Chƣơng 2 : Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2. Thị trường laođộng và sự chuẩn bị của Việt Nam cũng như các quốc gia
3.2.1. Vấn đề di chuyển laođộng giữa các quốc gia
Trong những thập niên gần đây, một số nền kinh tế trong khu vực đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Cùng với các chính sách mở cửa thị trường lao động, sự chênh lệch trình độ phát triển và sự thay đổi của cơ cấu nhân khẩu học, vấn đề di cư ở các quốc gia ASEAN đang diễn biến rất năng động và gia tăng đáng kể. Chỉ từ năm 1990 đến 2013, tổng số lượng người di cư trong nội khối ASEAN đã tăng gấp hơn 4 lần, từ 1,5 triệu đến 6,5 triệu người (ILO/ADB, 2014) và vẫn có xu hướng tăng lên, đặc biệt là khi Cộng đồng ASEAN được thành lập. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là số lượng người di cư là lao động phổ thông, có trình độ thấp vẫn chiếm đa số và rất nhiều trong số đó là sự di cư bất hợp pháp. Lao động có chất lượng cao chiếm một số lượng rất khiêm tốn và chủ yếu đến các quốc gia có chính sách thu hút lao động tốt như Singapo, Malaysia và Thái Lan. Ba quốc gia này cũng là điểm đến chủ yếu của dòng lao động di cư trong khu vực ASEAN trong những năm gần đây. Biểu đồ 3.1 có thể cho chúng ta thấy rõ thành phần người nhập cư đến 3 quốc gia này. Trong đó, Thái Lan là nước có đến 96.2% người nhập cư đến từ các quốc gia ASEAN. Malaysia có đến 61.2% và Singapo là 52.9%. Mặc dù xét trong nội khối đây là 3 nước có dòng người di cư đổ về nhiều nhất, nhưng vẫn tồn tại dòng di cư đi ra khỏi những quốc gia này. Nhưng dòng người nhập cư chủ yếu là những lao động trình độ thấp, còn dòng người di cư lại chủ yếu là người lao động chất lượng cao. Nhưđối
với Thái Lan, năm 2013 có hơn 3,5 triệu người nhập cư, nhưng rất nhiều trong số đó là nhập cư trái phép từ Lào, Campuchia và Myanmar . Trong khi đó, dòng người
Biểu đồ 3.1: Thành phần người nhập cư trong Singapo, Malaysia và Thái Lan, 2013
(Nguồn: ILO/ADB, 2014)
di cư chủ yếu đến các nước phát triển cao như OECD, các nước thuộc Hội đồng hợp tác vùng vịnh (GCC), Singapo và trong những năm gần đây là Nhật Bản và Hàn
Quốc. Malaysia cũng tương tự với gần một nửa lao động nhập cư là lao động phổ thông từ Indonesia, một lượng lao động trình độ thấp đang gia tăng đến từ Myanmar, Bangladesh, Nepal. Họ chủ yếu lao động trong ngành nông nghiệp (29%) và sản xuất (37%)1. Cả Malaysia và Singapo đều có nhiều lao động chất lượng cao làm việc tại các quốc gia phát triển OECD, chính vì thế mà TalentCorp - Cơ quan phối hợp nhân tài Malaysia, chuyên trách về nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước này không chỉ chú trọng thu hút lao động chất lượng cao người nước ngoài mà còn rất đầu tư cho chương trình thu hút người Malaysia trở về nước.
Nguồn lao động chất lượng cao di cưđến 3 quốc gia này khá hạn chế mặc dù cả 3 quốc gia đều có những chính sách mở cửa thị trường lao động. Lớn nhất là Singapo với khoảng 14% lao động nhập cư có chất lượng cao, mặc dù số lượng này đến từ nội khối ASEA là không nhiều. Trong khi nguồn lao động chất lượng cao đến Malaysia và Thái Lan chiếm tỷ lệ rất thấp (Biểu đồ 3.2). Dù cho trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng lao động chất lượng cao là rất lớn ở những quốc gia này.Bên cạnh đó, xu hướng di cư sang các nước ASEAN phát triển hơn đang ngày càng gia tăng ở Myanmar, Indonesia, Lào, Campuchia. Số lượng di cư sang các nước trong nội khối ở những nước này đều ở mức trên 40% tổng số người di cư trong cả nước từ những năm 1990 đến nay. Trong khi đó tỷ lệ này có xu hướng giảm đối với Việt Nam và Philippin2. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, 2 quốc gia này đều rất chú trọng đến việc khuyến khích người lao động ra nước ngoài làm việc. Điểm đến của người lao động Việt Nam trong những năm gần đây tăng mạnh nhất đối với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, GCC và Malaysia, với những ngành nghề chủ yếu dành cho lao động phổ thông như may mặc, điện tử, chế biến thực phẩm, công nghiệp đóng tàu hay nghề cá3. Bên cạnh đó, lao động người Philippin lại có mặt rất nhiều ở các nước OECD (nằm trong tốp 10 quốc gia nhập cư nhiều nhất) và một số quốc gia phát triển như GCC, Hồng Kông hay Singapo và là một
1ADBI, 2014.Labor migration, skills and Student mobility in Asia
2ILO/ADB, 2014.ASEAN Community 2015: Managing integration for better jobs and shared prosperity
nguồn thu ngoại tệ rất lớn cho Philippin với thu nhập hàng năm chiếm đến gần 10% GDP của nước này1. Tuy nhiên, trái ngược với Việt Nam, thì có đến hơn 10% lao động người Philippin làm việc ở nước ngoài là lao động chất lượng cao, với những ngành nghề chủ yếu là bác sỹ, y tá, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ…
Như vậy, chúng ta thấy rằng, dòng lao động di cư trong khu vực ASEAN đang gia tăng mạnh mẽ, tuy nhiên, chủ yếu là lao động phổ thông với trình độ thấp. Cộng đồng ASEAN với chính sách tự do di chuyển đối với lao động có kỹ năng sẽ phần nào làm đa dạng và gia tăng tỷ trọng của những lao động này trong dòng di cư hiện nay. Tuy nhiên, với những giới hạn hẹp trong MNP và rào cản từ chính sách của mỗi quốc gia thành viên, dòng chảy của lao động có kỹ năng vẫn chưa thể được khơi thông thuận lợi và mau chóng trong những năm tới.
Về Việt Nam:
Trong vấn đề di cư lao động quốc tế, Việt Nam được biết đến là một nước gửi lao động (sending country) bởi lượng lao động di cư ra nước ngoài tìm việc làm đã tăng lên mạnh mẽ trong thời gian qua, trong khi đó, lượng lao động nước ngoài đến Việt
Biểu đồ 3.3: Số lượng di cư trong nội khối ASEAN, 2013
(Nguồn: Guntur Sugiyarto và Dovelyn Rannveig Agunias, 2014)
Nam làm việc lại rất hạn chế. Biểu đồ 3.3 cho chúng ta thấy rõ hơn tình hình này. Mặc dù biểu đồ thể hiện sự di cư trong nội khối, nhưng phần nào phản ánh đúng thực trạng của Việt Nam trong dòng chảy của lao động di cư quốc tế. Về lao động di cư, trong khoảng một thập niên gần đây, Việt Nam tích cực thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động và đây là một phương thức quan trọng giúp Việt Nam tăng dòng kiều hối cũng như giải quyết tình trạng dư thừa lao động. Năm 2014, có hơn 105,000 lao động được xuất khẩu ra nước ngoài, tập trung chủ yếu ở Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia. Ngoài ra Việt Nam đang thúc đẩy việc xuất khẩu lao động được mở rộng ra các quốc gia khác như Ả Rập, Quata, Thái Lan, Đức … Lao động đi theo con đường xuất khẩu lao động chủ yếu có trình độ thấp, hầu hết là tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung cấp dạy nghề và làm việc chủ yếu ở các ngành nghề như công nhân sản xuất, công nhân xây dựng, công nhân lao động trên tàu thuỷ, tàu cá, giúp việc nhà … Ngoài ra, ở Nhật Bản và Đức đang thí điểm chương trình Điều dưỡng viên, hộ lý học việc. Lao động nữ cũng tham gia vào dòng chảy của xuất khẩu lao động, tập trung chủ yếu ở thị trường Đài Loan, Malaysia với các công việc như giúp việc nhà, công nhân dệt may … Mặc dù, xuất khẩu lao động là một chính sách đúng đắn và là con đường mang lại rất nhiều lợi ích cho cả quốc gia và cá nhân người lao động, nhưng hiện nay vẫn còn một số thách thức mà Việt Nam phải tích cực giải quyết. Điển hình nhất là tình trạng phá vỡ hợp đồng, lao động bỏ trốn (thị trường như Hàn Quốc, Malaysia), lao động bị tổn thương, đối xử vô nhân đạo, lừa gạt … (một số thị trường ở Trung Đông).
Ngoài con đường xuất khẩu lao động, Việt Nam vẫn tồn tại tình trạng di cư bất hợp pháp sang một số quốc gia láng giềng như Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc. Hầu hết lượng lao động này là những lao động trình độ thấp, cuộc sống nghèo đói và có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng bóc lột sức lao động.
Cho đến hiện nay, lao động chất lượng cao đi cư ra nước ngoài đều chủ yếu thông qua con đường du học, hệ vừa học vừa làm … tập trung chủ yếu ở các nước OECD (khoảng 94,000 vào năm 2011) (ADBI, 2014). Tuy nhiên, số lượng này còn rất hạn
chế.Việt Nam khuyến khích việc gửi công nhân có tay nghề cao để làm việc ở một số thị trường lao động nước ngoài như gửi công nhân thi công lành nghề và kỹ sưđến Trung Đông, Nhật Bản và Hàn Quốc. Với châu Phi, Việt Nam cũng triển khai các thỏa thuận song phương để cung cấp một số lượng bác sĩ, dược sỹ cho khu vực này. Bên cạnh đó, chương trình hợp tác 3 bên với châu Phi và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) nhằm cung cấp đội ngũ các kỹ sư nông nghiệp (ADBI, 2014).
Về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Báo cáo tại Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Nghị định 102/2013/NĐ-CP và những kiến nghị sửa đổi, bổ sung (27/1/2015) do Bộ LĐTB&XH phối hợp với Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) tổ chức tại Hà Nội cho thấy: Tính đến tháng 12/2014, cả nước có 76.309 lao động nước ngoài (LĐNN) đang làm việc. Trong đó, số lao động không thuộc diện cấp phép là 5.610 người (chiếm 7,35%). LĐNN đến từ 74 quốc gia (quốc tịch châu Á chiếm 58%, quốc tịch châu Âu chiếm 28,5%).
Như vậy, Việt Nam đang đóng vai trò là một nước gửi lao động trong dòng chảy di cư lao động quốc tế. Lao động chất lượng thấp chủ yếu di cư qua con đường xuất khẩu lao động và một số ít thông qua hình thức di cư bất hợp pháp, còn lao động có kỹ năng thì chủ yếu đi theo con đường du học hoặc vừa học vừa làm, nhưng số lượng này còn rất hạn chế. Lao động Việt Nam di cư trong nội khối chưa nhiều, tập trung hầu hết thông qua việc xuất khẩu lao động đến các quốc gia như Thái Lan, Malaysia. Vì vậy, với cơ hội mở cửa thị trường lao động trong AEC, Việt Nam có thể có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu lao động và người lao động Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn để làm việc ở 10 quốc gia thành viên ASEAN. Đồng thời, lao động các quốc gia này cũng có cơ hội để tìm hiểu và tìm kiếm việc làm ở thị trường Việt Nam.