3.1. Tình hình phát triển và những yếu tố ảnh hƣởng đến QLNN đối với hình
3.1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớcđối với hình thức hợp
Đối với dựán PPP trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ thời gian thực hiện dài hạn trên địa hình rộng và phức tạp có sự tham gia của nhiều chủ thể. Trong đó, hoạt động quản lý nhà nƣớc là bắt buộc, tuy nhiên hoạt động này chịu tác động của một số yếu tố sau:
3.1.2.1. Yếu tố khuôn khổ pháp lý
Bên cạnh các bộ luật khung nhƣ Luật Đầu tƣ, Luật Xây dựng, Luật đấu thầu, Luật đầu tƣ công, Luật Doanh nghiệp, Luật NSNN .... Khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực hợp tác công – tƣ nói chung và đối với các dự án giao thông đƣờng bộ nói riêng đƣợc Chính phủ quan tâm ban hành các văn bản pháp luật từ khá sớm, đồng thời luôn đƣợc sửa đổi, hoàn thiện trên cơ sở từ thực tiễn. Văn
bản quy phạm pháp luật điều chỉnh PPP mới nhất là Nghị định 15/2015/ND-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, một số loại hình PPP đãđƣợc áp dụng tại Việt Nam dựa trên các văn bản pháp luật quy định một số hình thức của PPP nhƣ BOT, BTO, BT. Đó là Nghị định 77/CP năm 1997,Nghị định 62/1998/ND-CP,Nghị định 78/2007/ND-CP và Nghị định 108/2009/ND-CP của Chính phủ quy định đối với các hình thức đầu tƣ này. Bƣớc ngoặt lớn thúc đẩy phát triển các dự án công tƣ phải kể đến Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thí điểm đầu tƣ theo hình thức đối tác công - tƣ.
Quá trình hoàn thiện khung pháp lý bằng việc ban hành các văn bản pháp luật liên quan tới hình thức đầu tƣ. Đòi hỏi công tác quản lý nhà nƣớc cần tuân thủ nghiêm túc cũng nhƣ linh hoạt trong mỗi giai đoạn chuyển tiếp.
3.1.2.2. Yếu tố kinh tếxã hội
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009 đã có nhiều tác động đến nền kinh tế, từ việc giảm tốc độ tăng trƣởng GDP từ 8,5% năm 2008 xuống còn từ 5-6% trong các năm 2010-2013. Trong khi đó tỷ lệ lạm phát đỉnh điểm là 27,7% vào quý III năm 2008, sau khi Chính phủ ra Nghị quyết 30/2008/NQ-CP về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế; tỷ lệ lạm phát giảm xuống đáy vào quý III năm 2009 và đƣợc kiểm soát ở mức một con số.
Việc các chỉ tiêu kinh tế biến động lớn, lãi suất huy động tăng cao đã tác động tới các khoản lãi vay của nhiều dự án dẫn đến dự án bị ngƣng trệ, phải điều chỉnh quy mô... Đầu tƣ công chịu sự tác động chung của nền kinh tế và không hề nhỏ, cụ thể Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 cắt giảm đầu tƣ công, tiết kiệm vốn, tập trung cho các dự án chuẩn bị hoàn thành, tất toán vốn, các dự án bức thiết hoàn thành ngay. Một số dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tƣ thuộc diện dừng, giãn tiến độ.
- Để bù đắp do cắt giảm đầu tƣ công, nhà nƣớc đã nâng cao việc xã hội hoá nguồn vốn đầu tƣ, tăng cƣờng đầu tƣ bằng các nguồn khác để giảm đầu tƣ bằng vốn NSNN thông qua hợp đồng theo hình thức BT, BOT, BTO... quản lý nhà nƣớc linh hoạt, tạo cơ chế thoáng hơn cho các nhà đầu tƣ, có nhiều ƣu đãi và có những cam kết đảm bảo vốn đầu tƣ cho khu vực tƣ.
3.1.2.3.Yếu tố về tổ chức bộ máy quản lý và năng lực cán bộ
Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo các dự án hợp tác công – tƣ tại Quyết định số 1624/QD-TTg ngày 29/10/2012 của Thủ tƣớng Chính Phủ. Trong đó, Phó Thủ tƣớng Hoàng Trung Hải làm trƣởng ban; Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và đầu tƣ, Thứ trƣởng Bộ Tài chính làm phó trƣởng ban; và ủy viên là các Thứ trƣởng (hoặc tƣơng đƣơng thứ trƣởng) của các Bộ, ngành, lĩnh vực; Cơ quan thƣờng trực là Văn phòng PPP thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ.
Đối với các dự án PPP lĩnh vực giao thông đƣờng bộ, Bộ GTVT đã thành lập Ban Quản lý đầu tƣ các dự án đối tác công - tƣ (Ban PPP) để thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý, theo dõi, tổng hợp báo cáo hoạt động đầu tƣ các dự án giao thông do Bộ GTVT hoăc các đơn vị thuộc Bộ GTVT làm chủ đầu tƣ hoặc là CQNNCTQ.
Một bộ máy quản lý đƣợc tổ chức khoa học, hợp lý phù hợp với quản lý dự án; với đội ngũ cán bộ có đủ năng lực sẽ là tác động tốt tới đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu dự án và nâng cao hiệu quả dự án
3.1.2.4. Yếu tố nguồn lực đầu tư của khu vực tư
Về phía các đối tác tƣ nhân tham gia thỏa thuận hợp tác công – tƣ trong các dự án hạ tầng giao thông đƣờng bộ ở nƣớc ta thời gian qua là khá đa dạng về loại hình. Từ các đối tác thuần túy là doanh nghiệp tƣ nhân (dự án cải tạo và mở ruông quốc lộ 18), đến các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ của nhà nƣớc, cho đến đơn vị 100% vốn nhà nƣớc (dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng). Đối tác tƣ có thể là một đơn vị hay là liên doanh của nhiều doanh nghiệp cùng tham gia (nhƣ dự án Quốc lộ 20).
Nguồn lực của đối tác tƣ gồm nguồn lực tài chính, kinh nghiệm bộ máy, công nghệ ... việc đối tác tƣ cam kết và tuân thủ đúng các cam kết về nguồn lực phục vụ dự án có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành bại của dự án. Ngƣợc lại, khi đối tác tƣ không thực hiện đúng các cam kết sẽ trực tiếp ảnh hƣởng về tiến độ, chất lƣợng của dự án cũng nhƣ dự án phải điều chỉnh nhiều lần về quy mô, thời gian hoàn thành và nguồn vốn để đầu tƣ. Do vậy, tác động đến hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với dự án.
3.1.2.5. Yếu tố nhận thức của cộng đồng
Thời gian thực hiện các dự án PPP hạ tầng giao thông thƣờng trong thời gian dài, tác động tới môi trƣờng sinh thái, tới an toàn giao thông của ngƣời dân khi thi công, cho đến việc sau khi hoàn thành xây dựng ngƣời dân phải trả phí khi tham gia. Do vậy đòi hỏi các đơn vị có liên quan cần tham vấn ngƣời dân để đƣa ra các biện pháp quản lý, mô hình quản lý và giá thu phí phù hợp. Khi nhận thức cộng đồng đƣợc nâng cao sẽ tác động tích cực tới hoạt động dự án nhƣ đẩy nhanh đƣợc tiến độ GPMB... (đơn cử nhƣ dự án Hà Nội – Hải Phòng, công tác GPMB chậm trễ hơn 3 năm so với yêu cầu của Thủ tƣớng Chính phủ)
3.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hình thức hợp tác công - tƣ trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015