Cơ cấu phanh trước

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH ABS TRÊN XE TOYOTA COROLLA ALTIS 2.0v 2013 (Trang 81 - 82)

1. Má kẹp; 2. Piston; 3. Chốt dẫn hướng; 4. Đĩa phanh; 5. Má phanh

Nguyên lý làm việc:

- Khi phanh: Người lái đạp bàn đạp, dầu được đẩy từ xylanh chính đến bộ trợ lực, một phần trực tiếp đi đến xylanh an toàn và đến các xylanh bánh xe để tạo lực phanh, phần còn lại theo ống dẫn đẩy piston mở van không khí cho khí quyển vào buồng bên trái của bộ trợ lực. Tạo ra độ chênh áp giữa hai khoang trong bộ trợ lực. Chính sự chênh áp đó sẽ đẩy màng tác dụng lên piston trong xylanh thủy lực tạo nên lực trợ lực hỗ trợ cho lực đạp của người lái. Khi đó lực bàn đạp của người lái cộng với lực trợ lực sẽ tác dụng lên piston thủy lực ép dầu theo đường ống đến xylanh an toàn, theo các đường ống dẫn độc lập đến các xylanh bánh xe trước và sau. Dầu có áp lực cao sẽ tác dụng lên piston trong xylanh bánh xe thông qua chốt đẩy ép má phanh vào trống phanh đối với phanh tang trống phía sau và ép má phanh vào đĩa phanh với phanh đĩa phía trước thực hiện quá trình phanh.

- Khi nhả phanh: Các chi tiết trở về vị trí ban đầu nhờ các lò xo hồi vị, má phanh tách ra khỏi trống phanh, và đĩa phanh. Bộ phận điều chỉnh khe hở, nhờ bộ đàn hồi của vòng làm kín và độ đảo chiều trục của đĩa.

5

4 3

2

Khi nhả phanh các má phanh luôn được giữ cách mặt đĩa một khe hở nhỏ. Do đó tự động điều chỉnh khe hở.

b. Cơ cấu phanh sau

Cơ cấu phanh sau tương tự cơ cấu phanh trước. Thông số kỹ thuật và kết cấu: + Điều chỉnh khe hở tự động

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH ABS TRÊN XE TOYOTA COROLLA ALTIS 2.0v 2013 (Trang 81 - 82)