5.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu
Sự hình thành của Cộng đồng kinh tế ASEAN hứa hẹn mang lại nhiều sự đổi thay cho đất nước. Với mục tiêu đưa ASEAN trở thành một thị trường và khu vực sản xuất thống nhất, biến sự đa dạng đặc thù của khu vực thành những cơ hội hỗ trợ kinh doanh, biến ASEAN trở thành một bộ phận năng động và vững chắc hơn trong hệ thống cung cấp toàn cầu. Cộng thêm sự di chuyển tự do của lao động có kỹ năng giữa các quốc gia thành viên đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế của khu vực Đông Nam Á. Với sự hội nhập mạnh mẽ và sâu rộng đó, AEC hứa hẹn mang đến rất nhiều những cơ hội cho Việt Nam trong việc đẩy mạnh sức tăng trưởng, tạo sự phát triển đột phát không chỉ về kinh tế và còn cả các vấn đề khác, trong đó có việc phát triển đội ngũ nhân lực. Tuy nhiên, nó cũng mang lại những thách thức to lớn mà Việt Nam phải vượt qua để thành công trên con đường hội nhập phía trước. Mở đầu của luận văn, tác giả đã đưa ra 3 câu hỏi nghiên cứu, qua những nghiên cứu được trình bày ở những chương trước về vấn đề tự do di chuyển lao động chất lượng cao trong Cộng đồng kinh tế ASEAN, tác giả rút ra những kết luận cuối cùng và cũng là để trả lời cho 3 câu hỏi đó như sau:
Thứ nhất, trên thực tế, việc thực hiện sự tự do di chuyển rất khó khăn, thậm chí là khó có thể thực hiện được. Vấn đề tự do di chuyển của lao động có kỹ năng trong AEC đã được quy định cụ thể trong Hiệp định di chuyển thể nhân (MNP) và được hỗ trợ bởi các thỏa thuận về công nhận lẫn nhau (MRAs). Tuy nhiên, về mặt hình thức, sự tự do di chuyển này chỉ ở trong một giới hạn rất hẹp với sự di chuyển tạm thời của lao động có kỹ năng, mà chưa có sự tham gia của lao động kỹ năng thấp hơn. Trong khi đó, mười quốc gia thành viên ASEAN hầu hết là những quốc gia đang và kém phát triển, số lượng lao động đáp ứng được các tiêu chuẩn đưa ra để có thể thực hiện việc di chuyển tự do này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số lao động của các quốc gia. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy rằng, trên thực tế, việc thực
hiện sự tự do di chuyển rất khó khăn, thậm chí là khó có thể thực hiện được, bởi hầu hết các quốc gia đều dường như không mặn mà với vấn đề này. Điều đó được thể hiện ở chỗ, có rất nhiều rào cản được các quốc gia đưa ra nhằm hạn chế sự xâm nhập của lao động có kỹ năng ở các quốc gia khác và bảo hộ cho người lao động trong nước. Người lao động khi thực hiện sự tự do di chuyển sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề từ thủ tục hành chính đến những điều kiện về bằng cấp, chứng chỉ, ngoại ngữ … Nếu đem so sánh sự mở cửa của thị trường lao động trong AEC với thị trường lao động của Châu Âu thì có một sự khác biệt rất lớn. Chúng ta chưa thể kỳ vọng một sự mở cửa hoàn toàn với sự đồng bộ về các chính sách lao động, bảo hiểm, phúc lợi xã hội khác.
Thứ hai,thị trường lao động trong nước dự kiến sẽ có nhiều biến động. Cơ hội gia tăng về số lượng việc làm, chất lượng và năng suất lao động. Điều này thể hiện rõ nhất ở các nghề dịch vụ tham gia vào quá trình hội nhập dưới sự hậu thuẫn của các MRA (Bác sỹ, nha sỹ, hộ lý, kỹ sư, kiến trúc sư, kiểm toán viên, giám sát viên, nhân viên du lịch).Tuy nhiên, chúng sẽ cũng sẽ đối mặt với rất nhiều thách thức, trong đócó gia tăng số lượng việc làm bị tổn thương và gặp phải sự cạnh tranh gay gắt. Khi Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức được thành lập, có nhiều chính sách hội nhập sẽ đi vào quá trình thực thi, trong đó có sự di chuyển tự do của lao động chất lượng cao. Điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho thị trường lao động Việt Nam. Cơ hội dễ nhìn nhận thấy nhất chính là gia tăng về số lượng việc làm, bên cạnh đó, chất lượng và năng suất lao động sẽ có cơ hội được cải thiện đáng kể. Điều này thể hiện rõ nhất ở các nghề dịch vụ tham gia vào quá trình hội nhập dưới sự hậu thuẫn của các MRA như Bác sỹ, nha sỹ, hộ lý, kỹ sư, kiến trúc sư, kiểm toán viên, giám sát viên, nhân viên du lịch.Có được điều này là nhờ những cơ hội về gia tăng các dự án đầu tư FDI vào Việt Nam, trong đó, phải kể đến một lượng lớn các doanh nghiệp FDI đầu tư trong nội khối ASEAN. Ngoài ra, Việt Nam còn có nhiều cơ hội để nâng cao nhận thức của người lao động, cải thiện mức sống của người dân cũng như chính sách lương bổng và thu nhập. Tuy nhiên, chúng sẽ cũng sẽ đối mặt với rất nhiều thách thức, trong đó, có một vấn đề ảnh hưởng lớn
đến bản thân người lao động, đó chính là gia tăng số lượng việc làm bị tổn thương. Tình trạng người lao động phải làm việc trong những điều kiện khó khăn, thiếu thốn về các biện pháp bảo đảm sự an toàn cũng như các chính sách phúc lợi tối thiểu như bảo hiểm, được bảo vệ bởi tổ chức công đoàn, sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động, đảm bảo về sức khoẻ, thể lực và thời gian tái tạo lại sức lao động …. Nguyên nhân chủ đạo nhất cho tình trạng này là lực lượng lao động của nước ta tuy nhiều nhưng năng suất lao động thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, cộng thêm ý thức và tính kỷ luật chưa cao. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức về gia tăng tình trạng bất bình đẳng giữa các lao động có trình độ khác nhau, không cân xứng giữa cơ hội và thách thức đối với các ngành nghề khác nhau. Trong đó, có những ngành nghề phải đối mặt với mối lo ngại phải thu hẹp nhu cầu sử dụng lao động cũng như thu nhập trong bối cảnh hội nhập, nhưng bên cạnh đó cũng có những ngành nghề gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu sử dụng nhân lực trong tương lai. Ngoài ra, còn có những thách thức do sự yếu kém trong hệ thống giáo dục đào tạo, cải cách chính sách, pháp luật cho phù hợp với sự hội nhập ngày càng sâu rộng của đất nước.
Thứ ba, cơ hội tìm kiếm những điều kiện làm việc tốt, thu nhập cao cùng với việc tiếp cận những thành tựu khoa học, công nghệ cho lao động Việt Nam ở các quốc gia thành viên khác. Nhưng cũng sẽ đối mặt với thách thức chảy máu chất xám và gặp phải các rào cản phức tạp ở chính sách bảo hộ của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh xây dựng ASEAN thành một cơ sở sản xuất thống nhất và thị trường chung, đồng nhất, thị trường lao động ASEAN rộng lớn với mười quốc gia thành viên là một mảnh đất đầy hứa hẹn với lao động Việt Nam, đặc biệt là lao động có kỹ năng. Nơi đây chứa đựng những cơ hội tìm kiếm những điều kiện làm việc rất tốt, thu nhập cao cùng với việc tiếp cận những thành tựu khoa học, công nghệ cho lao động Việt Nam, đặc biệt là trong những ngành nghề mà Việt Nam đang đi sau như công nghệ sinh học, công nghệ nano …. Bên cạnh đó, với thị trường rộng lớn của mình, hội nhập lao động trong ASEAN sẽ khiến cho lao động có kỹ năng của Việt Nam dễ dàng hơn và có nhiều cơ hội hơn khi tìm kiếm việc làm phù hợp, khi những quốc
gia có mức phát triển cao hơn như Singapore, Malaysia … luôn mở rộng cửa với những chính sách hấp dẫn để mời gọi người lao động có chất lượng cao. Không chỉ người lao động được lợi trên thị trường lao động ASEAN, mà cả đất nước chúng ta cũng sẽ có những cơ hội tốt trong việc gia tăng nguồn kiều hối. Kiều hối góp phần ổn định nguồn thu ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, giảm thiểu sự phụ thuộc nguồn vốn nước ngoài cũng như sức ép tỷ giá của đồng đôla Mỹ, góp phần cân đối trong cán cân thanh toán thương mại. Mặt khác, kiều hối giúp tạo thêm công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người dân thông qua đầu tư, kinh doanh của Việt kiều, đồng thời góp phần cải thiện ngân sách cho nhà ở, y tế, giáo dục...
Như vậy, qua những nghiên cứu đã chỉ ra ở trên, chúng ta đã thấy rõ được những cơ hội và những thách thức song hành khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập và đi liền với nó là sự hội nhập thị trường lao động của mười quốc gia thành viên. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách cũng như bản thân người lao động sẽ có thêm một cái nhìn toàn diện nhất về các vấn đề liên quan đến tự do di chuyển lao động cũng như sự hôi nhập về thị trường lao động ở Việt Nam và các quốc gia thành viên ASEAN.
5.2. Một số đề xuất hướng tới thị trường lao động và lực lượng lao động Việt Nam Nam
Với mục tiêu chính của đề tài là chỉ ra và phân tích những cơ hội và thách thức mang lại từ sự hội nhập lao động trong Cộng đồng kinh tế ASEAN thông qua sự tự do di chuyển của lao động có kỹ năng. Với những cơ hội và thách thức đã được chỉ ra ở tác, tác giả xin đưa ra một vài giải pháp hướng tới thị trường lao động và lực lượng lao động Việt Nam như sau:
Thứ nhất, Các cơ quan chức năng cần mau chóng xây dựng và ban hành các Bộ tiêu chuẩn cần thiết phù hợp với tiêu chuẩn của ASEAN nhằm định hướng cho lao động trong những ngành nghề này. Theo quy đinh ở văn bản có liên quan, chúng ta có 8 ngành nghề tham gia vào quá trình tự do di chuyển của lao động có kỹ năng, bao
gồm: Bác sỹ, nha sỹ, hộ lý, kỹ sư, kiến trúc sư, kiểm toán viên, giám sát viên, nhân viên du lịch. Thế nhưng, hiện nay hầu hết các ngành nghề này đều chưa có những định hướng đầy đủ cho lao động trong ngành để họ nhận thức được những điều cần và đủ để có thể được tham gia vào sự tự do di chuyển trong khu vực. Vì vậy, điều cần thiết nhất hiện nay, đó chính là tạo điều kiện tốt nhất để người lao động có đầy đủ tư cách tham gia vào sự hội nhập lao động trong khu vực. Mỗi ngành nghề liên quan cần phải mau chóng xây dựng các bộ tiêu chuẩn để người lao động khi nhìn vào đó, có thể hiểu được mình cần những điều kiện về văn bằng chứng chỉ nào, cần những kỹ năng cần thiết gì cũng như cách thức để có được những điều kiện đó. Từ đó, giúp người lao động định hướng được rõ ràng con đường đi của mình và tự mình xây dựng những lộ trình thích hợp để đáp ứng những điều kiện mà AEC đưa ra. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng cần thiết hình thành các cơ quan phụ trợ nhằm hộ trợ và tạo điều kiện tốt nhất để người lao động có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thông tin cũng như đạt được các điều kiện cần thiết.
Thứ hai, tăng cường hoạt động tuyên truyền qua tivi, đài, báo, internet, thậm chí có thể đưa chủ đề ASEAN vào các giờ sinh hoạt ngoại khóa hoặc trong chương trình giảng dạy ở bậc phổ thông, … để người lao động có cơ hội được tiếp cận một cách gần hơn, hiểu rõ hơn về AEC cũng như vấn đề tự do di chuyển trong AEC. Chúng ta biết rằng mặc dù ASEAN là một từ ngữ rất thông dụng và hầu hết mọi người dân đều đã từng nghe về nó. Tuy nhiên, để biết được ASEAN là gì, đã có những đổi mới và hội nhập như thế nào trong thời gian gần đây và ASEAN có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống người dân thì không mấy ai biết và quan tâm đến. Thậm chí đến cả những sinh viên đại học, cả các doanh nghiệp cũng không có nhiều người hiểu rõ những vấn đề này. Trong khi đó, giờ đây, ASEAN đã ngày một ảnh hưởng rõ nét đến vấn đề việc làm, vấn đề tiêu dùng hàng ngày, … của mỗi người dân, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của doanh nghiệp. Vì vậy, hoạt động tuyên truyền để người lao động nói chung hiểu được những cơ hội mang đến từ hội nhập ASEAN là việc rất cần thiết.Bên cạnh đó, qua nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng, người lao động sẽ
có cơ hội nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống, có cơ hội tìm kiếm được những công việc tốt … Nhưng để có được những điều đó không hề đơn giản, trong khi năng suất lao động của chúng ta còn rất thấp. Chúng ta cần tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa để nâng cao nhận thức người lao động, rèn giũa họ về tính kỷ luật, và cho họ thấy được tầm quan trọng của việc biết ngoại ngữ, mà đặc biệt là tiếng anh. Từ đó, tạo động lực để bản thân người lao động tự nguyện học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm, hình thành cho mình những kỹ năng cần thiết và tính kỷ luật trong lao động, từ đó tăng khả năng cạnh tranh với người lao động ở nước ngoài trên sân chơi chung là thị trường lao động ASEAN.
Thứ ba, Đẩy mạnh hoạt động của tổ chức công đoàn, đặc biệt trong khu chế xuất, khu công nghiệp … nhằm hạn chế những tổn thương mà người lao động sẽ phải gánh chịu do hội nhập ASEAN mang lại. Chúng ta biết rằng, tổ chức công đoàn là cơ quan bắt buộc phải có ở bất kỳ một doanh nghiệp nào ở Việt Nam, và đây là cơ quan duy nhất đại diện và bảo vệ cho quyền lợi của người lao động. Qua phân tích ở trên, chúng ta biết rằng, một mặt trái của quá trình gia tăng hội nhập đó chính là gia tăng số lượng việc làm bị tổn thương với sự thiếu thốn về các biện pháp bảo vệ cả về vật chất, tinh thần, sức khỏe cũng như điều kiện làm việc. Đối tượng phải chịu sự tổn thương này nhiều nhất là tầng lớp lao động phổ thông, những người thường có thu nhập thấp, thiếu ổn định và cũng là những người có nhân thức hạn chế nhất về quyền lợi của bản thân. Chính vì vậy, tổ chức công đoàn phải được thúc đẩy và hoạt động mạnh mẽ, nhằm bảo vệ người người lao động nhỏ bé ấy, giúp đỡ họ để cải thiện điều kiện làm việc, lương bổng cũng như các chính sách phúc lợi xã hội khác. Gia tăng hoạt động của tổ chức công đoàn bằng cách thường xuyên tổ chức các hoạt động tiếp xúc với đời sống người lao động, các hoạt đồng thể dục, thể thao, văn nghệ … nhằm kết nối và thúc đẩy sự đoàn kết giữa các tầng lớp lao động khác nhau. Bản thân tổ chức công đoàn cũng phải mạnh dạn lên tiếng để bảo vệ quyền lợi của người lao động khi có những dấu hiệu vi phạm, gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người lao động.
Thứ tư, đổi mới, cải cách trong chương trình giáo dục đào tạo, chủ động và tăng cường hoạt động kết nối với các trường đại học trong mạng lưới AUN để kịp thời có những cập nhật về khung đào tạo, bằng cấp chứng chỉ, … Hệ thống giáo dục đào tạo của chúng ta lâu nay vẫn là một chủ đề được bàn thảo nhiều với những bất cấp trong chương trình giảng dạy, hình thức đào tạo … Trong khi đó, rất nhiều các quốc gia trong khu vực đang dựa vào những yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ để dựng lên các rào cản nhằm chống sự nhập cư tìm việc làm của lao động nước ngoài với mục đích bảo hộ người lao động trong nước. Vì vậy, để tao điều kiện thuận lợi cho lao đông khi ra nước ngoài tìm kiếm việc làm, tránh được những rào cản của các quốc gia, chúng ta cần tích cực cập nhật và áp dụng những tiêu chuẩn mới nhất trong chương trình giảng dạy, cung cấp cho người học trước tiên là những bằng cấp, chứng chỉ được công nhận trện khắp khu vực ASEAN, sau là những kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để người lao động có thể đáp ứng được những yêu cầu làm việc ở nước sở tại, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người lao động có thể tận dụng tối đa