(Nguồn: WorldBank, cập nhật lần cuối: 07/07/2016)
triển kinh tế. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia trong khu vực đều chưa thực sự hoà nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, nên vẫn ít bị ảnh hưởng bởi những biến động lớn trong thời gian qua.
Như vậy, về cấu trúc lực lượng lao động, khu vực ASEAN đang có những ưu thế rõ rệt với một lực lượng lao động dồi dào, cơ cấu hợp lý. Mặc dù một số ít quốc gia trong khu vực như Thái Lan và Singapo đã trải qua giai đoạn thịnh vượng nhất của dân số, nhưng đây cũng là một yếu tố để thu hút lao động ở các quốc gia khác trong khu vực, thúc đẩy dòng lưu chuyển của lao động.
Về Việt Nam:
Việt Nam đang trong thời kỳ đỉnh điểm của cơ cấu dân số vàng với 70.28% dân số ở trong độ tuổi lao động, trong đó có đến hơn 80% là lực lượng lao động, thuộc vào nhóm có ưu thế nhất về cơ cấu dân số trong số mười quốc gia thành viên ASEAN. Tuy nhiên, mặc dù cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch dần từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ nhưng đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn có đến 46% lao động
khác. Điều này phản ánh sự lạc hậu của nền kinh tế cũng như sự phân bố thiếu hợp lý của lực lượng lao động. Bởi nông nghiệp là một ngành có năng suất lao động rất thấp và chiếm dụng nhiều lao động khi trình độ phát triển còn thấp và phần lớn là sử dụng lao động theo thời vụ. Việc phân bố không hợp lý này gây ra tình trạng lãng phí sức lao động, giảm năng suất lao động, giảm thu nhập của người lao động và còn gây ra nhiều hệ luỵ khác về xã hội.
Trong những năm qua, sự phát triển và hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế đã giúp cho tỷ lệ thất nghiệp ở mức hợp lý tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ còn cao. Điều đáng lưu ý là tại Việt Nam, lao động có trình độ cao đẳng, đại học lại chiếm tỷ lệ lớn hơn hẳn. Chỉ tính riêng quý 1/2016 thì tỷ lệ thất nghiệp của lao động trình độ cao đẳng là 26.4% còn trình độ đại học lên đến 41%, cao hơn hẳn các lao động có trình độ thấp hơn. Sự bất hợp lý này được thể hiện rõ ở biểu đồ 3.13 bên dưới. Điều này xuất phát từ sự thiếu quy hoạch trong giáo dục đào tạo. Bởi tình trạng bằng cấp cao nhưng kiến thức ít, kiến thức không phù hợp với thực tế làm việc, chương trình đào tạo không phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, tình trạng đào tạo tràn lan không có quy hoạch … là những vấn đề nổi cộm từ lâu nay của nền giáo dục nước nhà.