Xây dựng, quản lý danh mục dựán đầu tƣ theo hình thức PPP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hình thức hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ở việt nam (Trang 72 - 75)

3.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớcđối với hình thức hợp tác côn g tƣ trong

3.2.3. Xây dựng, quản lý danh mục dựán đầu tƣ theo hình thức PPP

Hiện nay, theo quy định tại Nghị định số 108/2009/NĐ-CP và Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg, việc xây dựng Danh mục các dự án đầu tƣ theo hình thức BOT, BTO, BT và PPP đƣợc quy định theo các trình tự, thủ tục khác nhau, cụ thể nhƣ sau:

3.2.3.1. Về xây dựng Danh mục dự án theo quy định tại Nghị định số 108/2009/NĐ-CP

Điều 9, Nghị định 108/2009/NĐ-CP yêu cầu các Bộ, ngành và UBND tỉnh lập Danh mục dự án BOT, BTO và BT của ngành, địa phƣơng mình . Tuy nhiên, ngoài mô ̣t số đi ều kiện liên quan đến quy hoạch, lĩnh vực đầu tƣ và khả năng cân đối nguồn vốn thực hiện dự án BT, Nghị định 108/2009/NĐ-CP và Thông tƣ số 03/2011/TT-BKHĐT không quy định cụ thể tiêu chí xem xét dự án đƣợc lựa chọn vào Danh mục dự án. Điều này dẫn đến tình trạng một số địa phƣơng đề xuất dự án không thực sự cấp bách, có tính khả thi. Bên cạnh đó, tình trạng xây dƣ̣ng Danh m ục dự án sơ sài, thiếu thông tin và luận cứ tại nhiều địa phƣơng không chỉ gây khó khăn trong việc tham gia ý kiến và phê duyệt Danh mục dự án mà còn hạn chế khả năng tiếp cận đầy đủ thông tin về dự án của nhà đầu tƣ.

Về việc lấy ý kiến về Danh mục dự án, sau khi các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh tổ chức lập Danh mục dự án BOT, BTO và BT gửi các Bộ, ngành, địa phƣơng có liên quan để lấy ý kiến. Tuy nhiên có ý kiến đề nghị không thực hiện thủ tục lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và các Bộ quản lý ngành đối với các dự án phù hợp với quy hoạch, không có yêu cầu hỗ trợ về tài chính và cơ chế chính sách từ Trung ƣơng. Ý kiến khác cho rằng, các dự án BOT, BTO, BT dù đƣợc thực hiện ở các địa phƣơng, nhƣng đều là những dự án đƣợc thực hiện vì mục đích công, có sự tham gia của Nhà nƣớc. Do đó, việc xây dựng Danh mục dự án cần có sƣ̣ tham gia của các Bô ̣ , ngành liên quan nh ằm thực hiện thống nhất chính sách thu hút đầu tƣ kết cấu hạ tầng, đảm bảo an toàn nợ công và yêu cầu liên kết vùng trong kế hoạch huy động các nguồn lực đầu tƣ.

Về việc công bố Danh mục dự án, theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 108/2009/NĐ-CP, các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh hàng năm phải công bố Danh mục dự án nhằm cung cấp cho nhà đầu tƣ thông tin về các dự án. Tuy nhiên, đến nay một số Bộ, ngành và địa phƣơng chƣa xây dựng và công bố Danh mục dự án theo quy định. Nhiều cơ quan không lập Danh mục dự án mà để cho nhà đầu tƣ đề xuất, rồi trình Thủ tƣớng Chính phủ cho phép chỉ định nhà

đầu tƣ. Việc không công bố Danh mục dự án giảm tính minh bạch, cạnh tranh và hạn chế cơ hội lựa chọn đƣợc nhà đầu tƣ có năng lực tốt nhất. Mặt khác, các dự án đều do nhà đầu tƣ đề xuất dẫn đến tình trạng phải điều chỉnh quy hoạch.

3.2.3.2. Về xây dựng Danh mục dự án theo quy định tại Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg

Theo quy định tại Điều 14 Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg, Đề xuất dự án của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và Đề xuất dự án của Nhà đầu tƣ đƣợc gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ để tổng hợp, tổ chức thẩm định và trình Thủ tƣớng Chính phủ quyết định đƣa Dự án vào Danh mục dự án. Tính tới tháng 8/2013, các Bộ, ngành, địa phƣơng đã gửi về Bộ KH&ĐT danh sách khoảng 200 dự án. Tuy nhiên, các Bộ, ngành, địa phƣơng hầu hết chỉ gửi danh mục dự án với các thông tin chƣa đầy đủ để có thể tiếp tục sàng lọc, đánh giá sơ bộ tính khả thi. Bên cạnh đó, Quyết định nêu trên chƣa có quy định cụ thể về tiêu chí xem xét dự án đƣợc lựa chọn vào Danh mục dự án, dẫn đến việc thực hiện quy định này hiện nay còn lúng túng, chƣa đạt đƣợc mục tiêu, hiệu quả của việc thí điểm thực hiện dự án theo hình thức PPP.

Mặc dù đã có quy định về việc lập Đề xuất dự án trên cơ sở cân đối nguồn vốn thực hiện dự án, nhƣng vẫn có trƣờng hợp Bộ ngành, địa phƣơng phê duyệt tràn lan các dự án đầu tƣ theo hình thức hợp đồng BOT, BT trong khi hàng năm địa phƣơng vẫn phải nhận hỗ trợ từ ngân sách TW, thậm chí có địa phƣơng phê duyệt các dự án đầu tƣ theo hình thức hợp đồng BT có tổng mức đầu tƣ vƣợt từ 3 đến 5 lần ngân sách địa phƣơng hàng năm.

3.2.3.3.Về xây dựng danh mục dự án quy định tại Nghị định 15/2015/ND- CP

Với mục tiêu quy định cụ thể thống nhất, rõ ràng, cụ thể về quy trình, thủ tục lập Danh mục dự án, trong cả hai trƣờng hợp Dự án do CQNNCTQ lập và Dự án do nhà đầu tƣ đề xuất.

- Quy định Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để làm cơ sở xây dựng và công bố dự án.

- Dự án đƣợc lựa chọn lập Đề xuất dự án phải đáp ứng các điều kiện: (i) phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng; (ii) phù hợp với loại hợp đồng dự án và lĩnh vực đầu tƣ quy định tại Nghị định này; (iii) có khả năng thu hút và tiếp nhận nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tƣ; (iv) có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ ổn định, đạt chất lƣợng theo tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu của ngƣời sử dụng trên cơ sở hợp đồng dài hạn; (v) có tiềm năng thu hồi vốn và lợi nhuận cho nhà đầu tƣ; (vi) có tổng mức đầu tƣ từ 20 tỷ đồng trở lên trừ Dự án đầu tƣ theo loại Hợp đồng O&M hoặc Dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.

- Đối với dự án dự kiến sử dụng vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc tham gia thực hiện dự án, Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh thực hiện thủ tục phê duyệt chủ trƣơng sử dụng vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc tham gia thực hiện dự án của cơ quan có thẩm quyền và lấy ý kiến thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc tham gia thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tƣ công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hình thức hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ở việt nam (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)