Chƣơng 4 : Cơ hội và thách thức của laođộng Việt Nam trong bối cảnh AEC
4.2. Cơ hội và thách thức của laođộng Việt Nam trên thị trường laođộng các
4.2.1. Cơ hội và thách thức về vấn đề việc làm và chất lượng việc làm
Sự mở cửa của thị trường lao động trong Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển tự do của lao động có kỹ năng trong khu vực. Lao động có kỹ năng của Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường lao động rộng lớn của các quốc gia còn lại trong khu vực. Đây thực sự là một thị trường đầy tiềm năng với những quốc gia có trình độ phát triển kinh tế cao như Singapore, Malaysia, Thái Lan. Những thị trường này, như đã phân tích ở chương 3, là những thị trường rất khát lao động có kỹ năng. Vì vậy, các quốc gia này đã có rất nhiều chính sách để thu hút nhân tài với những đãi ngộ tốt về cả phương diện tài chính lẫn phúc lợi xã hội. Trong sự hội nhập về lao động, lao động có chất lượng cao của Việt Nam sẽ có cơ hội có được mức thu nhập cao, tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại, có môi trường làm việc hoàn hảo và cạnh tranh công bằng. Tuy nhiên, sự tự do di chuyển này sẽ gặp phải thách thức lớn đó chính là rào cản của các quốc gia tiếp nhận lao động. Chúng ta biết rằng một trong những hạn chế lớn nhất của việc mở cửa thị trường lao động ASEAN đó chính là không có một sự ràng buộc nào đối với các quốc gia thành viên mà chỉ dừng lại ở sự khuyến khích. Mức độ mở cửa sẽ phụ thuộc vào chính sách và pháp luật của mỗi quốc gia. Bên cạnh những nước có mức
độ mở cửa rộng rãi với những chính sách thông thoáng như Singapore thì hầu hết các quốc gia còn lại đều có những quy định ngặt nghèo (đã đươc chỉ ra và phân tích ở chương 3) nhằm bảo vệ người lao động trong nước. Bên cạnh đó, người lao động cần đáp ứng được những yêu cầu về mặt kỹ thuật được quy định trong MRAs. Chính những rào cản này sẽ khiến cho vấn đề tự do di chuyển trở nên khó khăn và khó đi vào thực tế hơn.