thức PPP trong phát triển hạ tầng giao thông đƣờng bộ ở Việt Nam
4.1.1. Bối cảnh mới ảnh hƣởng tới hình thức PPP và quản lý nhà nƣớc đối với hình thức PPP trong phát triển hạ tầng giao thông đƣờng bộ đối với hình thức PPP trong phát triển hạ tầng giao thông đƣờng bộ
- Cuộc khủng hoảng tài chính đã tạo ra nhiều thách thức, song cũng là cơ hội cho sự thịnh vƣợng của PPP;
- Cuộc khủng hoảng tài chính đã làm thay đổi cơ chế phân bổ quản lý rủi ro theo hƣớng tăng mức rủi ro cho Chính phủ và giảm bớt cho tƣ nhân;
- Sự ra đời của Nghị định 15/2015/ND-CP của Chính phủ về quản lý các dự án công – tƣ (PPP) đã phần nào khắc phục đƣợc những khiếm quyết, lỗ hổng trong quản lý còn thiếu nhất quán giữa hai văn bản là Nghị định 108/2009/ND- CP của Chính phủ, Quyết định 71/2010/QD-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ; qua đây tạo ra nhiều sự kỳ vọng của các nhà đầu tƣ. Song việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn chi tiết chƣa đƣợc các bộ phận thực thi xây dựng và công bố.
- Bối cảnh về nợ công quốc gia, đòi hỏi các dự án PPP không làm tăng nợ công và hạn chế sự bảo lãnh của Chính phủ...
4.1.2. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với hình thức PPP trong phát triển hạ tầng giao thông đƣờng bộ trong phát triển hạ tầng giao thông đƣờng bộ
- Thúc đẩy phát triển hình thức hợp tác công – tƣ trong các dự án hạ tầng giao thông đƣờng bộ cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng, thu hút mạnh vẽ vốn đầu tƣ từ khu vực tƣ và tối đa hóa hiệu quả của từng dự án đem lại cho xã hội. Đồng thời tiết kiệm tối đa nguồn lực của xã hội;
- Đảm bảo nguồn vốn đầu tƣ hạ tầng theo Chiến lƣợc phát triển giao thông Việt Nam đến 2020 tầm nhìn 2030 đặt ra; thu hút tối đa nguồn vốn từ ngoài ngân sách nhà nƣớc và không dẫn đến tăng nợ công;
- Cần có khung hệ thống pháp luật đủ mạnh và phù hợp với thông lệ quốc tế, về lâu dài nên ban hành Luật PPP làm cơ sở pháp lý quan trọng tạo niềm tin cho nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc tham gia đầu tƣ dự án giao thông ở Việt Nam. Quy định rõ ràng và cụ thể về trách nhiệm của Nhà nƣớc trong các dự án PPP; đảm bảo cam kết giữ ổn định môi trƣờng đầu tƣ cho các dự án PPP;
- Lĩnh vực thực hiện PPP là những lĩnh vực thuộc nhiệm vụ mà Nhà nƣớc có trách nhiệm cung cấp cho xã hội;
- Cần thiết thành lập cơ quan chuyên biệt để quản lý, giám sát, tạo cơ chế “một cửa” liên ngành để đảm bảo mục tiêu án; tạo thuận lợi cho nhà đầu tƣ.Đồng thời sớm phân cấp trong quản lý, tạo tính linh hoạt và chủ động trong quá trình triển khai; Tuy nhiên, kinh nghiệm về phân cấp quản lý thời gian qua cũng đã cho thấy trong điều kiện chƣa thiết lập đƣợc cơ chế giám sát hiệu quả và chuẩn bị đƣợc nguồn nhân lực cần thiết, cần quản lý tập trung thống nhất nhằm tránh tình trạng đầu tƣ phát triển tràn lan, phá vỡ quy hoạch chung của cả nƣớc, gây mất cân đối về cơ cấu kinh tế và hậu quả về môi trƣờng.
- Khuyến khích nhà đầu tƣ tự đề xuất dự án PPP phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam
- Đấu thầu cạnh tranh khi có từ hai nhà đầu tƣ trở lên quan tâm; Đồng thời công khai hóa chính sách/ khung giá để giảm thời gian đàm phán;
- Đối với hoạt động kiểm tra, kiểm soát phải đảm bảo sự minh bạch, công bằng giữa các đối tác.