1. Giá cố định; 2. Lò xo lá; 3. Chốt trượt; 4. Giá di động; 5. Má phanh; 6. Lò xo; 7. Đĩa phanh; 8. Piston; 9. Lỗ dẫn dầu; 10. Phớt bao.
Khi chưa phanh, do giá đỡ có thể di động tự lựa dọc trục quay trên chốt trượt, nên khe hở giữa các má phanh với đĩa phanh hai bên là như nhau.
Khi phanh, dầu theo ống dẫn vào xylanh 8. Ban đầu, piston sẽ dịch chuyển để đây má phanh bên phải ép vào đĩa phanh, đồng thời đẩy giá di động về phía
phải, ép má phanh bên trái vào đĩa. Khi tiếp tục tăng áp suất dầu, các má phanh được ép sát, thực hiện quá trình phanh. Các lực ép từ hai phía có tác dụng tương tự với loại có hai piston (giá cố định). Giá di động được dịch chuyển và dẫn hướng trên chốt trượt do tác dụng của dầu có áp suất trong khoang kín.
Như vậy đĩa 7 được ép bởi cả hai má phanh, thực hiện quá trình phanh bánh xe. Khi nhá phanh, áp suất dầu điều khiển giảm nhỏ, các phớt bao kín 10 có khả năng đàn hỏi kéo piston trở vẻ vị trí ban đầu, đồng thời các đĩa phanh quay trơn với độ đảo rất nhỏ, tách má phanh với đĩa. Do bể mặt ma sát phẳng nên khe hở ban đầu của một cặp má phanh và đĩa phanh rất nhỏ (0,03 ÷ 0,1 mm), điều này giúp cho cơ cấu phanh đĩa có khe hở ban đâu rất nhỏ, tăng độ nhạy của cơ cầu khi phanh.
Giá trị mô men phanh sinh ra trên cơ cấu phanh phụ thuộc vào giá trị lực điều khiển P. Trên các có cầu phanh cần mô men phanh lớn có thể dùng 2, 3 piston, được điều khiển đồng thời.
2.1.4. Phanh tay
Phanh tay gồm: Phanh tay bố trí trên trục ra của hộp số (trục truyền), Phanh tay có cơ cấu phanh ở các bánh xe sau.
Phanh tay trên ô tô được dùng đề:
- Đỗ xe trên đường, kế cả đường băng hay trên dốc.
- Thực hiện chức năng phanh dự phòng, khi phần dẫn động phanh chính bị sự cố.
Hệ thống phanh trên ô tô tối thiểu phải có: phanh chính và phanh dự phòng, hai hệ thông này cần được điều khiến riêng biệt. Yêu cầu này đảm bảo ô tô có thể đừng xe kẻ cả khi phanh chính bị sự cố.
Với nhiệm vụ dừng xe trên dốc, phanh tay được chế tạo với khả năng đỗ xe tối đa trên dốc 18% (18° ÷ 20°). Phanh tay được tập hợp bởi hai bộ phận chính: cơ cấu phanh; dẫn động phanh có cơ cấu điều khiển từ khu vực thuận lợi xung
quanh người lái. Bố trí chung của phanh tay được mô tả trên hình 2.12.