABS TRÊN XE TOYOTA COROLLA ALTIS 2.0v 2013 (Trang 27 - 29)