Bộ xylanh khí nén – thủy lực

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH ABS TRÊN XE TOYOTA COROLLA ALTIS 2.0v 2013 (Trang 57 - 59)

A- Đường cấp khí nén; B- Cấp dầu phanh; C- Tới xylanh bánh xe; D- Đường thông khí; E- Báo mòn má phanh.

1. Phớt làm kín; 2. Piston khí nén; 3. Lò xo hồi vị; 4. Thành xylanh; 5. Lỗ thông khí; 6. Đầu cấp dầu; 7. Van điều khiển; 8. Van xả khí; 9. Xylanh

thủy lực; 10. Piston thủy lực; 11. Nắp nhựa; 12. Công tắc điện; 13. Chốt nhỏ; 14. Đai ốc.

Xylanh thủy lực gồm: xylanh 9, piston 10, bình chứa đầu phanh, cụm van điều khiển 7, cụm van dầu và piston thủy lực 10, cuối xylanh 9 là van xả không khí 8. Trên piston 10 có phớt cao su để bao kín giữa xylanh và piston.

Dầu phanh từ bình chứa dầu vào qua lỗ B, chảy qua cụm van 7 tới phần trái của cụm van dầu và piston 10, qua lỗ xuyên tâm vào lỗ piston 10 cấp cho xylanh 9. Từ xylanh 9, dẫn qua lỗ C dẫn đến các xylanh phanh bánh xe.

Xylanh khí nén gồm: buồng 4 dạng hình trụ, bên trong được chia làm 2 khoang M và N nhờ piston khí nén 2, piston 2 được làm kín bằng phớt cao su hình

xuyến 1, và luôn bị đẩy về phía trái nhờ lò xo hỏi vị 3 dạng trụ. Khoang N có thể thông với khí trời nhờ lỗ thông khí D và các màng lọc không khí trong cụm van 5.

Khoang M được cấp khí nén từ van phân phối qua lỗ A vào. Xylanh khí nén và xylanh thủy lực được liên kết với nhau thông qua đòn đẩy 13 và cố định với piston 2 nhờ đai ốc 14. Phớt bao kín kép nằm giữa xylanh khí nén và xylanh thủy lực ngăn cách hai buồng với nhau. Trục piston 13 tỳ vào piston thủy lực 10 ở dạng có khe hở, nhằm mở van dầu trong piston 10 cấp dầu phanh vào xylanh thủy lực 9.

Ở dưới xylanh khí nén 4 bố trí chốt nhỏ 13. Chốt 13, có một rãnh nhỏ, liên kết chốt trượt và tạo thành công tắc 12 đóng mạch điện báo mòn má phanh.

Nguyên lý làm việc:

- Trạng thái không phanh: Van phân phối khí không cung cấp khí nén vào khoang M, lực của lò xo 3 đẩy piston 2 sang trái, thể tích của khoang M đạt nhỏ nhất. Khí trời qua lỗ D và lưới lọc điền vào khoang N. Dầu phanh qua lỗ B, van một chiều chảy vào xylanh 9. Dầu có áp suất thấp, van 7 ở trạng thái đóng, để tránh lọt khí vào hệ thống.

- Trạng thái phanh: Khí nén được cấp bởi van phân phối khí, qua lỗ A, điền đầy khoang M. Áp lực của khí nén thắng lực của lò xo 3 đẩy piston 2 chuyển dịch sang phải. Van dầu của cụm piston 10 bịt đường dầu, xylanh thủy lực 9 là một buồng kín. piston 10 tiếp tục dịch chuyển sang phải làm tăng áp lực dầu và cấp cho các xylanh bánh xe nhờ lỗ C. Dưới áp lực dầu, các guốc phanh được đẩy sát vào trống phanh.

- Trạng thái rà phanh: Áp lực khí nén cân bằng với lực lò xo 3 và áp lực dầu trong xylanh 9, piston của xylanh thủy lực sẽ giữ nguyên ở một vị trí nhất định, áp suất dầu của các xylanh bánh xe ổn định theo mức độ đạp phanh, duy trì trạng thái rà phanh.

- Cơ cấu bào mòn má phanh: Khi má phanh mòn quá mức, khe hở giữa má phanh và tang trống lớn, piston 10 của xylanh thủy lực dịch chuyển nhiều sang phải. Piston khí nén 2 đẩy chốt 13 làm trục trượt 13 di chuyền trong nắp nhựa 11, chỏm cầu của chốt trượt khỏi rãnh, đóng mạch qua công tắc điện 12, đèn ở bảng tablô bật sáng, báo mòn hết má phanh, cần phải điều chỉnh lại hay thay thế.

2.3.3. Hệ thống phanh có khả năng tự động điều chỉnh lực phanh

Quá trình phanh tiễn hành tốt nhất khi lực phanh gần xấp xi bằng với lực bám, tức là mô men phanh sinh ra trong cơ cấu phanh cần tương ứng với mô men bám của bánh xe. Có thể hiểu đơn giản là: mô men phanh sinh ra trong cơ cấu phanh cần tỷ lệ với giá trị tải trọng thẳng đứng của bánh xe khi phanh, đảm bảo nâng cao hiệu quả điều khiển phanh và điều khiển hướng chuyển động cho ô tô.

Quy luật tổng quát đã chỉ ra: khi cảng tăng cường độ phanh (so sánh giữa phanh nhẹ và phanh gấp), tải trọng thăng đứng đặt trên cầu trước G1 càng tăng cao, còn tải trọng thăng đứng trên cầu sau G2 cảng giảm (hình 2.23). Do vậy, cầu sau có nhiều khả năng dẫn đến bị trượt lết bánh xe.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH ABS TRÊN XE TOYOTA COROLLA ALTIS 2.0v 2013 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)