4.2.2 .Giải pháp hoàn thiện đo lường rủi ro tíndụng
4.2.4. Giải pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro tíndụng
Các biện pháp phòng ngừa phân tán rủi ro
- Thực hiện phân loại nợ theo cách thức mới
Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN, chuyển dịch từ việc phân loại nợ theo Điều 6 sang theo Điều 7 của Quyết định 493. Phân loại nợ theo Điều 6 chủ yếu dựa vào tình trạng của khoản nợ, tức là lịch sử việc thanh toán tiền gốc, lãi của khách hàng cho khoản nợ đó theo
lịch trả nợ đã thoả thuận khi vay. Mặc dù theo quy định của Điều 6, ngoài tình trạng của từng khoản nợ, các tổ chức tín dụng có thể căn cứ thêm khả năng trả nợ của khách hàng để phân loại nợ. Nhƣng vì chƣa chuẩn hóa, tự động hóa việc đánh giá này nên trên thực tế SHB Trung Tâm Kinh Doanh căn cứ chính vào tình trạng trả nợ thực tế. Xét ở khía cạnh này thì việc phân loại nợ theo Điều 6 là cho vay rồi mới phân loại nợ. Phân loại nợ theo Điều 7 sẽ dựa vào kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ. Theo đó định kỳ (hàng quý) các khách hàng sẽ đƣợc đánh giá và xếp vào 1 hạng nào đó, ví dụ là AA, BB hay CCC. Căn cứ kết quả xếp hạng tín dụng này, ngân hàng sẽ phân loại toàn bộ dƣ nợ của khách hàng vào 1 nhóm nợ, ví dụ nếu là AA thì phân vào nhóm 1, nếu là CC thì phân vào nhóm 3.
Căn cứ vào kết quả xếp hạng từ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã điều chỉnh theo các dấu hiệu cảnh báo và đánh giá khả năng không trả đƣợc nợ, cán bộ tín dụng thực hiện phân loại nợ khách hàng nhƣ sau:
Bảng 4.4: Phân loại nợ theo xếp hạng tín dụng
Kết quả xếp hạng khách hàng từ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã điều chỉnh theo các dấu hiệu cảnh báo
Nhóm nợ
AAA, AA và A Nợ đủ tiêu chuẩn BBB và BB Nợ cần chú ý B, CCC và CC Nợ dƣới tiêu chuẩn
C Nợ nghi ngờ
D Nợ có khả năng mất vốn
(Nguồn:Tác giả tổng hợp và đề xuất)
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng và danh mục khách hàng
Đây là biện pháp tốt nhất, chủ động nhất trong việc phân tán rủi ro tín dụng, theo đó trong quá trình kinh doanh Trung Tâm Kinh Doanh cần xây dựng nhiều loại hình đầu tƣ tín dụng, nhiều ngành nghề khác nhau cũng nhƣ nhiều khách hàng ở những địa bàn khác nhau, dựa trên nguyên tắc thống nhất không tập trung tín dụng quá lớn cho một khách, một nhóm khách hàng, cụ thể tổng dƣ nợ cho vay đối với
một khách hàng không đƣợc vƣợt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, đa dạng hóa danh mục đầu tƣ tín dụng vừa mở rộng đƣợc phạm vi hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hiện tại, công tác bán chéo sản phẩm giữa các phòng ban tại Trung Tâm Kinh Doanh chƣa thực sự phát huy đƣợc hiệu quả cao, Trung Tâm Kinh Doanh cần đẩy mạnh công tác bán chéo các sản phẩm, dịch vụ chính của ngân hàng và các sản phẩm , dịch vụ phụ nhằm tăng lợi nhuận cho ngân hàng cũng nhƣ phân tán đƣợc rủi ro tín dụng vừa phát triển đƣợc các sản phẩm bán chéo, sản phẩm về dịch vụ phụ, vừa đạt đƣợc mục đích phân tán rủi ro.
Biện pháp đa dạng hóa danh mục đầu tƣ nhƣ đã nói ở trên có ƣu điểm là giúp Trung Tâm Kinh Doanh phân tán rủi ro tín dụng một cách chủ động nhất. Tuy nhiên, việc đa dạng hóa danh mục đầu tƣ tín dụng cần tránh rơi vào trạng thái quá mức, có thể dẫn đến một số hạn chế nhƣ: làm cho việc quản lý trở nên tốn nhiều công sức trong việc giám sát, thẩm định, phân tích, đánh giá khách hàng, dẫn đến tăng chi phí kiểm tra, giám sát và làm giảm bớt cơ hội đạt lợi nhuận.
- Bảo hiểm tín dụng
Rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân rất đa dạng mà đôi khi những rủi ro đó ngân hàng không thể lƣờng trƣớc đƣợc, có thể do ảnh hƣởng của thiên tai, dịch bệnh; rủi ro tài chính của khách hàng… Khi rủi ro tín dụng xảy ra thì khả năng thanh toán đối với nợ gốc và nợ lãi của khách hàng suy giảm và có thể dẫn đến mất vốn. Bên cạnh đó, một số trƣờng hợp ngân hàng cho vay đối với khách hàng bằng uy tín không dùng tài sản đảm bảo do đó nếu rủi ro xảy ra thì ngân hàng không có cơ sở để thu hồi nợ. Hoạt động tín dụng tại Trung Tâm Kinh Doanh tăng trƣởng với tốc độ khá cao nhƣng hiện tại Trung Tâm Kinh Doanh chƣa ràng buộc phải sử dụng các biện pháp nhằm khắc phục rủi ro nếu có. Có thể thấy đƣợc lợi ích của việc sử dụng công cụ bảo hiểm hay bảo đảm tiền vay đối với các khoản vay vì vậy Trung Tâm Kinh Doanh cần phải có những giải pháp thích hợp.
Phối hợp chặt chẽ giữa: ngân hàng, bảo hiểm, khách hàng. Trung Tâm Kinh Doanh cần quy định bắt buộc những khách hàng vay không có tài sản đảm bảo phải thực hiện mua bảo hiểm. Nhờ sử dụng sản phẩm bảo hiểm này mà những tổn thất
vốn vay do thiên tai gây ra, tổn thất về ngƣời đối với hộ gia đình và cá nhân đã đƣợc cơ quan bảo hiểm thanh toán, giảm thiểu đáng kể những tổn thất. Khách hàng mua bảo hiểm đối với hàng hóa, máy móc, thiết bị, nhà xƣởng... kể cả trong trƣờng hợp đó không phải là tài sản đảm bảo. Các tài sản này vẫn do khách hàng quản lý, sử dụng vì thế giá trị tài sản có thể hƣ hỏng mất mát do nhiều nguyên nhân. Việc chuyển quyền thụ hƣởng bảo hiểm cho SHB Trung Tâm Kinh Doanh nhằm hạn chế tối đa tổn thất, rủi ro có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng khi hoạt động kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro, sự cố. Hạn chế cho vay không có tài sản đảm bảo, đối với tài sản dùng để đảm bảo cho khoản vay tại SHB thì chọn các tài sản là bất động sản (quyền sử đất và tài sản gắn liền với đất) hoặc giấy tờ có giá (sổ tiết kiệm, Hợp đồng tiền gửi, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi…) thì khả năng thanh khoản sẽ cao hơn qua đó góp phần làm hạn chế rủi ro của SHB khi cần xử lý tài sản bảo đảm.
Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay khi có rủi ro xảy ra khách hàng sẽ đƣợc cơ quan bảo hiểm thanh toán, giảm thiểu đáng kể những tổn thất cho ngân hàng.
Xử lý nợ xấu, nợ quá hạn dứt điểm
Hiện tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của SHB Trung Tâm Kinh Doanh dù vẫn trong tầm kiểm soát nhƣng đã làm ảnh hƣởng tới bảng tổng kết tài sản và chất lƣợng tín dụng chung. Vậy, chi nhánh nên làm gì khi khoản cho vay có vấn đề? Xử lý nhƣ thế nào? Quá trình khôi phục vốn từ những khoản cho vay có vấn đề có thể bao gồm những bƣớc sau:
Tăng cƣờng hiệu quả xử lý nợ có vấn đề là một trong những biện pháp quan trọng nhằm hạn chế tối đa những khoản thiệt hại đã xảy ra. Việc xử lý nợ quá hạn cần có biện pháp cụ thể nhƣ kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ để đảm bảo về mặt pháp lý, kiểm tra tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đánh giá lại tài sản đảm bảo từ đó phân tích nguyên nhân nợ quá hạn, tìm biện pháp tháo gỡ hoặc đƣa khoản nợ ra xử lý.
Trƣờng hợp phát sinh nợ quá hạn có tính chất tạm thời, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn trong một giai đoạn nhất định nhƣng Trung Tâm Kinh Doanh
đánh giá là có khả năng khắc phục thì có thể xem xét cho vay thêm hoặc có thể cơ cấu lại nợ để khách hàng khắc phục khó khăn trƣớc mắt, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh trở về bình thƣờng. Việc cho vay bảo đảm thu hồi vốn: Căn cứ vào phƣơng án sản xuất kinh doanh của khách hàng, khách hàng chứng minh đƣợc khả năng hoàn trả khi đến hạn sau khi đƣợc cơ cấu lại nợ thì Trung Tâm Kinh Doanh sẽ cơ cấu lại nợ. Để thực hiện việc cơ cấu lại nợ cho khách hàng đòi hỏi Trung Tâm Kinh Doanh phải giám sát chặt chẽ các khoản nợ và hoạt động của khách hàng sau khi cơ cấu.
Trƣờng hợp phát sinh nợ quá hạn do khách hàng khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ, khó khắc phục, nợ quá hạn chƣa xác định đƣợc nguồn trả, SHB cần quản lý chặt chẽ khoản vay và khách hàng trên nhƣ sau:
Nếu khoản vay có tài sản bảo đảm:
Trung Tâm Kinh Doanh cần rà soát lại tài sản bảo đảm, đánh giá lại tài sản, hồ sơ pháp lý để có thể phát mại tài sản thu hồi vốn. Phối hợp cùng với Chính quyền địa phƣơng, các cơ quan hữu quan cho tiến hành thanh lý, phát mại các tài sản bảo đảm cho vay để thu hồi vốn.
Nếu khoản vay không có tài sản bảo đảm:
Trong trƣờng hợp này cần kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của khách hàng, các khoản phải thu, các hợp đồng khách hàng đã thực hiện, tiến độ thanh toán, kiểm tra công nợ của khách hàng, yêu cầu khách hàng có Biên bản thƣơng thảo hoặc ký phụ lục hợp đồng về việc ngƣời mua hàng cam kết thanh toán chuyển khoản về tài khoản của khách hàng tại SHB Trung Tâm Kinh Doanh. Tƣ vấn cho khách hàng bán bớt tài sản không phát huy hiệu quả, không cần sử dụng để trả nợ tiền vay.
Các giải pháp khác:
Thực hiện bán nợ.
Đối với những khoản nợ không thu hồi đƣợc và có tài sản đảm bảo, nếu Trung Tâm Kinh Doanh không tự xử lý đƣợc thì sẽ chuyển giao toàn bộ khoản nợ cùng với tài sản cho các công ty mua bán nợ để công ty này thực hiện các hoạt động bán nợ và số tiền thu đƣợc sau khi đã trừ đi các khoản chi phí sẽ chuyển về cho Trung Tâm Kinh Doanh.
Biện pháp khởi kiện ra tòa
Hiện nay, trong quan hệ kinh tế, việc khởi kiện ra tòa chƣa thành thói quen đối với mọi ngƣời, trong nền kinh tế thị trƣờng chúng ta cần quen dần với việc giải quyết các vụ việc kinh tế qua tòa án kinh tế. Việc khởi kiện ra tòa sẽ có tác dụng đối với các khách hàng không có thiện chí trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Tận thu nợ ngoại bảng và nợ khoanh
Nợ ngoại bảng, nợ khoanh chính là những khoản nợ không sinh lời, thông thƣờng đƣợc Trung Tâm Kinh Doanh chuyển ra ngoại bảng hoặc không tính lãi. Khoản nợ trên có ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của Trung Tâm Kinh Doanh do phải lấy từ nguồn dự phòng rủi ro để bù đắp, đây chính là lợi nhuận của Trung Tâm Kinh Doanh. Nếu nợ ngoại bảng tăng thì Trung Tâm Kinh Doanh có thể không có lãi do phải trích dự phòng nhiều, vì vậy việc tận thu nợ ngoại bảng, nợ khoanh chính là góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính.
Việc xử lý dự phòng rủi ro là chuyện nội bộ của ngân hàng, không đƣợc tiết lộ thông tin cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro để tránh hiện tƣợng khách hàng biết chây ỳ, không trả. Các khoản nợ đã đƣợc trích lập dự phòng vẫn cần phải theo dõi thƣờng xuyên, đƣa ra các biện pháp xử lý nhằm tận thu để tăng thêm lợi nhuận.