Chƣơng 2 : Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu
2.2.1. Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn các chuyên gia đã có các công trình nghiên cứu về thị trường lao động Việt Nam cũng như các vấn đề xung quanh Cộng đồng kinh tế ASEAN mà đặc biệt là vấn đề tự do di chuyển lao động. Các chuyên gia tham gia phỏng vấn bao gồm: 2 cán bộ thuộc Cục việc làm – Bộ lao động, thương binh và xã hội; 2 cán bộ thuộc Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ lao động thương binh xã hội; 8 giảng viên thuộc Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia TP HCM, Đại học Hải Phòng.
Thiết kế câu hỏi phỏng vấn: Các câu hỏi phỏng vấn được thiết kế dựa trên những tìm hiểu và hiểu biết của bản thân tác giả về vấn đề tự do di chuyển lao động trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. Đồng thời, các câu hỏi phỏng vấn cũng sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề chưa được rõ trong quá trình quan sát của tác giả.
Nội dung chính của các câu hỏi phỏng vấn bao gồm:
Đánh giá tác động của MRAs, MNP, AEC, AUN đến Việt Nam cũng như xu hướng của dòng di chuyển lao động.
Nhận định về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của lao động Việt Nam.
Dự báo sự thay đổi của thị trường lao động Việt Nam cũng như các ngành dịch vụ liên quan đến sự tự do di chuyển lao động.
Cách thức tiến hành phỏng vấn: Tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn các chuyên gia theo hai hình thức: Phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua email.
Phỏng vấn trực tiếp được thực hiện đối với những chuyên gia mà tác giả có khả năng gặp gỡ trực tiếp. Trước đó, tác giả sẽ có liên lạc và gửi trước câu hỏi phỏng vấn để các chuyên gia có thời gian xem xét câu hỏi. Các cuộc phỏng vấn này sẽ được ghi âm và trở thành một nguồn dữ liệu sơ cấp của riêng tác giả.
Phỏng vấn qua email được thực hiện đối với những chuyên gia mà tác giả không có khả năng để gặp gỡ trực tiếp. Vì thế, câu hỏi phỏng vấn sẽ được gửi cho chuyên gia qua email và các chuyên gia sẽ gửi lại câu trả lời cho tác giả qua email.
2.2.2. Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu thông qua internet và qua các sách, báo, tạp chí liên quan.
Thu thập thông qua internet bao gồm:
Google Scholar: Tìm kiếm các tài liệu thông qua các từ khoá liên quan. Nguồn Tài nguyên số của Trường đại học kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội: Thu thập các bài viết, công trình nghiên cứu của các cá nhân, tập thể có liên quan đến đề tài.
Các website chủ yếu như: http://www.ilo.org/; http://data.worldbank.org/;
http://www.adb.org/; http://www.asean.org/; …nhằm tìm kiếm các dữ liệu, các bài viết, báo cáo và công trình nghiên cứu liên quan.
Thu thập thông qua sách, báo, tạp chí: Bao gồm các cuốn sách viết về AEC; Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh; Tạp chí tài chính; Tạp chí kinh tế và phát triển …