3.2.4. Về năng suất, trình độ và kỹ năng của lực lượng lao động
Năng suất lao động và trình độ, kỹ năng của người lao động là yếu tố then chốt quyết định sức cạnh trạnh của mỗi quốc gia trên thị trường lao động Cộng đồng kinh tế ASEAN. Đồng thời, chính những yếu tố này sẽ quyết định mức thu nhập của người lao động và qua đó ảnh hưởng rất lớn đến mức sống của mỗi bản thân người lao động cũng như gia đình của họ. Khi các yếu tố này đều ở mức cao, người lao động có cơ hội được tham gia vào những phân đoạn sản xuất có giá trị cao và điều kiện làm việc tốt. Trong Cộng đồng kinh tế ASEAN, sự phân cấp về trình độ phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự khác biệt về năng suất laođộng cũng như trình độ và kỹ năng của người laođộng. Năng suất laođộng được hiểu là sản lượng được sản xuất ra trên mỗi đơn vị laođộng (theo Wikipedia). Theo cách tính của Ngân hàng thế giới (WB), năng suất laođộng được tính bằng GDP trên mỗi laođộng. Biểu đồ 3.9 cho chúng ta thấy sự khác biệt rất lớn về năng suất lao động của các quốc gia ASEAN. Theo đó, người laođộng Singapo có năng suất laođộng vượt trội hơn hẳn các quốc gia khác trong khu vực với mức hơn 50 nghìn USD, các nước
Biểu đồ 3.9: Năng suất lao động ở một số nước ASEAN (PPP 1990)
theo sau như Malaysia, Thái Lan cũng chỉ mới ở mức xấp xỉ 20-30 nghìn USD, các quốc gia còn lại đều dưới 10 nghìn USD. Mặc dù số liệu của Brunei không thể hiện ở biểu đồ này, nhưng với cơ cấu đặc biệt của nền kinh tế nước này là sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ, khí tự nhiên, quốc gia này cũng là nước có năng suất lao động rất cao, vào khoảng hơn 100 nghìn USD theo tính toán của ILO. Ngược lại, Lào lại là nước có mức năng suất lao động đứng tốp cuối cùng với Campuchia và Việt Nam. Xét về trình độ lao động, theo chuẩn mực quốc tế (WB, ILO…), người lao động được phân loại theo trình độ học vấn từ bậc tiểu học, bậc trung học hay bậc cao hơn (thường là bậc cao đẳng, đại học hoặc trên đại học). Theo biểu đồ 3.10, trong những năm gần đây, tỷ lệ lao động ở các trình độ đào tạo ở các quốc gia trong khu vực đều không có sự biến động lớn (ngoại trừ Malaysia năm 2012 và Singapo năm 2013). Theo đó, laođộng có trình độ thấp (tiểu học và trung học) chiếm đại đa số trong lực lượng laođộng của tất cả các quốc gia ASEAN, kể cả Singapo. Ở các quốc gia có trình độ phát triển khá trong khu vực, thì tỷ lệ lao động có trình độ cao cũng chỉ xấp xỉ mức 25%, cá biệt Singapo năm 2013 thì tỷ lệ này chiếm đến gần 50%. Bên cạnh đó, các quốc gia có trình độ phát triển thấp như Campuchia, hay thậm chí là trình độ
Biểu đồ 3.10: Lực lượng lao động theo trình độ giáo dục ở một số quốc gia ASEAN
tương đối khá như Indonesia thì tỷ lệ lao động bậc cao cũng chỉ khoảng 5-8%. Đây là một tỷ lệ rất thấp và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức cạnh tranh của lao động trên thị trường lao động chung của khu vực và tạo ra sự phân cấp quốc gia càng rõ rệt khi hầu hết lao động ở những nước này sẽ chỉ có thể hoạt động ở những phân đoạn giá trị thấp. Không chỉ thế, điều này còn ảnh hưởng đến sức thu hút đầu tư của quốc gia, bởi một khi những ưu thế về lao động giá rẻ giảm đi, các doanh nghiệp chú trọng nhiều hơn đến vấn đề kỹ năng lao động và khả năng cập nhật cũng như điều khiển công nghệ, thì họ sẽ không chọn những quốc gia mà lao động có trình độ thấp là chủ yếu. Khi đó, những quốc gia này sẽ mất đi rất nhiều lợi ích.
Về Việt Nam:
Riêng đối với Việt Nam, việc phân loại trình độ lao động còn khá phức tạp, nhiều cấp, bậc khác nhau và chưa thực sự theo sát cách phân loại của quốc tế. Qua biểu đồ 3.11 chúng ta có thể thấy Việt Nam cũng không hề nằm ngoài xu hướng chung của khu vực. Việt Nam có hơn 80% lực lượng lao động ở trình độ bậc thấp, phần lớn trong số này mới chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở.Trong khi đó, với chưa đến 20% lao động đã qua đào tạo, thì hầu hết là đào tạo nghề ở bậc trung cấp, cao đẳng. Có một điều đáng lưu ý đối với laođộng Việt Nam đó là sự không phù hợp giữa trình
độ, kỹ năng của người lao động được đào tạo ở các trường với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, dẫn đến việc các doanh nghiệp phải có các khoá học đào tạo lại cho người lao động trước khi đưa vào sử dụng. Điều này cũng là một rào cản không hề nhỏ của lực lượng lao động Việt Nam trên con đường hội nhập và cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực. Thêm một vấn đề lớn nữa về mặt kỹ năng, đó là kỹ năng ngoại ngữ. Điều này không chỉ xảy ra đối với người lao động Việt Nam mà còn rất nhiều quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Lào, Campichia… khi kỹ năng ngoại ngữ, mà đặc biệt là tiếng Anh ở các quốc gia được đánh giá rất yếu. Chính vì thế, mà những lao động có khả năng ngoại ngữ tốt, thường có một vị trí công việc tốt và thu nhập cao hơn.
Như vậy, mặc dù với sự phân biệt rõ rệt về năng suất lao động giữa các quốc gia trong khu vực, nhưng các thành viên ASEAN đều có một điểm chung là lao động trình độ thấp chiếm ưu thế. Trong khi hiệp định MNP chỉ điều chỉnh trong phạm vi lao động có kỹ năng, thì rõ ràng sức ảnh hưởng của hiệp định này đối với thị trường lao động của khu vực cũng sẽ có những hạn chế. Để nâng cao sức cạnh tranh của cả khu vực theo như kỳ vọng khi thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN, các quốc gia cần phải nỗ lực để cải thiện năng suất lao động cũng như cơ cấu trình độ của lực lượng lao động. Vì thế, vấn đề cải thiện và cải cách chất lượng giáo dục của mỗi quốc gia cũng như việc gia tăng hiệu quả của mạng lưới liên kết các trường đại họctrong khu vực ASEAN (AUN) cần được chú trọng.
3.2.5. Lương, thu nhập, mức sống
Theo báo cáo về tiền lương toàn cầu năm 2014/15 của ILO, khu vực Châu Á được đánh giá là một trong những khu vực năng động nhất thế giới, trong đó có sự tăng trưởng ngoạn mục của tiền lương thực tế trong những năm gần đây. Theo đó, tỷ lệ
Biểu đồ 3.12: Tăng trưởng lương thực tế trung bình ở khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương 2006-13 (%) (Nguồn: ILO: Global Wage Database 2014/15)
nàyđạt mức 6.0% năm 2013, cao hơn rất nhiều so với mức 2.0% của thế giới. Tuy nhiên, nếu tính riêng khu vực Đông Nam Á, trong đó có các quốc gia ASEAN, thì tỷ lệ này đạt khoảng 5.3% năm 2013 và khoảng 3.7% năm 2012. Cá biệt năm 2008, tỷ lệ tăng trưởng tiền lương thực tế của vùng Đông Nam Á là 0.0% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào giai đoạn này.Nếu xét riêng trong nội bộ các quốc gia ASEAN, một lần nữa chúng ta lại thấy rõ sự phân hoá khi mức chênh lệch tiền lương giữa các nước là rất lớn. Trong khi Singapo có mức tiền lương trung bình vượt trội hơn cả, chỉ đứng sau Australia ở vùng Châu Á Thái Bình Dương thì Campuchia lại là một trong những nước có mức lương thấp nhất châu lục. Các quốc gia còn lại, phân bố rải rác từ mức gần 200 USD/tháng đến trên 600 USD/tháng. Có một xu hướng đang diễn ra trong châu lục đó là sự gia tăng của đội ngũ lao động hưởng lương trong tổng số lao động và khu vực ASEAN cũng không ngoại lệ với mức gia tăng của tỷ lệ này từ 31.9% năm 2000 lên mức 38.8% năm 20131. Có sự gia tăng này là do xu hướng toàn cầu hoá đang ảnh hưởng mạnh mẽ lên toàn bộ khu vực, làm thúc đẩy sự giao lưu, trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khu vực
Biểu đồ 3.13: Lương trung bình và tối thiểu (tháng) ở một số quốc gia ASEAN
(Nguồn: ILO: Global Wage Database; Dezan và Cộng sự, 2013)
với các quốc gia khác trên thế giới. Đồng thời, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp chuyển sang các ngành có giá trị gia tăng cao hơn như thương mại và dịch vụ cũng góp phần to lớn vào việc giảm dần số lao động không hưởng lương (làm việc cho bản thân hoặc cho gia đình, chủ yếu là làm nông nghiệp) và gia tăng số lượng lao động hưởng lương. Từ đó, số lượng người laođộng được hưởng những lợi ích mang lại từ việc gia tăng mức tiền lương hàng năm cũng tăng lên.Tuy nhiên, với mức thu nhập hiện có ở các quốc gia ASEAN, chắc chắn lao động ở rất nhiều nước trong khu vực đang sống ở mức nghèo và không thể có đủ điều kiện để trang trải cuộc sống cho bản thân và gia đình. Vì vậy, việc quy định mức tiền lương tối thiểu là một chính sách hết sức quan trọng nhằm đảm bảo một mức sống tối thiểu nhất cho người laođộng.Vậy nhưng nhiều quốc gia vẫn chưa thực hiện, hoặc thậm chí là chưa xem xét đến vấn đề này. Ngoại trừ những nước có mức sống cao như Singapo hay Brunei không quy định về mức lương tối thiểu, thì những quốc gia kém phát triển như Myanmar hay Campuchia cũng chưa thực hiện được vấn đề này. Bên cạnh những nước có chính sách tiền lương tối thiểu mạnh và chặt chẽ như Việt
Nam, Thái Lan, Malaysia, thì cũng có quốc gia giao quyền quyết định cho từng địa phương (Indonesia) dẫn đến sự chênh lệch mức sống ở các khu vực trong nước, hay phân chia mức lương tối thiểu theo từng ngành nghề kinh tế (Philippin) dẫn đến sự mất cân bằng giữa các ngành nghề kinh tế1.
Tình trạng bất cân bằng về thu nhập theo giới tính vẫn đang tồn tại khá phổ biến ở khu vực ASEAN, theo đó, hầu hết các quốc gia, bao gồm cả những quốc gia có trình độ phát triển và mức thu nhập cao thì mức lương trung bình của phụ nữ vẫn thấp hơn rất nhiều. Điển hình như Singapo hay Campuchia, mức lương trung bình của nữ giới thấp hơn khoảng xấp xỉ 25% so với nam giới.Các quốc gia còn lại, tỷ lệ này khoảng 5-10%. Ngoại trừ Philippin, phụ nữ ở nước này có thu nhập cao hơn nam giới khoảng mức 6.1% do Philippin là nước thu rất nhiều ngoại tệ do xuất khẩu lao động trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, trong đó, lao động nữ giới chiếm đa số. Như vậy, sự khác biệt về năng suất sản xuất kéo theo sự khác biệt về mức lương và thu nhập của người lao động trong các quốc gia ASEAN. Mặc dù khu vực này có mức lương trung bình đang ở mức thấp so với thế giới, nhưng tỷ lệ tăng trương tiền lương thực tế lại cao hơn nhiều so với mức trung bình chung của thế giới. Xu hướng gia tăng lao động hưởng lương trong tổng số lao động, nhưng một số quốc gia lại chưa chú trọng việc thực hiện mức lương tối thiểu, dẫn đến nhiều người lao động vẫn sống ở mức nghèo đói. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại sự bất bình đẳng trong thu nhập giữa nam giới và nữ giới, đòi hỏi các quốc gia cần chú trọng nhiều hơn nữa đến việc cải thiện chính sách thu nhập, nhằm đảm bảo sự công bằng trong xã hội cũng cải thiện mức sống của người lao động.
Về Việt Nam:
Là một quốc gia được xếp vào hạng có thu nhập trung bình-thấp, với mức thu nhập trung bình hàng tháng của người lao động vào khoảng 197USD. Đây là một con số không mong muốn bởi so với các quốc gia khác trong khu vực, người lao động Việt Nam mặc dù có thu nhập cao hơn Indonesia, Lào, Campuchia và Myanmar nhưng
lại chưa bằng 1/3 Malaysia và 1/18 Singapore. Bên cạnh đó, tình trạng bất cân bằng trong thu thập theo giới tính vẫn xảy ra tại Việt Nam với việc mức thu nhập của nữ giới thấp hơn nam giới khoảng 9.4% (ILO, 2014). Bảng 3.1 sẽ cho chúng ta thấy những con số thực tế về mức lương trung bình tháng của người lao động trẻ Việt Nam phân theo giới tính và trình độ bằng cấp.
Bảng 3.1: Lương trung bình hàng tháng của người trẻ theo giới tính và trình độ bằng cấp (nghìn đồng) (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013)
Lương tối thiểu đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi đà tăng trưởng tiền lương sau những năm khủng hoảng. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia Đông Nam Á đã có những quy định chặt chẽ về mức lương tối thiểu với việc thiết lập hai cơ quan ba bên để rà soát tiền lương tối thiểu là Hội đồng tiền lương quốc gia, Đại diện người sử dụng lao đông (VCCI) và đại diện người lao động (Tổng liên đoàn lao động Việt Nam) và được IMF ghi nhận mức độ tăng trưởng tiền lương đạt 5.8% trong gia đoạn 2010-2013. Tốc độ tăng lương tối thiểu cũng khá cao với mức tiền lương tối thiểu thực tế đã tăng khoảng 10% trong cả hai năm 2013 và 2014. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của chính phủ thì với mức lương tối thiểu là 2.15-3.1 triệu đồng/tháng thì vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu mức sống tối thiểu mà người dân mong muốn.
3.2.6. Các vấn đề khác liên quan đến dịch chuyển lao động
Song song với vấn đề di chuyển lao động, sẽ có một số vấn đề nảy sinh đi kèm, đó chính là hiện tượng chảy máu chất xám, định hướng các ngành nghề ưu tiên trong xã hội, bảo vệ người lao động khỏi sự tổn thương cũng như rèn dũa họ về tính kỷ luật và lòng trung thành …
Chảy máu chất xám
Thuật ngữ “chảy máu chất xám” được nhắc đến nhiều trong khoảng 2 thập niên gần đây, khi hoạt động di chuyển lao động bắt đầu phổ biến. Đây là hiện tượng khi người lao động mang kiến thức, kinh nghiệm học được ở nước chủ nhà để đến phục vụ cho nước tiếp nhận lao động. Thông thường, chảy máu chất xám xảy ra nghiêm trọng hơn ở những khu vực mà sự di chuyển của lao động có kỹ năng chiếm ưu thế. Đối với khu vực ASEAN, nơi mà sự di chuyển của lao động phổ thông, ít kỹ năng còn chiếm phần lớn thì vấn đề chảy máu chất xám chưa thực sự được quan tâm đúng mực. Tuy nhiên, ở một số quốc gia đã có những chính sách nhằm hạn chế tình trạng chảy máu chất xám như Việt Nam hay Malaysia. Việt Nam cung cấp các gói học bổng chính phủ cho các đối tượng là công dân trong nước có đủ điều kiện để ra nước ngoài học tập. Kèm theo đó là những ràng buộc chặt chẽ nhằm đảm bảo họ sẽ phải quay trở về để phục vụ đất nước. Malaysia lại thông qua các chương trình của TalentCorp để thu hút người Malaysia ở nước ngoài quay trở về để phục vụ đất nước với những chính sách hấp dẫn như giảm thuế thu nhập cá nhân từ 25% xuống còn 15%; giảm thuế nhập khẩu ôtô, hay cho phép định cư dài hạn đối với vợ/chồng, con cái là người có quốc tịch nước ngoài…
Định hướng ngành nghề ưu tiên trong xã hội
Hội nhập kinh tế khu vực thông qua việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN không chỉ mang đến cơ hội tăng trưởng và phát triển cho mỗi quốc gia mà còn đem lại những cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia thành viên. Đặc biệt, khi các nền kinh tế trong khu vực đều có điểm chung là dựa vào nông nghiệp là chủ yếu (ngoại trừ Brunei và Singapo) thì mỗi quốc gia đều phải có kế hoạch để xây dựng và phát triển những ngành nghề là thế mạnh riêng của mình, nhằm tạo dựng lợi thế cạnh
tranh. Trên nền tảng đó để xây dựng các chính sách về đào tạo và thu hút nhân lực cho phù hợp.
Bảng 3.2: Một số ngành nghề ưu tiên ở các quốc gia ASEAN
(Nguồn: ILO/ADB, 2014)
Thế mạnh lớn nhất của hầu hết các quốc gia là nông nghiệp, vì thế, việc xây dựng các chính sách về an ninh lương thực hay phát triển các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp như nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, công nghiệp chế biến gỗ, ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống … đang được các quốc gia chú trọng. Như ở Thái Lan đã tổ chức các khoá đào tạo sử dụng phân bón sinh học hay thực hành đóng gói bao bì bằng các chất liệu thân thiện với môi trường1. Bên cạnh đó,