Quy trình tháo các bộ phận điện tử trong hệ thống phanh ABS

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH ABS TRÊN XE TOYOTA COROLLA ALTIS 2.0v 2013 (Trang 106 - 109)

- Trước khi mở mạch thuỷ lực phải bảo đảm rằng hệ thống đã được xả áp suất. Áp suất được xả bằng cách nhịp pedal thắng một số lần phù hợp tuỳ theo hệ thống.

- Dùng thiết bị thích hợp đễ rút khí hệ thống.

- Chỉ dùng những đường ống Chỉ dùng những loại dầu thắng theo chỉ định của nhà sản suất không dùng dầu silicone trong hệ thống ABS chuyên dùng để dẫn dầu thắng.

- Nếu lắp các thiết bị như điện thoại hoặc cảm biến, phải bảo đảm rằng ăngten và các đầu nối điện không gây nhiễu cho hệ thống ABS.

- Không đóng búa hoặc tarô lên cảm biến tốc độ hoặc vòng cảm biến, chúng có thể bị khử từ và ảnh hưởng đến sự chính xác của tín hiệu điện.

- Khi thay thế cảm biến hoặc vòng cảm biến tốc độ bánh xe kiểm tra khe hở.

- Siết chặt các đai ốc bánh xe tới mô men thích hợp xiết quá chặt sẽ làm roto hoặc trống thắng biến dạng ảnh hưởng đến tín hiệu của cảm biến tốc độ.

4.4.2. Sửa chữa các bộ phận cơ và bộ phận dẫn động

Đĩa phanh :

- Bánh trước kiểu xẻ rãnh thông gió dày : 16  25 mm.

- Bánh sau kiểu đĩa đặc : 8  13 mm Các xy lanh thủy lực :

- Loại xylanh phanh bánh xe : FIS7

- Đường kính xylanh phanh bánh xe : 32,1 (mm)

Xylanh thuỷ lực được đúc bằng hợp kim nhôm. Để tăng tính chống mòn và giảm ma sát, bề mặt làm việc của xylanh được mạ một lớp crôm. Các thân má phanh : Chỗ mà piston ép lên được chế tạo bằng thép lá.

Tấm ma sát : Má phanh loại đĩa quay hở thường có diện tích bề mặt khoảng 1216 % diện tích bề mặt đĩa, nên điều kiện làm mát đĩa rất thuận lợi.

Khoảng cách từ mặt trong tấm ma sát đến đĩa phanh 0,15  0,35 mm

 Sửa chữa các bộ phận cơ.

* Bộ trợ lực chân không

Những hư hỏng của bộ phận trợ lực chân không

- Trợ lực phanh hoạt động có tiếng ồn

Hiện tượng: Khi phanh ô tô có tiếng ồn khác thường ở bộ trợ lực, tốc độ càng lớn tiếng ồn càng tăng.

Nguyên nhân:

- Bộ trợ lực mòn nhiều piston và xylanh lực hoặc thiếu dầu bôi trơn.

- Bơm chân không nứt, gãy cánh gạt ( gây ồn khi tốc độ lớn). Lực tác dụng lên bàn đạp phanh nặng

Hiện tượng: Khi đạp bàn đạp phanh cảm thấy nặng hơn bình thường và tác dụng phanh giảm.

Nguyên nhân:

- Bộ trợ lực phanh mòn hỏng các chi tiết (piston, các van mòn nhiều).

- Các đường ống dẫn, màng cao su và xylanh lực nứt hở

Quá trình sửa chữa bảo dưỡng bộ trợ lực chân không

- Làm sạch bên ngoài bộ trợ lực.

- Tháo và làm sạch các bộ phận và chi tiết.

- Kiểm tra hư hỏng các bộ phận và chi tiết

- Thay thế chi tiết theo định kỳ (màng cao su, các van, các đệm, và cupen…).

- Bôi trơn và lắp các bộ phận

- Lắp bộ trợ lực lên ô tô và kiểm tra

* Xylanh chính Hư hỏng:

- Hỏng các van phân phối, khi hỏng các van nay thì làm cho lực phanh phân bố không đều gây ra bó kẹt banh xe

- Rò rỉ dầu, làm áp suất trong đường ống giảm. Sửa chữa: Thay thế các van phân phối.

* Má phanh Hư hỏng:

- Mòn không đều tấm ma sát má phanh

- Tấm ma sát mòn quá giới hạn

Sửa chữa: Hầu hết các má phanh trên xe con khi bị hư hỏng thì người ta dùng phương pháp thay thế cả ma phanh.

4.5. Quy trình xả không khí hệ thống phanh

Chú ý: Lau sạch ngay lập tức bất kỳ dầu phanh mà tiếp xúc với bất kỳ bề mặt sơn nào.

a. Đổ dầu phanh đầy bình chứa.

- Tháo nắp bình dầu phanh.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH ABS TRÊN XE TOYOTA COROLLA ALTIS 2.0v 2013 (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)