Thể chế chính sách liênquan đến di chuyển laođộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do di chuyển lao động trong cộng đồng kinh tế ASEAN cơ hội và thách thức đối với việt nam001 (Trang 56)

Chƣơng 2 : Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2. Thị trường laođộng và sự chuẩn bị của Việt Nam cũng như các quốc gia

3.2.2. Thể chế chính sách liênquan đến di chuyển laođộng

Với sự thành lập AEC, sự di chuyển của lao động có kỹ năng sẽ gia tăng, tuy rằng các quốc gia đều ký vào thoả thuận đồng ý cho sự tự do di chuyển của lao động có

kỹ năng được diễn ra nhưng bản thân mỗi quốc gia đều có những biện pháp nhằm hạn chế hoặc khuyến khích sự tự do này.

Các chính sách nhằm khuyến khích sự tự do di chuyển

Khuyến khích lao động nước ngoài tìm kiếm việc làm trong nước: Đây chủ yếu là các nước có trình độ phát triển khá cao và có sự thiếu hụt nhân lực khá lớn ở trong nước. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu về nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, các quốc gia này đã có nhiều chính sách nhằm thu hút nhân lực ở các quốc gia khác.

Singapo là một quốc gia phát triển nhất và cũng là nơi thu hút nhiều nhân lực chất lượng cao nhất trong khu vực bởi chính sách nhập cư thông thoáng và tự do. Tại đây, lao động nhập cư chất lượng cao còn chiếm tỷ lệ lớn hơn cả lao động phổ thông. Để tạo sự thuận lợi trong việc thu hút lao động, Singapo thành lập 2 cơ quan trực thuộc chính phủ đảm nhận việc thu hút, tuyển dụng và quản lý lao động, bao gồm Uỷ ban thông tin và sắp xếp việc làm dịch vụ cho các chuyên gia (Professionals’ Information and Placement Service - PIPS) và Uỷ ban thu hút nhân tài đến Singapo (Committee for Attacting Talent to Singapore - CATS). Trong đó, PIPS tập trung vào lĩnh vực các dịch vụ công cộng của nhà nước còn CATS lại tập trung vào các lĩnh vực do tư nhân làm chủ. So với các quốc gia khác, người lao động nước ngoài làm việc tại Singapo dễ dàng hơn trong việc lưu trú dài hạn và trở thành công dân Singapo. Ngoài ra, họ còn được đề nghị các gói học bổng, học bổng nghiên cứu, có cơ hội nâng cao đời sống nhờ mức thu nhập hấp dẫn và hưởng chính sách thuế ưu tiên cho người nước ngoài.

Malaysia cũng là một quốc gia rất chú trọng vấn đề thu hút nhân lực chất lượng cao trong những năm gần đây. Với chưa đến 2% nhân lực chất lượng cao trong thị trường lao động năm 2010, Kế hoạch Malaysia lần thứ 10 (2011-2015) đã đề ra mục tiêu gia tăng con số này lên mức 37%1. Đồng thời, Chính phủ đã thành lập Cơ quan phối hợp nhân tài Malaysia (TalentCorp) chuyên trách về nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước. TalentCorp đã đề ra 2 chương trình: Chương trình thu hút nhân tài trở về (Returning Expert Programme - REP) tập trung vào việc kết nối và

khuyến khích nhân lực chất lượng cao người Malaysia đang làm việc ở nước ngoài trở về nước và Chương trình Residence Pass-Talent (RP-T) tập trung vào việc thu hút người tài của các quốc gia khác đến làm việc tại Malaysia. RP-T đã đưa ra rất nhiều phúc lợi dành cho lao động chất lượng cao người nước ngoài làm việc tại Malaysia như thời hạn sống và làm việc tại Malaysia lên đến 10 năm, có thể linh hoạt chuyển từ tổ chức/công ty này sang tổ chức/công ty khác, được tạo điều kiện để vợ/chồng cũng được làm việc tại Malaysia, con cái (dưới 18 tuổi) cũng được học hành và được mang theo người phụ thuộc đến sinh sống ở nước này1…

Khuyến khích lao động trong nước tìm kiếm việc làm ở nước ngoài: Đây là nhóm các quốc gia có dân số đông, nhưng trình độ phát triển còn kém xa các quốc gia khác. Với những khác biệt thu nhập, điều kiện làm việc, điều kiện sống, … người lao động mong muốn di cư tạm thời đến các quốc gia phát triển hơn nhằm cải thiện cuộc sống. Đồng thời, chính phủ cũng mong muốn giải quyết tình trạng thất nghiệp trong nước và tìm kiếm thêm nguồn ngoại tệ cho quốc gia. Để khuyến khích người lao động ra làm việc ở nước ngoài, một số quốc gia đã hình thành các cơ quan chuyên trách trực thuộc chính phủ đảm nhận mọi công tác liên quan. Một số nước khác lại giao cho công ty tư nhân đảm nhận và chính phủ thực hiện việc quản lý.

Philippin là một quốc gia điển hình nhất, với số lượng người lao động làm việc ở nước ngoài đông nhất trong khu vực. Chính phủ Philippin đã xây dựng 2 cơ quan trực thuộc, chuyên trách về vấn đề xuất khẩu lao động, đó là Cơ quan quản lý lao động ngoài nước (Philippine Overseas Employment Administration - POEA) và Cơ quan giáo dục kỹ thuật và phát triển kỹ năng (Technical Education and Skills Development Authority - TESDA). POEA là đầu mối tìm kiếm, kết nối và thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết giữa các tổ chức, công ty có nhu cầu tuyển dụng lao động ở nước ngoài với người lao động Philippin; đầu mối tuyên truyền, phổ biến về các chính sách, pháp luật của Philippin và nước tiếp nhận về vấn đề nhập cư và cũng là cơ quan bảo vệ quyền lợi của người Philippin lao động ở nước ngoài và giúp đỡ họ hoà nhập cộng đồng sau khi về nước. POEA còn tỏ ra là một cơ quan

hoạt động rất hiệu quả và có sự kết nối thường xuyên với người lao động thông qua giao diện trang web thân thiện và đường dây điện thoại nóng nhằm hỗ trợ kịp thời cho người lao động1. TESDA lại là tổ chức chuyên trách về đào tạo, cấp bằng cho người lao động muốn làm việc ở nước ngoài. Như vậy, thông qua 2 cơ quan này, người lao động có thể thực hiện toàn bộ các khâu từ nâng cao trình độ, bằng cấp, tìm kiếm việc làm ở nước ngoài, bảo đảm quyền lợi và hoà nhập cộng đồng. Đồng thời, Chính phủ cũng dễ dàng hơn trong việc quản lý lao động ở ngoài nước.

Các quốc gia khác như Indonesia, Việt Nam, Campuchia lại đẩy mạnh việc đưa lao động ra làm việc ở nước ngoài theo một cách khác, đó là thông qua các đại lý tư nhân. Các đại lý này, được sự cấp phép của chính phủ, sẽ thực hiện toàn bộ các khâu từ việc kết nối người lao động với tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê lao động, tuyển dụng, đào tạo, làm hợp đồng … Còn chính phủ sẽ thực hiện việc quản lý lao động, cấp phát visa. Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ hỗ trợ bằng các chính sách mở cửa như tạo thuận lợi cho vấn đề cấp phát visa, ký kết các thoả thuận về lao động với các quốc gia có tiềm năng… Đối với Thái Lan, là một nước thu hút nhiều lao động trong những năm vừa qua, nhưng để chuẩn bị hội nhập Cộng đồng ASEAN một cách toàn diện, Chính phủ Thái Lan yêu cầu các cán bộ ở các cơ quan công quyền phải học hai thứ tiếng là tiếng Anh và một thứ tiếng trong ASEAN2. Bởi một sự thật là rất nhiều người lao động Thái không thể giao tiếp bằng tiếng Anh, nhưng Chính phủ nhận thấy rõ, tiếng Anh sẽ là một ngôn ngữ phổ biến trong ASEAN, vì vậy, người lao động Thái được yêu cầu không chỉ nói tiếng mẹ đẻ mà còn phải giao tiếp được bằng một trong các ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Trung hay Bahasa (ngôn ngữ chính của người Indonesia và Malaysia)3. Hệ thống giáo dục Thái Lan còn lên kế hoạch chuẩn bị kỹ càng để thế hệ trẻ có một lợi thế cạnh tranh cao nhất trong khu vực bằng việc thúc đẩy các phong trào tìm hiểu về các nước thành viên ASEAN

1ILO, 2006. Using Indonesian law to protect and empower Indonesian migrant workers: Some lessions from the Philippines

2http://www.vietnamplus.vn/thai-lan-nhanh-chong-xay-dung-chien-luoc-rieng-don-dau- aec/362833.vnp

trong cộng đồng dân cư, đặc biệt là học sinh, sinh viên, triển khai các chương trình đào tạo hướng nghiệp, ký kết nhiều thỏa thuận về phát triển đào tạo kỹ năng với các nước ASEAN để đảm bảo đầu ra được công nhận trên toàn khu vực.

Các chính sách nhằm hạn chế sự tự do di chuyển

Mặc dù các quốc gia đã ký kết và công nhận sự tự do di chuyển của lao động có kỹ năng trong khu vực và bên cạnh các chính sách nhằm khuyến khích sự tự do di chuyển này thì các quốc gia vẫn thực thi rất nhiều biện pháp nhằm hạn chế chủ yếu là sự xâm nhập của lao động nước ngoài vào quốc gia mình. Các biện pháp này bao gồm một số quy định, chính sách,pháp luật của nhà nước; các quy định về thủ tục visa, giấy phép và các yêu cầu về bằng cấp, kinh nghiệm, trình độ đào tạo…

Các chính sách và pháp luật của nhà nước

Có rất nhiều quốc gia ASEAN, đặc biệt ở những nước có trình độ phát triển thấp như Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, thậm chí cả Malaysia đều có quy định cần phải ưu tiên trước hết cho công dân trong nước trong vấn đề việc làm. Đặc biệt, Campuchia quy định số lượng lao động người nước ngoài không được phép vượt quá 10% tổng số lao động, trong đó, nhân viên văn phòng không quá 3%, chuyên gia không quá 6% và công nhân lao động không quá 1%, các trường hợp khác cần có sự chấp thuận của Bộ lao và đào tạo hướng nghiệp (Luật lao động Campuchia)1. Malaysia cũng quy định quyền ưu tiên cho công dân Malaysia, theo đó, số lượng người nước ngoài không được vượt quá 30% ở bất kỳ ngành nghề nào. Còn Việt Nam quy định chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần phải có kế hoạch để đào tạo và truyền đạt kinh nghiệm lại cho người thay thế là công dân Việt Nam. Một số quốc gia lại quy định một số ngành nghề cụ thể mà chỉ dành cho công dân trong nước (người nước ngoài không được phép làm việc trong những ngành nghề này) như Philippin. Theo đó, ở Philippin, giấy phép hành nghề của các ngành nghề như kỹ sư, dược và các ngành nghề liên quan, kế toán, kiến trúc chỉ được cấp cho công dân người Philippin. Pháp luật nước này cũng quy định quyền ưu tiên cho công dân Philippin trong việc được tuyển dụng vào các ngành nghề, dự án mà người

nước ngoài tài trợ vốn. Trong Hiến pháp nước này (năm 1987) còn viết rằng tất cả các ngành nghề trong Philippin đều giới hạn chỉ cho công dân người Philippin, ngoại trừ các trường hợp theo quy định của pháp luật. Nước này quy định một danh sách gồm 26 ngành nghề chỉ dành cho người Philippin và nay thì giới hạn lại 5 ngành nghề gồm dược, ngành X-quang và công nghệ tia X, tội phạm học, lâm nghiệp và luật1.Thái Lan lại quy đinh số lượng lao động người nước ngoài làm việc tại mỗi công ty/tổ chức dựa vào số vốn đăng ký của tổ chức đó, cứ 1 triệu bath (tương đương khoảng hơn 27 nghìn USD) thì được phép tuyển 1 lao động ngoài nước. Tối đa một tổ chức sẽ chỉ có 10 lao động người nước ngoài hoặc 3% số lao động làm việc tại tổ chức đó.

Quy định về visa, giấy phép

Đây là khía cạnh được nhiều quốc gia sử dụng để hạn chế sự nhập cư của những người lao động nước ngoài. Những quy định về thủ tục làm visa, phí, và thời hạn hiệu lực là những yếu tố góp phần tích cực trong việc gia tăng hiệu quả của biện pháp này.

Brunei quy định, người nước ngoài để được cấp visa, cần đáp ứng những yêu cầu như chủ sử dụng lao động phải là tổ chức hợp pháp, được cấp phép và người chủ sử dụng lao động này phải lấy visa và chịu trách nhiệm đối với từng lao động là người nước ngoài. Visa có thời hạn trong 2 năm, sau 2 năm này, người lao động bắt buộc phải trở về nước. Đối với những visa có thời hạn từ 3 tháng trở lên, người lao động phải đăng ký Thẻ chứng minh nhân thân.

Campuchia lại quy định cấp Visa kinh doanh cho tất cả người lao động nước ngoài (visa này có thời hạn 1 tháng và có thể gia hạn lên đến 1 năm). Những người có visa này sẽ không được phép làm việc tại Campuchia cho đến khi có giấy phép lao động và thẻ làm việc được cấp bởi Bộ lao động. Để có được những giấy tờ này, người lao động cần phải đáp ứng các điều kiện như có hộ chiếu hợp pháp, giấy phép cư trú hợp pháp, có giấy chứng nhận đảm bảo sức khoẻ…

Đối với Indonesia, các chuyên gia người nước ngoài muốn được cấp visa và giấy phép hành nghề cần có đủ các điều kiện như có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm làm việc ở ngành nghề liên quan, sẵn sàng chuyển giao cho người Indonesia thay thế và có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ của nước Indonesia. Bên cạnh đó, trong quá trình nộp hồ sơ xin visa và giấy phép hành nghề, lao động người nước ngoài sẽ gặp phải các thủ tục hành chính phức tạp do chính phủ muốn bảo vệ các chuyên gia trong nước trước áp lực cạnh tranh.

Đối với những quốc gia như Malaysia, Myanmar, Việt Nam, Lào, rào cản chủ yếu là các thủ tục hành chính rườm rà, lệ phí làm visa đắt đỏ, thêm vào đó là sự trì hoãn trong tiến trình cấp visa khiến cho người nước ngoài cảm thấy nản lòng. Riêng Malaysia, người lao động cần phải có hợp đồng làm việc tối thiểu 2 năm mới được xem xét để cấp visa làm việc.

Singapo và Philippin lại phân chia nhiều loại visa với mức lệ phí và thời hạn khác nhau đối với từng đối tượng lao động. Hầu hết các visa này đều có thời hạn từ 1-5 năm và được phép gia hạn.

Quy định về bằng cấp, trình độ

Đây cũng là một vấn đề được các quốc gia sử dụng nhiều trong việc hạn chế việc xâm nhập của lao động chất lượng cao nhằm mục đích bảo vệ đội ngũ chuyên gia ở trong nước. Trong khi một số chuyên ngành, các quốc gia đã thông qua MRA nhằm tạo sự hài hoà và phù hợp giữa trình độ và chương trình đào tạo giữa các nước, thì một vấn đề nổi cộm nhất đó chính là ngoại ngữ. Tiếng Anh được xem như là ngôn ngữ chính giữa các quốc gia, bên cạnh những nước có lợi thế nhờ sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ bản địa như Philippin, Singapo thì lao động ở quốc gia khác như Thái Lan, Malaysia, Lào… lại gặp không ít trở ngại. Chính vì thế, nhiều quốc gia coi việc giao tiếp bằng ngôn ngữ bản địa làm một trong những yêu cầu chính đối với lao động người nước ngoài bên cạnh những yêu cầu về bằng cấp và kinh nghiệm làm việc.

Indonesia đã thông qua dự luật lao động nhằm cho phép người lao động nước ngoài được làm việc tại AEC theo nhu cầu thực tế về nhân lực và nhu cầu phát triển khoa

học - công nghệ mà chính phủ nước sở tại đề ra. Để có giấy phép lao động, người lao động nước ngoài phải có giấy đăng ký chứng chỉ tại Hiệp hội Người lao động Indonesia (PII), đồng thời phải giao tiếp được bằng ngôn ngữ Indonesia. Người lao động nước ngoài có thể tham gia các lĩnh vực như dịch vụ trong quản lý thiên tai hoặc tham vấn, … mà không cần giấy phép, song phải thông báo cho bộ, ngành nước sở tại trước khi bắt đầu làm việc (Theo trung tâm WTO). Đồng thời, đối với các chuyên gia và quản lý cư trú tạm thời, cần phải trải qua bài kiểm tra về kinh tế1.

Malaysia bên cạnh những quy định có lợi cho người lao động nước ngoài theo chương trình của TalentCorp, thì cũng đưa ra những yêu cầu như người lao động phải có bằng cấp hoặc chứng chỉ được cấp bởi Hiệp hội chuyên gia Malaysia và có tổi thiểu 5 năm kinh nghiệm làm việc. Đồng thời, các chuyên gia cũng phải trải qua bài kiểm tra chất lượng với mục đích xác định năng lực cạnh tranh và khả năng trong lĩnh vực dịch vụ.

Đối với Brunei, riêng bằng cấp về kiến trúc sư cần phải được chấp thuận bởi Bộ phát triển, và cần thiết phải đăng ký nếu người lao động cư trú và hành nghề trên 1 năm tại Brunei2.

Như vậy, chúng ta thấy rằng, để thực hiện vấn đề tự do di chuyển lao động thật sự không hề dễ dàng. Cộng đồng kinh tế ASEAN mới chỉ cho phép sự tự do di chuyển của lao động có kỹ năng, nhưng bên cạnh các chính sách khuyến khích thì các quốc gia cũng đã dựng lên rất nhiều rào cản nhằm hạn chế xu thế này với mục đích bảo vệ nguồn lực lao động ở trong nước.

Về Việt Nam:

Dưới góc độ là một quốc gia rất chú trọng đến vấn đề gửi lao động ra nước ngoài làm việc (sending country), Việt Nam đã có nhiều hành động nhằm khuyến khích hoạt động xuất khẩu lao động. Năm 1991, Cục quản lý lao động ngoài nước trực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do di chuyển lao động trong cộng đồng kinh tế ASEAN cơ hội và thách thức đối với việt nam001 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)