Gây khó khăn thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 82 - 83)

3.4. Tác động của nợ xấu

3.4.2.3. Gây khó khăn thanh khoản

Nợ xấu cao làm cho các NHTM gặp khó khăn trong thanh khoản khi không thu hồi đƣợc khoản nợ làm ảnh hƣởng đến khả năng nguồn vốn của ngân hàng. Trên thực tế, tình hình thanh khoản của một số NHTM Việt Nam giai đoạn từ cuối năm 2010 đến đầu năm 2012 đã trở nên căng thẳng. Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tỷ lệ cho vay/huy động của các TCTD tại Việt Nam nói chung luôn ở mức trên 90%. Đặc biệt tỷ lệ cho vay/huy động ngoại tệ luôn ở mức trên 100%, có khi đạt xấp xỉ 130%. Nguyên nhân một phần là do thị trƣờng huy động vốn từ dân cƣ và các tổ chức kinh tế sụt giảm so với các năm trƣớc. Bên cạnh đó, nguyên nhân quan trọng hơn bắt đầu từ việc tăng trƣởng tín dụng bất hợp lý trong thời gian trƣớc. Các ngân hàng với tham vọng mở rộng quy mô bằng cách mở rộng tín dụng. Cácngân hàng đã dùng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn. Điều này dẫn đến thực tế tín dụng quá lớn so với luồng vốn huy động dẫn đến tình trạng thiếu thanh khoản.Tín dụng tăng mạnh nhƣng lại đổ nhiều vào thị trƣờng BĐS và chứng khoán. Giao dịch trên các thị trƣờng này hết sức ảm đạm thời gian qua khi nền kinh tế Việt Nam lâm vào khó khăn. Khi thị trƣờng BĐS và chứng khoán đóng băng, các NHTM rất khó để thu hồi các khoản tín dụng đã cấp vào thị trƣờng này, cũng nhƣ rât khó thu hồi đƣợc các khoản nợ có TSBĐ bằng BĐS. Thực tế là các NHTM không hề dễ dàng xử lý vấn đề thanh khoản

khi đã cấp nhiều khoản tín dụng BĐS. Do vậy, các ngân hàng không hề dễ dàng trong việc xử lý thanh khoản do các khoản tín dụng đã cấp trƣớc đây trở thành nợ xấu. Trong trƣờng hợp không thu đƣợc nợ, nợ xấu gây khó khăn thanh khoản dẫn đến mất cân đối cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, ảnh hƣởng đến hoạt động ngân hàng. Đặc biệt tại một số ngân hàng yếu kém với tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao, quy mô vốn điều lệ thấp, tỷ lệ nợ xấu cao sẽ làm ảnh hƣởng đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng.

Nhƣ vậy, tốc độ huy động thấp hơn tốc độ tăng trƣởng tín dụng làm cho tỷ lệ dự nợ trên huy động ở hầu hết các ngân hàng tăng mạnh. Một trong những nguyên nhân khiến cho ba ngân hàng: NHTMCP Đệ Nhất, Sài Gòn và Việt Nam Tín Nghĩa buộc phải sáp nhập là do ba ngân hàng này đã có những thiếu hụt thanh khoản tạm thời do mất cân đối kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và cho vay. Do đó, dù ngân hàng có tăng trƣởng quy mô cao, kết quả kinh doanh có lãi mà quản trị rủi ro kém nguy cơ rơi vào rủi ro thanh khoản hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt trong thời kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ của NHNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)