Tổng quan về quản lý RRTD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội trung tâm kinh doanh (Trang 34 - 36)

1.3. Quản lý RRTD tại NHTM

1.3.1. Tổng quan về quản lý RRTD

Hiện nay có nhiều khái niệm về quản lý RRTD cũng nhƣ quan điểm về sự cần thiết phải quản lý RRTD của ngân hàng. Tuy nhiên theo quan điểm của tác giả thì cần thống nhất một số khái niệm liên quan đến quản lý RRTD nhƣ sau:

1.3.1.1. Bối cảnh chung về RRTD

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trong giai đoạn từ 1970 đến 1995, trên thế giới trung bình một năm có một cuộc khủng hoảng ngân hàng; thì trong giai

đoạn 1980 đến 1995, tỉ lệ này là 1,44. Một số nguyên nhân chủ yếu làm cho mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng gia tăng bao gồm:

Thứ nhất, do quá trình tự do hóa, nới lỏng quy định trong hoạt động ngân hàng trên phạm vi toàn thế giới. Trong những thập kỷ gần đây, xu hƣớng toàn cầu hóa, tự do hóa kinh tế, đề cao cạnh tranh đã trở thành phổ biến. Khi gia tăng cạnh tranh cũng đồng nghĩa với rủi ro và phá sản gia tăng. Trong lĩnh vực ngân hàng, cạnh tranh làm cho chênh lệch lãi suất biên ngày càng giảm xuống.Tác động này làm cho các ngân hàng ngày càng có xu hƣớng mở rộng quy mô kinh doanh để bù đắp sự sụt giảm lợi nhuận, trong đó mở rộng quy mô tín dụng đồng nghĩa với việcRRTD cũng có nguy cơ gia tăng. Bên cạnh đó, quy luật đào thải của cạnh tranh sẽ làm tăng mức độ phá sản của các khách hàng của ngân hàng kéo theo sự thiệt hại cho ngân hàng.

Thứ hai, hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng theo xu hƣớng đa năng, với công nghệ ngày càng phát triển, cùng với xu hƣớng hội nhập cạnh tranh gay gắt vừa tăng thêm mức độ rủi ro và nguy cơ rủi ro mới. Trong lĩnh vực tín dụng các sản phẩm tín dụng có bƣớc phát triển mạnh mẽ, vƣợt xa so với sản phẩm tín dụng truyền thống. Các sản phẩm tín dụng dựa trên cơ sở của sự phát triển công nghệ nhƣ thẻ tín dụng, cho vay cá thể… luôn chứa đựng rủi ro mới. Nhƣng dƣới áp lực của cạnh tranh thì việc mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm cũng nhƣ phạm vi của hoạt động tín dụng mang ý nghĩa sống còn với các ngân hàng. Với sự đa dạng phức tạp của sản phẩm tín dụng cũng nhƣ RRTD càng đòi hỏi quản lý RRTD phải đƣợc chú trọng nâng cấp tƣơng xứng.

Thực tế tại Việt Nam trong những năm 1989 -1990 đã đổ vỡ hàng loạt quỹ tín dụngdo chất lƣợng các khoản cho vay yếu kém, không thu hồi đƣợc. Những năm 1999 - 2000, cũng từ nguyên nhân này NHNN đã đặt một số ngân hàng vào tình trạng giám sát đặc biệt, những vụ án lớn và việc xử lý một khối lƣợng hàng ngàn tỷ đồng nợ tồn đọng của các ngân hàng từ năm 2000 về trƣớc đều bắt nguồn từ những khoản cho vay khó đòi. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 bắt nguồn từ Đông Nam Á đã làm cho nhiều ngân hàng ở châu Á bị mất hàng tỷ đô la Mỹ, bị phá sản,

hoặc buộc phải sáp nhập, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là tỷ lệ nợ quá hạn của các ngân hàng tăng cao. Thời điểm trƣớc cuộc khủng hoảng, tỷ lệ nợ quá hạn của các ngân hàng Thái Lan là 13%, Indonesia 13%, Phillipine 14%, Malaysia 10%. Năm 2008 xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế Mỹ bắt nguồn từ làn sóng cho vay thế chấp nhà đất rủi ro cao đã minh chứng rất rõ căn nguyên cơ bản tạo ra ở vấn đề của ngân hàng là RRTD. Vì vậy, vấn đề quản lý RRTD luôn luôn là vấn đề sống còn của NHTM.

1.3.1.2. Khái niệm quản lý RRTD

Quản lý RRTD là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi mức rủi ro có thể chấp nhận.

Kiểm soát RRTD ở mức có thể chấp nhận là việc NHTM tăng cƣờng các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, nhằm tăng doanh thu tín dụng, giảm thấp chi phí bù đắp rủi ro, nhằm đạt đƣợc hiệu quả trong kinh doanh tín dụng cả trong ngắn hạn và dài hạn. “Hiệu quả quản lý RRTD là một bộ phận quan trọng trong cách tiếp cận rủi ro tổng thể và đƣợc coi là đóng vai trò cốt tử của sự thành công của ngân hàng trong dài hạn”.

Tóm lại, có thể đề cập khái niệm quản lý RRTD ở các góc độ khác nhau, nhƣng bản chất là giống nhau và đứng trên góc độ của quản lý học, có thể diễn giải khái niệm: Quản lý RRTD là quá trình các ngân hàng tiến hành hoạch định, tổ chức triển khai thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng, nhằm tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng với mức rủi ro có thể chấp nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội trung tâm kinh doanh (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)