Kiện toàn bộ máy quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hình thức hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ở việt nam (Trang 103 - 111)

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớcđối với dựán công –tƣ giao

4.2.3. Kiện toàn bộ máy quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng

năng quản lý của đội ngũ cán bộ

* Hoàn thiện đề án nâng cấp Ban PPP – Bộ GTVT thành Vụ PPP

Mặc dù bƣớc đầu Ban PPP – Bộ GTVT đi vào hoạt động, đã tạo ra nhiều kết quả kích lệ. Tuy nhiên, theo Trƣởng ban PPP thì mô hình Ban hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập về cơ cấu tổ chức, định biên; do vậy, chƣa đáp ứng nhu cầu cấp bách về huy động nguồn lực đầu tƣ phát triển hạ tầng GTVT.

Đầu tƣ theo hình thức đối tác công - tƣ là một xu hƣớng tất yếu nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển hệ thống hạ tầng GTVT, từng bƣớc đƣa nƣớc ta cơ bản thành nƣớc công nghiệp vào năm 2020 nhƣ Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá XI đề ra. Đến hết 2014, Bộ

GTVT đang quản lý số lƣợng lớn các dự án đầu tƣ theo hình thức đối tác công - tƣ (đã triển khai 66 dự án với TMĐT khoảng 148.000 tỷ đồng) và sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới. Các dự án đầu tƣ theo hình thức đối tác công - tƣ có thời gian kéo dài từ 25-30 năm. Bên cạnh đó, thể chế chính sách thu hút đầu tƣ tƣ nhân còn sơ khai, rất cần thiết phải có nghiên cứu sâu để xây dựng, hoàn thiện. Do vậy, nhu cầu hình thành một tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ tham mƣu quản lý Nhà nƣớc về hợp tác công - tƣ thuộc Bộ GTVT (đã đƣợc quy định tại Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ) là hết sức cần thiết, cấp bách.

Cũng theo Trƣởng Ban PPP, việc xây dựng Đề án thành lập Vụ Đối tác công - tƣ là tổ chức hành chính thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ GTVT nhằm huy động các nguồn lực ngoài ngân sách đầu tƣ phát triển KCHTGT để thực hiện Chiến lƣợc phát triển GTVT Việt Nam, phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc là rất cần thiết.

* Đào tạo, nâng cao chuyên môn, kỹ năng quản lý dự án PPP

Dự án PPP đƣợc hình thành theo cơ chế phức hợp về chính sách, pháp luật, tài chính và quản trị. Do vậy, cần chú trọng hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng quản lý dự án cho cán bộ.

Tăng cƣờng năng lực về PPP cho đội ngũ cán bộ có thể đƣợc triển khai theo nhiều hình thức đa dang nhƣ mô hình: lớp học tập trung, buổi thảo luận, hội thảo chuyên đề, buổi thị sát thực tế dự án, hay các chuyến đi học tập kinh nghiệm của các nƣớc phát triển PPP thành công trên thế giới...

4.2.4. Xây dựng tiến trình quản lý dự án từ khi triên khai tới quá trình vận hành khai thác dự án

Cần thiết phải xây dựng một bộ chƣơng trình khung cho quản lý dự án, đặc biệt là các dự án áp dụng hình thức PPP trên cơ sở các thành phần cốt lõi của dự án, các hợp phần đƣợc liên kết và càng chi tiết càng dễ kiểm soát trong tiến trình quản lý dự án; đồng thời, lựa chọn thành viên tham gia ngoài yêu cầu chuyên môn, mỗi thành viên cũng phải có kỹ năng làm việc nhóm, tạo dựng các thành viên thành một đơn vị thống nhất, nhất trí, có mục tiêu dự án tập trung.

Để có cơ sở thực hiện và kiểm soát tối ƣu trong quản lý dự án, cần phải xây dựng một chƣơng trình khung cho tiến trình quản lý dự án, có thể phải xây dựng cho từng dự án cụ thể sao cho các nội dung trong tiến trình có một cấu trúc phân chia công việc rõ ràng hơn (định danh và tách nhỏ công việc).

Ngoài ra, cần xây dựng một tập hợp các tiến trình và phạm vi kiến thức áp dụng chung cho mọi dự án. Theo đó, tiến trình đƣợc mô tả theo các thuật ngữ: Dữ liệu đầu vào (văn bản, kế hoạch, bản thiết kế, các thông tin liên quan...); Công cụ và kỹ thuật quản lý (xử lý các thông tin đầu vào); Đƣa ra kết quả, quyết định (văn bản, sản phẩm, điều chỉnh quá trình...). Trong khi đó, mỗi khu vực kiến thức có chứa một số hoặc tất cả các quy trình quản lý dự án (Ví dụ: Quản lý đấu thầu dự án bao gồm: Lập kế hoạch đấu thầu, tổ chức đấu thầu, thực hiện đấu thầu, Kết thúc đấu thầu).

Theo các chuyên gia quản lý dự án, đầu tƣ nâng cao vai trò trong quản lý dự án hiệu quả, bổ sung rủi ro nhƣ là một hợp phần quản lý, sẽ có một số lợi ích cho cả cơ quan nhà nƣớc và những ngƣời liên quan trong việc cung cấp dự án. Điều này sẽ cung cấp một khả năng lớn hơn để đạt đƣợc kết quả mong muốn; Đảm bảo sử dụng hiệu quả và giá trị tốt nhất các nguồn lực; Đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các bên liên quan của dự án.

Cần tận dụng kiến thức và kinh nghiệm của các tổ chức tƣ vấn quốc tế. Khi các nhà quản lý dự án chuyên nghiệp quốc tế tham gia vào thị trƣờng xây dựng Việt Nam, nó sẽ đem lại nhiều cơ hội cho chính quyền những kiến thức và kỹ năng quản lý dự án hiện đại, đặc biệt là các dự án áp dụng hình thức PPP.

4.2.5. Tăng cƣờng hoạt động kiểm tra, kiểm soát:

CQNNCTQ cần chú trọng và thƣờng xuyên tự kiểm tra, giám sát (hoạt động tự kiểm) toàn diện ở tất cả các khâu trong tiến trình của dự án. Bên cạnh đó không bỏ qua việc thuê đơn vị kiểm định có chuyên môn, uy tin để đánh giá chất lƣợng công trình độc lập. Ngoài ra, CQNNCTQ cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán khi các đơn vị thực thi nhiệm vụ. Đồng thời cũng cần có chế tài đủ mạnh đối với các đơn vị liên quan không thực hiện nghiêm túc các kết luận và kiến nghị của cơ quan thanh kiểm tra.

KẾT LUẬN

Hình thức hợp tác công – tƣ trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ là kênh thu hút vốn đầu tƣ hạ tầng ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nƣớc, trong điều kiện thiếu vốn của nền kinh tế. Để thúc đẩy hơn nữa về số lƣợng dự án PPP cũng nhƣ tăng hiệu quả đầu tƣ của dự án, tránh rủi ro cho nền kinh tế và thiệt hại đối với ngƣời dân thì cần điều kiện tiên quyết là nâng cao hoạt động quản lý nhà nƣớc. Góp phần thực hiện mục tiêu này, đề tài đã tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống từ cơ sở lý luận đến đánh giá thực tiễn công tác quản lý nhà nƣớc đối với hình thực hợp tác công – tƣ tại các dự án giao thông đƣờng bộ giai đoạn 2010 – 2015 để làm cơ sở đƣa ra định hƣớng và giải pháp trong thời gian tới, nhƣ:

Một là, Đề tài đã hệ thống hóa và có bổ sung một số lý luận cơ bản về QLNN, sự cần thiết, nội dung QLNN trong tiến trình triển khai thực hiện dự án PPP.

Hai là, Đề tài đã trình bày thực trạng hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với các dự án PPP giao thông đƣờng bộ do Bộ GTVT quản lý và triển khai trong giai đoạn 2010-2015; phân tích rõ thực trạng để qua đó chỉ ra kết quả, hạn chế của quản lý nhà nƣớc và những nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại.

Ba là, Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đƣa ra định hƣớng tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc tại dự án PPP giao thông đƣờng bộ, đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với hình thức hợp tác công – tƣ trong thời gian tới.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận văn Thạc sĩ, với nội dung nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu giới hạn trong một giai đoạn cụ thể và đối tƣợng chỉ là các dự án PPP do Bộ GTVT quản lý nên một số vấn đề chƣa đƣợc tập trung phân tích, làm rõ nhƣ: việc xây dựng, ban hành và cụ thể hóa quy định đối với tiêu chí tài chính dự án; hƣớng dẫn lập phƣơng án tài chính; chính sách ƣu đãi cho dự án PPP...Đây là những nội dung cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn ở những công trình sau./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. ADB (2009), Mối quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân, Ngân hàng Phát triển châu Á (bản dich);

2. ADB (2012), Kế hoạch Hoạt động Quan hệ Đối tác Công–Tư (PPP)

2012–2020 (bản dịch);

3. Ban QLDA 2 (2014), Báo cáo tình hình đầu tư dự án mở rộng QL 18; 4. Ban QLDA 7 (2015), Báo cáo tình hình đầu tư dự án mở rộng QL 20; 5. Bộ GTVT (2012), Quyết định 1815/QĐ-BGTVT ngày 03/8/2012; 6. Bộ GTVT (2012), Quyết định 2729/QĐ-BGTVT ngày 31/10/2012; 7. Bộ GTVT (2013), Quyết định 3085/QĐ-BGTVT ngày 04/10/2013; 8. Bộ GTVT (2013), Quyết định 1160/QĐ-BGTVT ngày 04/5/2013; 9. Bộ KHĐT (2011), Thông tƣ 03/2011/TT-BKHĐT ngày 27/01/2011; 10. Bộ KHĐT (2014), Quyết định 1724/QĐ-BKHDT ngày 25/11/2014; 11. Bộ Tài chính (2004), Thông tƣ 90/2004/TT-BTC ngày 07/09/2004; 12. Bộ Tài chính (2007), Thông tƣ 149/2007/TT-BTC ngày 11/05/2007; 13. Bộ Tài chính (2011), Thông tƣ 166/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011; 14. Bộ Tài chính (2013), Thông tƣ 159/2013/TT-BTC ngày 14/11/2013; 15. Bộ Xây dựng (2013), Thông tƣ 10/2013/TT-BXD; 16. Chính phủ (2007), Nghị định 78/2007/ND-CP ngày 11/5/2007; 17. Chính phủ (2009), Nghị định 108/2009/ND-CP ngày 27/11/2009; 18. Chính phủ (2011), Nghị định 24/2011/ND-CP ngày 05/4/2011; 19. Chính phủ (2012), Nghị định 107/2012/ND-CP ngày 20/12/2012; 20. Chính phủ (2015), Nghị định 15/2015/ND-CP ngày 14/02/2015; 21. Chính phủ (2015), Nghị định 30/2015/ND-CP ngày 17/03/2015; 22. Chính phủ (2008), Nghị Quyết 30/2008/NQ-CP; 23. Chính phủ (2011), Nghị quyết 11/2011/NQ-CP ngày 24/02/2011; 24. Nguyễn Thị Kim Dung (2008), “Quan hệ đối tác giữa Nhà nƣớc với khu vực tƣ nhân (PPP) trong cung cấp một số loại dịch vụ công cơ bản: Kinh

nghiệm, thông lệ quốc tế tốt và ý nghĩa ứng dụng cho Việt Nam”, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ;

25. Phan Huy Đƣờng (2008), Quản lý nhà nước về kinh tế, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội;

26. Phan Huy Đƣờng (2014),Quản lý công, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia phát hành Hà Nội, Hà Nội;

27. Huỳnh Thị Thúy Giang (2012), “Hình thức hợp tác công - tƣ (Public private partnership) để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh;

28. Hồ Công Hòa (2011), “Mô hình hợp tác công tƣ - giải pháp tăng nguồn vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý của tƣ nhân cho các dự án môi trƣờng ở VN”;

29. Hội nghị Trung ƣơng 4, khóa XI, Nghị quyết 13-NQ/TW;

30. Phan Thị Bích Nguyệt (2013), “PPP - Lời giải cho bài toán vốn để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị tại TP. Hồ Chí Minh”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 10 (20);

31. Quốc hội (2008),Luật Giao thông đường bộ, số 23/2008/QH12, ngày 13/11/2008.

32. Quốc hội (2014), Luật đầu tƣ công số 49/2014/QH13;

33. Thủ tƣớng (2010), Quyết định 71/2010/QĐ-TTg ngày 09/11/2010; 34. Thủ tƣớng (2012), Quyết định 1624/QĐ-TTg ngày 29/10/2012; 35. Thủ tƣớng (2014), Quyết định 1210/QĐ-TTg ngày 24/07/2014;

36. Ủy ban kinh tế Quốc hội (2013), Phương thức đối tác công – tư: Kinh

nghiệm quốc tế và khuôn khổ thể chế tại Việt Nam;

37. Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế TƢ (2008), Phát triển kết cấu hạ tầng

để đảm bảo và thúc đẩy phát triển bền vững, Thông tin chuyên đề số 04-2008;

38. Vidifi (2014), Báo cáo tình hình đầu tư dự án Hà Nội – Hải Phòng; 39. Vụ Pháp chế, “Hoàn thiện khung pháp lý về hợp tác giữa nhà nƣớc và tƣ nhân”, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2011;

40.ADB (2005), Public – Private Partnership (PPP) Handbook; 41.ADB (2008), Public – Private Partnership (PPP) Handbook; 42.Clifford Chance (2011), Public – Private Partnership in Angola;

43.Colverson và Perera, Samuel and Perera, Oshani (2012), Harnessing the Power of Public PrivatePartnerships: The Role of Hybrid Financing Strategies in ustainable Development;

44.Heather Skilling và Kathleen Booth (2007), PPP Handbook;

45. International Bank for Reconstruction and Development/The World Bank, Asian Development Bank, and Inter-American Development Bank (2014), Reference Guide (Version 2);

46. KPMG Global Infrastructure and Projects Group (2011),PPP Vietnam Workshop;

47. Michael J. Garvin (2010), “Enabling Development of the Transportation PublicPrivate Partnership Marketin the United States”, Journal of construction engineering and management;

48. World Bank (2006), India - Building Capacities for PPP;

49. Yescombe, E.R. (2007), “Public-Private Partnerships: Principles of Policy and Finance”, London: Elsevier;

50. Young Hoon Kwak, YingYiChih, William Ibbs, (2009), “Towards a comprehenshive understanding of Public Private Partnerships for Infrastructure Development”, California Management reviewvol. 51, No.2.

51. Zhang, X.Q. (2005)“CriticalSuccess Factors for Public-Private Partnerships in Infrastructure Development”, Journal of Construction Engineering and Management;

Website: 52. www.chinhphu.vn; 53. www.gso.gov.vn; 54. www.mpi.gov.vn; 55. www.mt.gov.vn; 56. www.muasamcong.vn;

PHỤ LỤCSỐ01

ĐỐI TƢỢNG PHỎNG VẤN VÀ CÂU HỎI PHỎNG VẤN

STT Nội dung

A Đối tƣợng phỏng vấn

1 Nguyên Cục trƣởng Cục quản lý đấu thầu - Bộ KHĐT

2 Phó chánh văn phòng – Văn phòng PPP – Cục quản lý đấu thầu

3 Trƣởng ban – Ban Quản lý đầu tƣ các dự án đối tác công – tƣ thuộc Bộ GTVT

4 Phó Kiểm toán trƣởng – Kiểm toán nhà nƣớc chuyên ngành đầu tƣ

B Một số câu hỏi sử dụng phỏng vấn

1 Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc đối với các dự án PPP lĩnh vực giao thông đƣờng bộ ở nƣớc ta hiện nay ra sao?

2 Bộ máy nhà nƣớc quản lý dự án PPP giao thông do Bộ GTVT quản lý có đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn?

3 Nhà nƣớc có thể làm đƣợc gì để tăng cƣờng quản lý dự án PPP, nâng cao hiệu quả đầu tƣ dự án?

4

Những sai sót, tồn tại chủ yếu đối với các dự án PPP giao thông đƣờng bộ thời gian qua? KTNN có những kiến nghị gì trong công tác quản lý dự án PPP hiện nay?

5 Ông/bà đánh giá nhƣ thế nào về công tác quản lý tiến độ và chất lƣợng của các dự án PPP do Bộ GTVT hiện đang quản lý?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hình thức hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ở việt nam (Trang 103 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)