.Quan điểm lý luận về hiệu quả quản lý tàisản trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả quản lý tài sản tại công ty cổ phần thương mại và tư vấn tân cơ (Trang 30 - 31)

Trong bất cứ một hoạt động nào, con ngƣời đều mong muốn thu đƣợc lợi ích cao nhất. Tuy nhiên để thực hiện đƣợc con ngƣời lại không thể tùy tiện sử dụng các nguồn lực mà bị rang buộc bởi sự giới hạn.Chính vì thế nên lợi ích thu đƣợc luôn phải cân nhắc, so sánh với các nguồn lực đã bỏ ra để thực hiện hoạt động đó. Do đó, khi đánh giá một hoạt động nói chung, chúng ta phải xem xét mối quan hệ giữa kết quả thu đƣợc với chi phí thực hiện, đó chính là hiệu quả. Vậy Hiệu quả đƣợc coi là một thuật ngữ để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong điều kiện nhất định.

Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trƣờng cạnh tranh nhƣ hiện nay đều phải quan tâm tới hiệu quả kinh tế.Đó là cơ sở để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.

Hiệu quả kinh tế (hiệu quả kinh doanh) đƣợc hiểu là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp hoặc xã hội để đạt đƣợc kết quả kinh doanh cao nhất với chi phí thấp nhất, hay nói cách khác hiệu quả kinh tế đó là sự so sánh giữa kết quả đầu ra với yếu tố đầu vào hoặc giữa kết quả với chi phí gắn liền với hoạt động kinh doanh nào đó

Hiệu quả kinh doanh = Kết quả

Chi phí

Hoặc

Hiệu quả kinh doanh = Kết quả

Yếu tố đầu vào

Cách đánh giá này đƣợc hầu hết các nhà kinh tế công nhận và đƣợc sử dụng rộng rãi trong thực tế.Nó cho phép đánh giá chất lƣợng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời còn so sánh đƣợc hiệu quả của các năm hoặc

giữa các doanh nghiệp với nhau.

Về mặt lƣợng, hiệu quả kinh tế biểu hiện mối tƣơng quan giữa kết quả thu đƣợc và chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Kết quả thu đƣợc càng cao so với chi phí bỏ ra thì hiệu quả kinh tế càng cao.

Về mặt chất, việc đạt hiệu quả cao phản ánh năng lực và trình độ quản lý đồng thời cũng đòi hỏi sự gắn bó giữa việc đạt đƣợc những mục tiêu kinh tế và đạt đƣợc những mục tiêu xã hội.Trong giai đoạn hiện nay ở nƣớc ta, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng, nó là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.

Mỗi doanh nghiệp tồn tại và phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhau nhƣ: Tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá doanh thu, tối đa hoá hoạt động hữu ích của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp,… song tất cả các mục tiêu cụ thể đó đều nhằm mục tiêu bao trùm nhất là tối đa hoá giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. Để đạt đƣợc mục tiêu này, tất cả các doanh nghiệp đều phải nỗ lực khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả tài sản của mình.

Nhƣ vậy, hiệu quả quản lý tài sản của doanh nghiệp phản ánh trình độ, năng lực khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp sao cho quá trình kinh doanh tiến hành bình thƣờng với hiệu quả kinh tế cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả quản lý tài sản tại công ty cổ phần thương mại và tư vấn tân cơ (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)