1.3. Quản lý RRTD tại NHTM
1.3.3. Tổ chức thực hiện và giám sát quản lý rủi ro tíndụng
1.3.3.1. Nhận diện RRTD
Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đề và có những biện pháp theo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp các vấn đề, tổn thất có thể giảm đến mức thấp nhất. Những dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp ngân hàng có thể nhận biết và có giải pháp xử lý sớm các vấn đề một cách hiệu quả. Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng phổ biến:
(1) Nhóm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng
- Giảm sút số dƣ tài khoản tiền gửi
- Yêu cầu các khoản vay vƣợt quá nhu cầu thực tế
- Giảm các khoản phải trả và tăng các khoản phải thu
- Các hệ số thanh toán phát triển theo chiều hƣớng xấu
- Chậm trễ, trì hoãn nộp báo cáo tài chính cho ngân hàng
- Vi phạm những cam kết trong hợp đồng tín dụng
- Giá trị tài sản đảm bảo bị giảm sút so với khi định giá cho vay
- Thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi
(2) Nhóm dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng:
- Có sự chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng.
- Những thay đổi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản hay mức độ hoạt động của khách hàng.
- Chi phí bất hợp lý tăng đột biến, nhƣ: chi phí quảng cáo, tiếp khách...
- Thay đổi thƣờng xuyên ban điều hành, xuất hiện bất đồng mâu thuẫn trong ban quản trị, tranh chấp trong quản lý.
- Kết quả kinh doanh thua lỗ.
(3) Nhóm dấu hiệu xuất phát từ chính ngân hàng
- Định giá và phân loại không chính xác mức độ rủi ro của khách hàng
- Cấp tín dụng dựa trên những cam kết không chắc chắn và thiếu tính đảm bảo.
- Tốc độ tăng trƣởng tín dụng quá nhanh, vƣợt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng nhƣ nguồn vốn của ngân hàng.
- Cho vay dựa trên sự kiện bất thƣờng có thể xảy ra, chẳng hạn nhƣ sáp nhập, thay đổi địa vị pháp lý từ chi nhánh lên công ty “con” hạch toán độc lập.
- Soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp mập mờ, không rõ ràng.
- Cung cấp tín dụng với khối lƣợng lớn cho KH không thuộc phân đoạn thị trƣờng tối ƣu của ngân hàng.
- Có xu hƣớng cạnh tranh thái quá (giảm lãi suất cho vay,cấp khoản tín dụng mới mặc dù biết rõ các khoản tín dụng đó tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao).
- Cho vay hỗ trợ mục đích đầu cơ (bất động sản, kinh doanh chứng khoán…).
1.3.3.2. Đo lường, đánh giá RRTD
Trên thực tế có thể sử dụng nhiều mô hình khác nhau để đo lƣờng RRTD. Các mô hình này rất đa dạng bao gồm mô hình định tính và mô hình định lƣợng.
(1)Mô hình định tính về rủi ro tín dụng – Mô hình 6C
Đối với mỗi khoản vay câu hỏi đầu tiên của ngân hàng là liệu khách hàng có thiện chí và khả năng thanh toán khi khoản vay đến hạn hay không. Điều này liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết “6 khía cạnh – 6C” của khách hàng bao gồm:
- Tƣ cách ngƣời vay (Character): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng ngƣời vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn.
- Năng lực (Capacity): ngƣời đi vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, ngƣời vay có phải là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp.
- Thu nhập (Cashflow): xác định nguồn trả nợ của khách hàng vay
- Bảo đảm tiền vay (Collaterral): là nguồn thu thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.
- Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳ.
- Kiểm soát (Control): đánh giá những ảnh hƣởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động, khả năng KH đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng.
Việc sử dụng mô hình này tƣơng đối đơn giản song hạn chế của mô hình này là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng nhƣ trình độ phân tích, đánh giá của cán bộ tín dụng.
(2)Mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng
Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s:
Rủi ro tín dụng hay rủi ro không hoàn đƣợc vốn trái phiếu của công ty thƣờng đƣợc thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu. Những đánh giá này đƣợc chuẩn bị bởi một số dịch vụ xếp hạng tƣ nhân trong đó Moody’s và Standard & Poor’s là những dịch vụ tốt nhất.
Moody’s: Aaa-Chất lƣợng cao nhất; Aa-Chất lƣợng cao; A-Chất lƣợng vừa cao hơn; Baa-Chất lƣợng vừa; Ba-Nhiều yếu tố đầu cơ; B-Đầu cơ; Caa-Chất lƣợng kém; Ca-Đầu cơ có rủi ro cao; C-Chất lƣợng kém nhất.
Standard & Poor’s: AAA-Chất lƣợng cao nhất; AA-Chất lƣợng cao; A-Chất lƣợng vừa cao hơn; BBB-Chất lƣợng vừa; BB-Chất lƣợng vừa thấp hơn B-Đầu cơ; CCC-CC-Đầu cơ có rủi ro cao; C-Trái phiếu có lợi nhuận; DDD-D-Không hoàn đƣợc vốn.
Đối với Moody’s xếp hạng cao nhất từ Aaa nhƣng với Standard & Poor’s thì cao nhất là AAA. Việc xếp hạng giảm dần từ Aa (Moody’s) và AA (Standard & Poor’s) sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không đƣợc hoàn vốn cao. Trong đó, chứng khoán trong 4 loại đầu đƣợc xem nhƣ loại chứng khoán nên đầu tƣ, còn các loại chứng
khoán bên dƣới đƣợc xếp hạng là rác (junk). Nhƣng do có mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận nên tuy việc xếp hạng thấp (rủi ro không hoàn vốn cao) nhƣng lợi nhuận cao nên đôi lúc khách hàng chấp nhận đầu tƣ các loại chứng khoán này.
1.3.3.3. Kiểm soát RRTD
Khi hoạt động kinh doanh của khách hàng xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo có nguy cơ phát sinh rủi ro do bất cứ một nguyên nhân nào, để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra, trƣớc hết ngân hàng phải thực hiện các biện pháp kiểm tra giám sát bắt buộc. Về nguyên tắc, tất cả các khoản vay có dấu hiệu rủi ro sau khi rà soát bị xếp xuống hạng đều phải đƣợc đặt trong tình trạng theo dõi đặc biệt.
(1)Quản lý giám sát khoản vay
Thực hiện ngay việc giám sát và thu thập các báo cáo tài chính mới nhất của khách hàng cũng nhƣ các thông tin về tình hình tài chính và các thông tin cần thiết có liên quan của khách hàng.
Khi xác định rõ xu thế bất lợi trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, ngân hàng phải khẩn cấp xác định ngay tính nghiêm trọng của nó, phải xem xét đánh giá nguyên nhân của sự bất ổn này là tạm thời hay do tài chính yếu kém, do thị trƣờng bất ổn hay do yếu kém trong quản lý…
(2)Rà soát và xem xét lại tài sản bảo đảm nợ vay của khách hàng
Trong trƣờng hợp khoản vay bị đánh giá xuống hạng, ngân hàng phải rà soát và đánh giá lại ngay TSBĐ của khách hàng, TSBĐ này nếu bán đƣợc trong điều kiện kinh doanh bình thƣờng thì nhƣ thế nào và bán trong điều kiện kinh doanh không bình thƣờng thì nhƣ thế nào?
(3)Hoàn thiện hồ sơ pháp lý
Ngân hàng cần rà soát lại ngay hồ sơ pháp lý khoản vay, trong trƣờng hợp hồ sơ pháp lý chƣa chặt chẽ hoặc cần phải bổ sung, ngân hàng cần phải bổ sung đầy đủ một cách tối đa.
1.3.3.4. Xử lý và giảm thiểu RRTD (1) Biện pháp khắc phục
Ngay khi khoản vay có nguy cơ là có vấn đề, ngân hàng phải tìm mọi cách để tăng thêm tài sản thế chấp, các báo cáo tài chính và các thông tin khác của doanh nghiệp phải đƣợc kiểm tra kỹ để xác định có thể bổ sung thêm tài sản thế chấp.
- Xác định phương án cơ cấu nợ
Ngân hàng phải phân tích và nghiên cứu kỹ trƣớc khi quyết định cho khách hàng cơ cấu lại nợ theo hƣớng dẫn điều chỉnh nợ, giãn nợ, gia hạn nợ. Ngƣời vay phải chứng minh đƣợc khả năng hoàn trả lãi và gốc khi đến hạn sau khi đƣợc cơ cấu lại nợ thì ngân hàng mới có thể cho cơ cấu lại. Các khoản nợ đƣợc cơ cấu lại này vẫn phải đƣợc lƣu trong danh mục nợ xấu cho đến khi các khoản vay này đƣợc trả theo lịch định.
- Thu hồi nợ
+ Tận thu hồi vốn, nhƣng giữ thời gian thu hồi vốn ở mức tối thiểu. + Giảm thiểu chi phí phát sinh trong thu hồi nợ.
+ Giảm thiểu sự phản ứng của khách hàng.
(2) Biện pháp xử lý
- Phát mãi tài sản: Ngân hàng cố gắng thuyết phục khách hàng tự nguyện bán tài sản của mình. Nếu khách hàng không có thiện chí thì ngân hàng sẽ tiến hành bán TSBĐ theo sự giám sát và phán quyết của cơ quan pháp luật.
- Khởi kiện: Trong trƣờng hợp cần khởi kiện, ngân hàng phải khẩn trƣơng hoàn thiện ngay các thủ tục pháp lý cần thiết để khởi kiện khách hàng.
- Các biện pháp khuyến khích trả nợ: ngân hàng có thể miễn giảm một phần lãi suất, tính lại lãi, không tính lãi phạt… để áp dụng cho các khách hàng có thiện chí trả nợ gốc.
- Bán nợ: Ngân hàng bán lại nợ cho các công ty chuyên đi thu mua và xử lý nợ xấu nhƣ VAMC...
- Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro:
Về nguyên tắc, biện pháp này chỉ đƣợc áp dụng đối với các khoản nợ xấu sau khi ngân hàng đã áp dụng hết các biện pháp khắc phục và xử lý mà vẫn không thu hồi đƣợc nợ; hoặc các khoản nợ đã phát mại hết tài sản nhƣng vẫn còn chênh lệch
âm (cả gốc và lãi); hoặc các khoản vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan mà không thể khắc phục đƣợc. Đối với các khoản nợ đƣợc xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro sẽ đƣợc chuyển ra ngoại bảng để theo dõi tận thu, ngân hàng vẫn phải dùng các biện pháp khắc phục và xử lý để thu hồi nợ.