Nhóm nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 64)

3.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam

3.2.2. Nhóm nhân tố chủ quan

3.2.2.1. Ảnh hưởng từ các NHTM

Năng lực quản trị rủi ro còn nhiều yếu kém của các NHTM

Hiện nay, việc xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng của các TCTD chỉ mang tính chất chủ quan. Các ngân hàng chƣa xây dựng đƣợc thƣớc đo lƣợng hóa rủi ro nên chƣa tính toán chính xác dẫn đến quyết định cho vay, phân loại nợ chƣa đúng. Theo kết quả khảo sát năm 2012 của Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách, mới chỉ có 47% các NHTM đã tiếp cận với Basel II và chỉ có khoảng 40% NHTM tiếp cận đƣợc chuẩn quốc tế (Basel III). Qua đây cho thấy khả năng quản trị rủi ro của các NHTM còn yếu kém dẫn đến đánh giá khả năng xảy ra rủi ro tín dụng thấp hơn so với thực tế cũng nhƣ khả năng ngăn ngừa rủi ro thị trƣờng và tác nghiệp kém. Quy trình quản trị rủi ro, duyệt hồ sơ vay vẫn còn mang nặng tính hình thức và áp lực với chỉ tiêu đầu ra. Vẫn còn nhiều ngân hàng biến nghiệp vụ cơ cấu nợ, vốn là một nghiệp vụ của ngân hàng thành một hình thức để giảm tỷ lệ nợ xấu của mình do nợ cơ cấu không đƣợc tính vào nợ xấu. Đồng thời, không ít ngân hàng đã hạn chế phân loại nợ xuống nhóm 3- 5 để tránh trích lập dự phòng rủi ro, tránh ảnh hƣởng đến lợi nhuận.

Bên cạnh đó, các ngân hàng chƣa quản trị đƣợc danh mục cho vay dẫn đến tình trạng tỷ trọng cho vay của các DNNN cao và tập trung vào các lĩnh vực có độ rủi ro cao (thị trƣờng BĐS và chứng khoán). Đây là các doanh nghiệp có sân sau hoặc có mối quan hệ mật thiết với ngân hàng, đƣợc cấp mức tín dụng lớn với các điều kiện dễ dãi đã đẩy nợ xấu tăng cao.

loại nợ hiện nay chƣa tập trung vào cảnh báo nợ xấu, vẫn còn nhiều ngân hàng thực hiện việc phân loại nợ theo quy định tại điều 6 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNNcủa NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD. Cách phân loại này mới chỉ giúp các ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro, còn về mặt cảnh báo sớm rủi ro tín dụng cho các ngân hàng là còn hạn chế.

Ngoài ra, khâu đánh giá năng lực trả nợ của khách hàng và tính pháp lý của TSBĐ vẫn còn mang tính hình thức, chƣa đƣợc các ngân hàng chú trọng thực hiện.

Quá trình tăng trƣởng nóng tín dụng của các NHTM Việt Nam

Hiện nay, trong tổng tài sản của các ngân hàng Việt Nam, khoản mục tín dụng chiếm tỷ trọng khá cao. Vì vậy, lợi nhuận ngân hàng có đƣợc phụ thuộc nhiều hoạt động tín dụng. Do đó, để đạt đƣợc mức lợi nhuận kỳ vọng, các ngân hàng luôn bị áp lực phải tăng trƣởng tín dụng. Khi tăng trƣởng tín dụng, các ngân hàng phải chấp nhận một tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ tín dụng ở một mức nhất định, và nếu tăng trƣởng tín dụng nhanh sẽ vƣợt quá khả năng kiểm soát của ngân hàng và hậu quả là nợ xấu tăng cao.

Việc tập trung mở rộng tín dụng nhƣng lơ là quản trị rủi ro tín dụng đã khiến cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng trở nên thiếu bền vững. Nhận thấy sự hấp dẫn của việc đầu tƣ vào lĩnh vực ngân hàng, giai đoạn 2006- 2007 đã chứng kiến nhiều ngân hàng đƣợc thành lập hoặc chuyển đổi sang mô hình hoạt động mới. Cũng trong thời gian này, với nguồn vốn giá rẻ thông qua CSTT nới lỏng mà các ngân hàng chấp nhận mức rủi ro cao hơn thông qua nhiều hoạt động cho vay và đầu tƣ có rủi ro. Nhằm tăng nhanh quy mô, chiếm lĩnh thị trƣờng, các ngân hàng đẩy mạnh hoạt động huy động vốn và cho vay.

Chính sách chạy đua canh tranh thị phần đã khiến cho các ngân hàng tập trung mở rộng tín dụng thay vì nâng cao chất lƣợng tín dụng, là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thực trạng nợ xấu phát sinh và nâng cao hiện nay.

Bảng 3.4: Diễn biến tăng trƣởng tín dụng theo mục tiêu và kết quả Năm Tăng trƣởng tín dụng (mục tiêu) Tăng trƣởng tín dụng (kết quả) 2007 17-21% 53,89% 2008 30% 25,42% 2009 21-23% 37,53% 2010 25% 31,86% 2011 20% 14,31% 2012 8-10% 8,91% 2013 12% 12,51% 2014 12- 14% 14,16 Nguồn: Tổng cục Thống kê, NHNN

Ngoài ra, một số ngân hàng nhỏ, năng lực quản trị tín dụng yếu kém đã tìm mọi cách tăng huy động vốn, thúc đẩy tín dụng bằng cách nới lỏng các tiêu chuẩn cho vay, cho vay dễ dãi, thiếu các TSBĐ cần thiết… Thực tế luôn tồn tại sự canh tranh gay gắt giữa các NHTM đểdành dật thị phần, khách hàng, đặc biệt là các NHTM nhỏ, mới thành lập. Các ngân hàng này sẵn sàng bỏ qua quy trình tín dụng, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, tìm cách lẩn tránh hàng rào kiểm soát của Chính phủ… để tăng trƣởng tín dụng. Nhiều ngân hàng đƣợc thành lập mới với mục tiêu cung cấp tín dụng cho một số nhóm khách hàng ƣu tiên, là các doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với ngân hàng hay các cổ đông lớn với ngân hàng. Các ngân hàng dành một quy mô tín dụng lớn cho đối tƣợng doanh nghiệp thân quen kèm theo các điều kiện vay vốn tƣơng

đối dễ dàng. Sự tập trung tín dụng và dễ dãi trong cho vay đối với nhóm khách hàng này là một nguyên nhân góp phần đẩy nợ xấu tăng cao trong hệ thống. Hoạt động tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao, nhƣng một số ngân hàng quá mạo hiểm trong khi năng lực và kinh nghiệm quản trị rủi ro còn yếu kém, chƣa thích ứng đƣợc với tình hình biến động của thị trƣờng cộng với tốc độ tăng trƣởng tín dụng cao trong những năm vừa qua và tình hình kinh tế diễn biến theo chiều hƣớng bất lợi đã làm cho khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

Sau một thời gian tăng trƣởng mạnh về tín dụng, đến giai đoạn 2011- 2014, tốc độ tăng trƣởng tín dụng chậm lại trong khi nợ xấu của các NHTM tăng nhanh khiến cho tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Điều này thể hiện rõ nhất trong năm 2012 bởi khi đó dƣ nợ tín dụng giảm sâu nhất trong hơn 10 năm và nợ xấu tăng cao. Trong năm này, dƣ nợ tín dụng chỉ tăng 8,91% so với năm 2011, nhƣng nợ xấu tăng từ 79 nghìn tỷ đồng năm 2010 lên 118 tỷ đồng năm 2012, tức là tốc độ tăng trƣởng của nợ xấu lên đến gần 50%, khiến cho tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Đây là hậu quả của việc theo đuổi tăng trƣởng tín dụng cao trong thời kỳ trƣớc trong khi năng lực quản trị rủi ro của hệ thống ngân hàng còn thấp.

Bên cạnh đó, danh mục tín dụng của nhiều ngân hàng còn bị dẫn dắt bởi thị trƣờng, ngân hàng chƣa xây dựng đƣợc danh mục tín dụng phù hợp với khả năng kiểm soát và chịu đựng rủi ro của mình. Tín dụng tăng trƣởng quá mức nhƣng lại tập trung vào các ngành phi sản suất. Việc tập trung cấp tín dụng của một số ngân hàng vào những ngành nghề, thị trƣờng có độ rủi ro cao nhƣ BĐS, chứng khoán đã đặt chất lƣợng tín dụng và sự an toàn của hệ thống ngân hàng phụ thuộc vào sự biến động của thị trƣờng.Hậu quả là khi thị trƣờng BĐS đóng băng làm cho các doanh nghiệp BĐS làm an thua lỗ, không trả đƣợc nợ cho ngân hàng, dẫn đến nợ xấu.

Với chính sách tín dụng dễ dãi, các khoản tín dụng đƣợc cấp cho những khoản vay và khách hàng có mức độ rủi ro cao. Chính vì vậy, công tác thẩm định, kiểm tra sử dụng vốn vay, giám sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng tại nhiều ngân hàng chƣa tuân thủ đúng quy định. Công tác phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng, lĩnh vực kinh doanh chƣa sát với thị trƣờng để có biện pháp xử lý kịp thời đã dẫn đến tình trạng nợ xấu gia tăng ở các NHTM.

Thông tin tín dụng độ tin cậy kém

Hoạt động tín dụng đòi hỏi mức độ chính xác của thông tin rất cao để có thể đƣara các quyết định cho vay đúng đắn, đem lại hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thực tế những năm qua cho thấy chất lƣợng thông tin kinh tế rất yếu kém về độ chính xác và tính cập nhật, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cũng nhƣ việc xử lý thông tin đƣợc lƣu trữ tại các ngân hàng phục vụ cho việc thẩm định tín dụng khách hàng chƣa đầy đủ và thiếu tính hệ thống. Đối khách hàng muốn có đƣợc khoản vay ngân hàng đã đƣa ra những thông tin không chính xác về hoạt động kinh doanh (cố tình làm đẹp số liệu), bên cạnh đó cố tình che đậy, không cung cấp đầy đủ các thông tin bất lợi. Ngƣợc lại, việc kiểm tra thông tin khách hàng của ngân hàng vẫn chƣa đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc. Đội ngũ cán bộ của các NHTM còn hạn chế về năng lực, chƣa am hiểu thị trƣờng, diễn biến kinh tế, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ dẫn đến việc ra phán quyết cho vay và đầu tƣ không đúng, đặt ngân hàng phải đối diện với rủi ro tín dụng tiềm ẩn.

Ngoài ra, sự thiếu minh bạch về thực trạng nợ xấu của hệ thống các TCTD đã ảnh hƣởng đến việc kiểm soát và xử lý nợ xấu. Việc NHNN và Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng không nắm đƣợc chính xác quy mô, đặc điểm nợ xấu tại các TCTD đã làm cho công tác kiểm soát, xử lý nợ xấu không đạt hiệu quả, ảnh hƣởng tới sự ổn định và an toàn của hệ thống ngân hàng.

Nhân tố từ đạo đức nghề nghiệp của một số nhân viên ngân hàng

Ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc biệt, cần dựa trên sự tin cậy và mức độ tín nhiệm thì đạo đức làm nghề ngân hàng không chỉ cần thiết mà mang tính bắt buộc. Tuy nhiên, thực tế nhiều nhân viên ngân hàng đã thông đồng, cấu kết với khách hàng làm trái quy định của NHNN, NHTM, cho vay khống dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Trong thời gian qua, dƣ luận đã chững kiến nhiều vụ khởi tố các nhân viên ngân hàng cấu kết với bên ngoài để trục lợi, làm méo mó đạo đức của ngành ngân hàng.Ví dụ nhƣ vụ khởi tố 25 nhân viên ngân hàng có liên quan đến vụ vỡ nợ của công ty thủy sản Phƣơng Nam. Theo đó, các bị can bị đề nghị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các TCTD. Họ đều là những cán bộ chủ chốt của các ngân hàng: NHTMCP Bƣu chính Liên Việt, NHTMCP An Bình, Ngân hàng Sacombank chi nhánh Sóc Trăng, Ngân hàng Đầu tƣ phát triển Việt Nam, NHTMCP Ngoại thƣơng chi nhánh Sóc Trăng… Những hành vi gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn… của một bộ phận nhân viên ngân hàng để thực hiện các hành vi sai trai quy định pháp luật đã gây hậu quả nghiêm trọng đến hoạt động của ngân hàng, làm mất lòng tin của ngƣời dân vào hệ thống ngân hàng Việt Nam, ảnh hƣởng nghiệm trọng đến nền kinh tế.

3.2.1.2. Ảnh hưởng của doanh nghiệp

Trên thực tế, nợ xấu tăng cao cũng xuất phát từ sự khó khăn của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mô hình tăng trƣởng kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa vào vốn vay mà không đầu tƣ công nghệ, năng lực quản trị không tƣơng xứng với quy mô của nền kinh tế, tăng trƣởng kinh tế không bền vững. Chính sách tiền tệ nới lỏng để khuyến khích tín dụng, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế đã khiến cho mặt bằng

lãi suất giảm thấp. Giai đoạn 2008- 2010, lãi suất trên thị trƣờng Việt Nam đƣợc duy trì ở mức thấp và tín dụng dễ dãi của hệ thống ngân hàng đã kích thích các chủ thể trong nền kinh tế tăng vay mƣợn để tiêu dùng, đầu tƣ. Tuy nhiên, chính việc lãi suất thấp đã làm tăng khả năng chấp nhận rủi ro của khách hàng đi vay lẫn hệ thống ngân hàng. Điều này dẫn đến việc các chủ thể kinh tế vay mƣợn vƣợt quá khả năng có thể chi trả nợ của mình, tạo áp lực lớn cho vấn đề trả nợ ngân hàng.

Ngoài ra, chính sách lãi suất thấp đã buộc các doanh nghiệp chấp nhận rủi ro cao hơn nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Các chủ thể kinh tế giai đoạn này tập trung chủ yếu đầu tƣ vào các lĩnh vực phi sản xuất, có tính chất đầu cơ cao nhƣ chứng khoán, BĐS, vàng… Tuy nhiên, khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, thị trƣờng BĐS, chứng khoán đóng băng, thanh khoản sụt giảm, doanh nghiệp không thể bán đƣợc BĐS để trả nợ ngân hàng, làm tăng nợ xấu ngân hàng. Không chỉ vậy, nhiều doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để mở rộng quy mô, tiến hành đầu tƣ vào các lĩnh vực mới mà thiếu khả năng quản trị, không kiểm soát đƣợc rủi ro, không tìm hiểu thị trƣờng đã khiến cho kết quả hoạt động kinh doanh kém, thua lỗ và kết quả là không trả đƣợc nợ.

Bên canh đó, vệc sử dụng đòn bẩy tài chính đã làm cho các chủ thể trong nền kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều rủi ro khi thị trƣờng tín dụng thắt chặt. Trong môi trƣờng kinh doanh có nhiều biến động nhƣ Việt Nam, rủi ro luôn ở mức cao thì chi phí tài chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí khiến cho các chủ thể vay vốn trở nên cực kỳ nhạy cảm với những thay đổi về lãi suất. Khi nền kinh tế tăng trƣởng chậm, nhu cầu tiêu dùng giảm, hàng tồn kho tăng làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giảm. Nhiều doanh nghiệp hiện nay có trình độ quản lý thấp, yếu kém về năng lực tài chính (chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng), vốn sở hữu nhỏ và khả năng ứng phó với sự thay đổi môi trƣờng kinh doanh hạn chế nên có hiệu quả hoạt động thấp, khó

cạnh tranh. Theo báo cáo tài chính quý III/2011, có 14 doanh nghiệp có tổng nợ/ tổng tài sản lớn hơn 90%, ngoài 14 doanh nghiệp có hệ số nợ lớn hơn 90%, thị trƣờng chứng khoán còn có hơn 50 doanh nghiệp có hệ số nợ từ 80- 90% và hơn 80 doanh nghiệp có hệ số nợ từ 70- 80%. Mức đòn bẩy tài chính này kéo theo không ít rủi ro trong bối cảnh kinh tế khó khăn và nguồn lợi nhuận tạo ra từ vay nợ không đủ bù đắp chi phí vốn phải trả” (TTVN, 2012).Do đó, khi môi trƣờng kinh doanh xấu đi, chính sách vĩ mô thắt chặt, lãi suất tăng thì các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ vay. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, cả nƣớc có 67.823 doanh nghiệp khó khăn buộc phải giải thể, hoặc tạm ngừng hoạt động. Số doanh nghiệp giải thể phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn dƣới 10 tỷ.

Ngoài ra, chính áp lựccấp tín dụng cho các DNNN, chủ yếu từ các NHTM thuộc sở hữu nhà nƣớc đã làm cho tình trạng nợ xấu nghiêm trọng hơn. Khu vực DNNN có nợ xấu rất lớn, chiếm khoảng 70% nợ xấu của toàn hệ thống, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu(Báo cáo trình Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, 9/2012). Các DNNN dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng, do đó các DNNN có xu hƣớng sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn các doanh nghiệp khu vực khác. Hơn thế hoạt động kinh doanh của các DNNN chƣa thực sự hiệu quả nên nợ xấu trong dƣ nợ đối với khách hàng DNNN có xu hƣớng tăng nhanh khi môi trƣờng kinh tế có những biến động bất lợi.Việc sở hữu chéo, đầu tƣ ngoài ngành của các NHTM và DNNN diễn ra phổ biến dẫn tới các khoản nợ, đầu tƣ long vòng đã gây hậu quả, tổn thất nghiêm trọng. Nợ xấu tại khu vực DNNN rất khó giải quyết. Các DNNN khó có thể bán tài sản hoặc cổ phần Nhà nƣớc trong giai đoạn kinh tế suy thoái. Các khoản nợ mà các DNNN vay thƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)