Vấn đề di chuyển laođộng trong các liên kết kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do di chuyển lao động trong cộng đồng kinh tế ASEAN cơ hội và thách thức đối với việt nam001 (Trang 36 - 40)

5. Kết cấu luận văn

1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề di chuyển laođộng

1.2.5. Vấn đề di chuyển laođộng trong các liên kết kinh tế

1.2.5.1. Vấn đề di chuyển lao động trong Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA)

Hiệp đinh tự do thương mại Bắc Mỹ được ký kết năm 1994 giữa Mỹ, Canada và Mexico. Chương 16 trong hiệp định này quy định một số vấn đề liên quan đến tự do di chuyển đối với người làm kinh doanh trong khu vực. Các đối tượng liên quan gồm: khách kinh doanh, người làm thương mại - đầu tư, di chuyển nội bộ trong công ty và các lao động có trình độ tối thiểu là bằng tú tài. Tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh của hiệp định không chỉ trong vấn đề kinh doanh dịch vụ mà mở rộng cả nông nghiệp và sản xuất. Hiệp định cũng quy định số lượng giới hạn các chuyên gia củaMexico được phép tự do di chuyển vào Mỹ là 5000 người mỗi năm và cho đến năm 2004 thì quy định hạn ngạch này mới được dỡ bỏ. Bên cạnh đó, chính sách nhập cư không cần visa vào Mỹ của chuyên gia đến từ Mexico và Canada cũng được thực thi, theo đó, các chuyên gia này chỉ cần có chứng nhận của người sử dụng lao động là có thể nhập cư vào Mỹtrong thời hạn 1 năm và có thể gia hạn tùy theo hợp đồng lao động. Những chuyên gia nhập cư theo chính sách này cũng được mang theo vợ/chồng và con cái dưới 21 tuổi.

Tuy nhiên, NAFTA là một hiệp định thương mại tự do trong khu vực nên không có tác động đến một bên thứ ba trong vấn đề di chuyển lao động. Bên cạnh đó, NAFTA được hình thành với mục đích giúp Mỹ và Canada dễ dàng đưa hàng hóa và công nghệ vào Mexico và giúp lao động Mexico dễ dàng nhập cư vào 2 nước kia nên sau một thời gian có hiệu lực, hiệp định đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập do sự bất đồng giữa các bên và do sự căng thẳng trong vấn đề người di cư khiến cho hiệp định này có nguy cơđổ vỡ.

1.2.5.2. Vấn đề di chuyển lao động trong Hiệp định thương mại tự do giữa các nước Nam Mỹ (MERCOSUR)

MERCOSUR là một hiệp định thương mại tự do được ký kết năm 1991 giữa 4 nước có diện tích lớn nhất Nam Mỹ và sau này liên kết với Cộng đồng Andean để hình thành nên Liên minh các quốc gia Nam Mỹ, vì vậy cho đến nay, có thể coi hiệp

định này đã bao trùm lên toàn bộ khu vực Nam Mỹ. Ban đầu, đối với vấn đề tự do di chuyển lao động, MERCOSUR hướng đến sự tự do di chuyển của các yếu tố sản xuất mà trong đó có người lao động. MERCOSUR hình thành một Nhóm làm việc (Working Group) nhằm giải quyết các vấn đề về lao động nhập cư và nhân công. Nhóm này tập trung vào vấn đề tự do di chuyển của lao động, phúc lợixã hội và công nhận trình độ bằng cấp của các quốc gia thành viên. Đến năm 2002, khi Thỏa thuận Cư trú (Residence Agreement) có hiệu lực, đã hợp pháp hóa quyền cư trú cho một lượng rất lớn các lao động nhập cư trái phép trước đó. Thỏa thuận này cũng cho phép lao động có quyền tự do di chuyển đến cư trú và làm việc ở các nước thành viên trong thời hạn ban đầu là 2 năm, sau đó có thể được phép định cư lâu dài. Nó còn đảm bảo rằng, lao động nhập cư sẽ được đối xử về quyền công dân, các quyền lợivề kinh tế, văn hóa, xã hội khác giống như người bản địa. MERCOSUR còn mở rộng đối tượng điều chỉnh về tự do di chuyển sang người thực tập, học việc và thời gian cư trú cho các đối tượngđược kéo dài hơn GAT.

Tuy nhiên, vấn đề tự do di chuyển lao động trong MERCOSUR chưa thực sự được thực hiện triệt để, bởi vẫn còn một số quốc gia được phép áp dụng quy định riêng của mình lên các lao động của các quốc gia thành viên khác nhằm hạn chếsự tự do di chuyển, ví dụ như Brazi yêu cầu những nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải vượt qua các kiểm tra kinh tế; hay một số quốc gia chưa thực sự công nhận bằng cấp trình độ của các quốc gia thành viên mà yêu cầu người lao động nước ngoài phải đáp ứng được các yêu cầu củacác tổ chức chuyên gia trong nước.

Như vậy, chúng ta thấy rằng, mặc dù về mặt hình thức, MERCOSUR là một khu vực mà ở đó, sự tự do di chuyển lao động được đề cao và có xu hướng theo mô hình của Cộng đồng Châu Âu, tuy nhiên, sự thực hiện vẫn chưa được triệt để và có phần chắp vá.

1.2.5.3. Vấn đề di chuyển lao động trong Cộng đồng Châu Âu (EU)

Liên minh Châu Âu (EU) là một trong nhữngkhu vực mà sự tự do di chuyển được thực hiện mạnh mẽ nhất. Sự tự do di chuyển của người lao động, và sau này là toàn

thể công dân, cùng với sự tự do di chuyển của vốn, hàng hóa và dịch vụ là bốn sự tự do di chuyển cơ bản nhất trong thị trường chung Châu Âu. Hiệp ước Roma năm 1958 về việc hình thànhCộng đồng Châu Âu đã quy định ba loại hoạt động kinh tếđược tự do di chuyển bao gồm người làm thuê, người tự kinh doanh và người hoạt động dịch vụ. Những chính sách này đã phá vỡ sựkhác biệt về tiền công, điều kiện làm việc… đối với các lao động đến từ các quốc gia thành viên. Tất cả cơ hội nghề nghiệp được mở rộng đối vớitất cảngười lao động của các quốc gia thành viên ngoại trừ các dịch vụ công cộng. Sự tự do di chuyển ngày càng mở rộng hơn từ các đối tượng hoạt động kinh tế, đến các đối tượng không hoạt động kinh tế và nay là toàn thể công dân của các nước thành viên. Ngày nay, người lao động nhậpcưđến từ các nước thành viên và gia đình của họ được hưởng các chế độ về thuế, phúc lợi xã hội…tương đương như nước chủ nhà bởi các quốc gia thành viên đã phối hợp và thực thi mộthệ thống an sinh xã hội chung và xây dựngmột hiệp định khung công nhậnvề trình độ và bằng cấp. Một dấu mốc quan trọng trong vấn đề tự do di chuyển ở EU đó chính là Hiệp ước Schengen 1990, trong đó, xóa bỏ sự kiểm soát biên giới đối với công dân các nước thành viên, và đối với công dân một nước ngoài khu vực, thì chỉ cần có visa của một trong các nước thành viên là được quyền đi lại tự do trong khu vực.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, Cộng đồng Châu Âu là đỉnh cao của sự tự do di chuyển. Nó không chỉ được áp dụng cho người lao động mà còn mở rộng cho toàn bộ công dân. Nó không chỉ dừng lại ở vấn đề làm việc mà còn mở rộng ra cả các vấn đề phúc lợi xã hội khác. Còn đối với các liên kết kinh tế khu vực khác thì vấn đề tự do di chuyển của lao động đều có những hạn chế nhất định, thậm chí có nguy cơ tan rã. Vì vậy, để thống nhất được một thỏa thuận về tự do di chuyển lao động trong khu vực đã rất khó khăn và mất nhiều thời gian, nhưng để duy trì thỏa thuận đó và xây dựng nó để ngày càng phát triển và hoàn thiện thì không hề dễ dàng và thật sự cần sự phối hợp và đồng thuận của tất cả các thành viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do di chuyển lao động trong cộng đồng kinh tế ASEAN cơ hội và thách thức đối với việt nam001 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)