Tác động của di chuyển laođộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do di chuyển lao động trong cộng đồng kinh tế ASEAN cơ hội và thách thức đối với việt nam001 (Trang 33 - 35)

5. Kết cấu luận văn

1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề di chuyển laođộng

1.2.3. Tác động của di chuyển laođộng

Di cư quốc tế là sự di chuyển của những người rời nước gốc hoặc nước cư trú thường xuyên để tạo lập một cuộc sống mới tại nước khác, kể cả tạm thời hoặc lâu dài, vì thế họ phải vượt qua biên giới quốc tế. Di chuyển lao động quốc tế là sự di chuyển người từ quốc gia này sang quốc gia khác với mục đích làm việc. Vì vậy, vấn đề di chuyển lao động quốc tế liên quan mật thiết đến việc đảm bảo quyền con người, đảm bảo phúc lợi xã hội cho người lao động và còn ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, văn hóa, xã hội của nước tiếp nhận và nước gốc.

1.2.3.1 Tác động tích cực

Phân phối lại thu nhập: Tìm kiếm một thu nhập cao hơn luôn là một trong những mục tiêu trước nhất của lao động khi di chuyển đến nước khác, do vậy mà di chuyển lao động quốc tế sẽ góp phần phân phối lạithu

nhập giữa các tầng lớp lao động trong một đất nước và giữa các quốc gia với nhau.

Sử dụng hiệu quả và gia tăng cạnh tranh trong lực lượng lao động sẽ làm tăng năng suất lao động: Khi thị trường lao động được mở rộng sang nhiều quốc gia, người lao động có cơ hội tìm kiếm cho mình một việc làm phù hợp nhất và sử dụng tốt nhất năng lực của bản thân. Đồng thời, khi đó, sẽ tạo nên một sự cạnh tranh giữa lao động bản địa và người nhập cư khiến họ đều phải cố gắng để làm việc hết khả năng của mình. Chính những điều này sẽ làm gia tăng năng suất lao động, gia tăng tính hiệu quả của lao động.

Góp phần làm phẳng thế giới: Người di cư, họ không chỉ mang theo ngôn ngữ, khoa học - kỹ thuật, văn hóa … của đất nước họ đến nơi nhập cư mà họ còn sẽ tiếp thu những giá trị đó từ nước nhận lao động. Đồng thời, những giá trị mang tính phổ biến quốc tế như tiếng Anh,… sẽ được sử dụng rộng rãi và thuần thục. Bên cạnh đó, di chuyển lao động quốc tế còn làm gia tăng kết nối trong giáo dục đào tạo, hướng đến mộtphương thức giáo dục toàn cầu và bằng cấp của các quốc gia được chập nhận rộng rãi.

Gia tăng tiết kiệm và tiêu dùng: Đây là một hệ quả tất yếu khi thu nhập gia tăng. Người lao động có cơ hội được tiêu dùng nhiều hơn và tiết kiệm nhiều hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tăng sự đầu tư cho tương lai.

1.2.3.2. Tác động tiêu cực

Chảy máu chất xám: Đây là một hệ quả không mong muốn nhất nhưng lại dễ gặp phải nhất của các nước xuất lao động mà đặc biệt là các nước đang phát triển và kém phát triển, khi mà người lao động mang theo tri thức của họ đến một đất nước khác để cống hiến và thậm chí là định cư lâu dài. Bộ phận lao động dễ xảy ra tình trạng chảy máu chất xám chủ

yếu là lao động có tri thức cao, họ ra nước ngoài để học tập nhằm nâng cao tri thức và quyết định định cư lâu dài do những điều kiện vượt trội mà họ được nhận so với việc quay trở lại nước nhà.

Phân biệt đối xử: Bất cứ đất nước nào cũng có những chính sách để bảo vệ công dân của họ, vì vậy, người lao động nhập cư có thể sẽ gặp phải những sự phân biệt đối xử từ những chính sách của nước tiếp nhận lao động. Đồng thời, sự hạn chế về hiểu biết ngôn ngữ và pháp luật cũng khiến cho người nhập cư vô tìnhvi phạm pháp luật hoặc gặp rắc rối trong cuộc sống và cả trong công việc. Những vấn đề này khiến cho lao động nhập cư dễ bị tổn thương cả về vật chất lẫn tinh thần và gây tổn hại cho người nhập cư.

Xáo trộn văn hóa bản địa: Việc tiếp nhận lao động nhập cư cùng văn hóa của họ sẽ gây nên tình trạng du nhập những văn hóa không phù hợp, gây xáo trộn văn hóa của nước nhận lao động. Đông thời, một số nước còn bị gia tăng các tệ nạn xã hội như trộm cắp, mất trất tự …gây ra bởi một bộ phận người lao động nhập cư.

Tóm lại, chúng ta thấy rằng, dù là bản thân người lao động, nước xuất lao động hay nước tiếp nhận lao động cũng đều chịu những tác động tiêu cực và tích cực từ vấn đề di chuyển lao động quốc tế. Vì thế, bên cạnh việc mở rộng cửa đối với vấn đề di chuyển lao động quốc tế thì các quốc gia luôn tìm cách đểthắt chặt quản lý đối với vấn đề nhạy cảm này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do di chuyển lao động trong cộng đồng kinh tế ASEAN cơ hội và thách thức đối với việt nam001 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)