Phƣơng pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội trung tâm kinh doanh (Trang 60 - 112)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu

2.3.1. Thông tin thứ cấp

 Bên ngoài đơn vị

- Sách, giáo trình, tài liệu về rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, trong đó chú trọng đến nội dung về rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng

- Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng do ngân hàng nhà nƣớc ban hành còn hiệu lực

- Tạp chí Ngân hàng phát hành trong các năm gần đây của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam

- Các trang báo về kinh tế, ngân hàng nhƣ: Cafef, Vnexpress…

 Bên trong đơn vị

- Các quy trình, quy định và văn bản hƣớng dẫn về tín dụng, rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ban hành còn hiệu lực thi hành trong giai đoạn 2012-2016.

- Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh, Báo cáo tài chính, Báo cáo phân nợ của Trung Tâm Kinh Doanh giai đoạn 2012 - 2016.

- Các số liệu về tình hình huy động vốn, tình hình cho vay theo kỳ hạn, theo đối tƣợng, theo ngành nghề kinh doanh: Số liệu thu thập ở Báo cáo tài chính các năm 2012 đến 2016 ở các nội dung về tình hình cho vay, tình hình huy động.

- Số liệu về dƣ nợ cho vay thống kê theo kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ đƣợc thu thập ở báo cáo phân loại nợ năm 2012 đến 2016.

- Các số liệu đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng thu thập ở bảng cân đối tài khoản thuộc các Báo cáo tài chính các năm 2012 đến 2016, cụ thể:

 Số liệu dƣ nợ cho vay doanh nghiệp: Lấy số liệu trên hệ thống ngân hàng

 Số liệu dƣ nợ xấu cho vay doanh nghiệp: Lấy số liệu trên hệ thống ngân hàng

 Số liệu giá trị nợ xóa ròng(Số dƣ nợ ngoại bảng)

 Số dƣ quỹ dự phòng rủi ro: Lấy số liệu trên Báo cáo tài chính

 Riêng số liệu về dƣ nợ xấu theo ngành nghề và theo tài sản đảm bảo để phân tích đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng: Lấy số liệu ở Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm tại nội dung tình hình cho vay..

2.3.2. Thông tin sơ cấp

Các dữ liệu sơ cấp đƣợc tác giả thu thập từ phƣơng pháp khảo sát thực tế ngƣời dùng. Kết quả của việc phỏng vấn, khảo sát tác giả đã thu thập đƣợc 32 phiếu hỏi từ đó sẽ tổng hợp, đánh giá, phân tích để đƣa ra các nguyên nhân cũng nhƣ biện pháp để quản lý rủi ro tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội.

Luận văn sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu chung của khoa học kinh tế bao gồm phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp, sau đó là phƣơng pháp phân tích, thống kê và tổng hợp tài liệu để rút ra các kết luận, đánh giá có tính định tính về nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội - Trung Tâm Kinh Doanh. Các bƣớc phân tích đƣợc tiến hành nhƣ sau:

Đầu tiên, tác giả chọn mẫu thống kê để khoanh vùng đối tƣợng tham gia cuộc khảo sát. Do việc thu thập thông tin trong nghiên cứu định tính thƣờng tập trung vào một số đại diện rất nhỏ của tổng thể nghiên cứu chứ không bao gồm mẫu lớn nhƣ trong nghiên cứu định lƣợng nên tác giả chọn mẫu thống kê gồm 32 ngƣời bao gồm: ban lãnh đạo, chuyên viên phòng khách hàng doanh nghiệp, chuyên viên phòng thẩm định. Từ đó mới thiết kế bộ phiếu hỏi cho phù hợp với đặc điểm, văn hóa tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội - Trung Tâm Kinh Doanh .

Thời gian phỏng vấn: Tác giả tiến hành điều tra khảo sát từ tháng 07/2016 đến tháng 09/2016.

Địa điểm phỏng vấn: Do tính chất công việc của các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn là cán bộ, nhân viên ngân hàng thƣờng bận rộn nên địa điểm phỏng vấn phù hợp nhất là tại các phòng ban của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội - Trung Tâm

Đƣa ra các giải pháp

Xây dựng bộ phiếu hỏi, phát phiếu hỏi

Phỏng vấn trực tiếp cán bộ nhân viên ngân hàng

Thu thập phiếu hỏi

Tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Tổng hợp và phân tích các phiếu hỏi Bƣớc 1: Khảo sát Bƣớc 2: Tổng hợp Bƣớc 3: Đánh giá

Kinh Doanh .

Thời lƣợng phỏng vấn: Tùy từng đối tƣợng sẽ có khoảng thời gian khác nhau, thƣờng từ 10-30 phút.

 Thiết kế phiếu hỏi

Nội dung chính của bảng hỏi bao gồm:

Bảng 2.1: Các nội dung của bảng hỏi

STT Nội dung Ghi chú

1 Thông tin ngƣời tham gia khảo sát 4 câu 2 Các câu hỏi phỏng vấn ngƣời dùng 9 câu 3 Ý kiến đóng góp

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Bảng hỏi gồm 3 phần chính theo bảng 2.1 nhƣ sau:

- Phần 1: Thu thập thông tin chung về đối tƣợng tham gia khảo sát ( họ tên, chức vụ, phòng ban, đợn vị, số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng…)

- Phần 2: Ghi nhận ý kiến của khách hàng trong việc đƣa ra các biện pháp nhằm quản lý rủi ro tín dụng.

- Phần 3: Ý kiến đóng góp của ngƣời tham gia khảo sát.

Bảng 2.2: Đặc điểm của mẫu khảo sát

STT Các thông số Tỷ lệ I Độ tuổi 1 Dƣới 25 30% 2 Từ 25 ÷ 33 tuổi 65% 3 Từ 33 ÷ 42 tuổi 3% 4 Từ 42 trở lên 2% II Bộ phận công tác

1 Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp 80% 2 Phòng thẩm định 15% 3 Ban lãnh đạo (phó, trƣởng phòng; giám đốc) 5%

III Thâm niên công tác

1 Dƣới 1 năm 20%

2 Từ 1 ÷ 3 năm 60%

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI - TRUNG TÂM KINH DOANH

3.1. Quá trình hình thành phát triển và hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội tiền thân là Ngân hàng thƣơng mại cổ phần nông thôn Nhơn Ái đƣợc thành lập theo giấy phép số 0041/NH/GP ngày 13/11/1993 do Thống đốc Ngân hàng Việt Nam cấp chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/1993 với Vốn điều lệ là 400 triệu đồng, tổng tài sản là 1.117 triệu đồng.

Ngày 20/01/2006, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã kí quyết định số 93/QĐ - NHNH về việc chấp thuận cho SHB chuyển đổi mô hình từ Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Nông thôn sang Ngân hàng thƣơng mại cổ phần, từ đó tạo đƣợc thuận lợi cho Ngân hàng có điều kiện nâng cao năng lực về tài chính, mở rộng mạng lƣới hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của SHB và đây là Ngân hàng thƣơng mại cổ phần đô thị đầu tiên có trụ sở tại Thành phố Cần Thơ trung tâm tài chính - tiền tệ của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Năm 2008, SHB chuyển trụ sở chính từ Cần Thơ ra thủ đô Hà Nội và tăng vốn điều lệ từ 500 lên 2.000 tỷ đồng khẳng định bƣớc ngoặt lớn trong quy mô, vị thế, tiềm lực của SHB.

Năm 2009, SHB là ngân hàng thứ 3 trong khối NHTMCP Việt Nam chính thức niêm yết 200 triệu cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội với mã chứng khoán SHB.

Năm 2011, SHB đã chuyển đổi thành công 1.500 tỷ VNĐ trái phiếu chuyển đổi phát hành năm 2010 để nâng vốn điều lệ của SHB lên 4.815,8 tỷ đồng. SHB từ chỗ là ngân hàng TMCP nông thôn với số vốn điều lệ rất khiêm tốn đã trở thành

ngân hàng TMCP đô thị, niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán và ngày nay đã là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu của Việt Nam.

Ngày 28/8/2012, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) đƣợc chính thức sáp nhập vào Ngân hàng SHB. Năm 2012 SHB khai trƣơng chi nhánh Campuchia và Lào, đánh dấu bƣớc ngoặt quan trọng trong chiến lƣợc mở rộng mạng lƣới tại thị trƣờng Đông Dƣơng.

Sau khi sáp nhập thành công Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank), SHB vƣơn lên đứng trong hàng ngũ 10 ngân hàng TMCP lớn nhất của Việt Nam với tổng số vốn điều lệ 8.865 tỷ đồng và trở thành hình mẫu điểu hình trong việc thực hiện chủ trƣơng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc.

Năm 2016 tăng vốn điều lệ lên 11.197 tỷ đồng, mạng lƣới tăng lên gần 500 điểm trong và ngoài nƣớc. Khai trƣơng Ngân hàng con 100% vốn tại Lào (15/01/2016) và ngân hàng con 100% vốn tại Campuchia (09/09/2016). Nhận sáp nhập thành công Công ty CP Tài chính Vinaconex Viettel tháng 12/2016 và thành lập Công ty tài chính TNHH MTV SHB (SHB FC).

Hình 3.1: Mạng lƣới hoạt động của SHB giai đoạn 2012 - 2016

Tổng số CBNV toàn hệ thống SHB (bao gồm cả công ty con, công ty liên kết) đến 31/12/2016 trên 6.000 ngƣời

Hình 3.2: Số lƣợng nhân sự của SHB giai đoạn 2012 – 2016

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2016 của SHB)

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội - Trung Tâm Kinh Doanh

Trung Tâm Kinh Doanh đƣợc thành lập theo quyết định của Hội đồng quản trị SHB số 156/QĐ-HĐQT ngày 08/06/2012 và chính thức đi vào hoạt động ngày 08/06/2012, là đơn vị trực thuộc Trụ sở chính SHB và chịu sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc. Khi bắt đầu thành lập Trung Tâm Kinh Doanh bao gồm các phòng: Phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân, phòng doanh nhân( (VIP), phòng thẩm định, phòng thanh toán quốc tế, phòng hỗ trợ tín dụng, phòng dịch vụ khách hàng, phòng ngân quỹ, phòng kế toán và phòng xử lý nợ. Tính đến hết năm 2016, phòng thẩm định và phòng hỗ trợ tín dụng không còn trực thuộc Trung Tâm Kinh Doanh mà trực thuộc hội sở ngân hàng SHB, chịu sự quản lý của ban tái thẩm định và trung tâm hỗ trợ tín dụng. Sau hơn 5 năm hoạt động, Trung Tâm Kinh Doanh đã tăng trƣởng nhanh về quy mô hoạt động cả về số lƣợng và chất lƣợng, số lƣợng khách hàng giao

dịch tăng gấp 08 lần so với thời điểm mới thành lập. Khách hàng chủ yếu của Trung Tâm Kinh Doanh là các tổng công ty, tập đoàn lớn của nhà nƣớc và thƣờng có chính sách hợp tác toàn diện với các tổ chức kinh tế lớn mạnh.

Chú thích:

Trực thuộc quản lý của Trung Tâm Kinh Doanh Trực thuộc quản lý của Hội sở

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của SHB - Trung Tâm Kinh Doanh

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Mô hình tổ chức của Trung Tâm Kinh Doanh đƣợc xây dựng theo mô hình truyền thống, đây là chi nhánh đặc biệt trong hệ thống SHB và trực thuộc Hội sở nên không có các phòng giao dịch. Chức năng của từng phòng ban cụ thể nhƣ sau:

1. Điều hành hoạt động của SHB - Trung Tâm Kinh Doanh là Giám đốc trung tâm 2. Trợ giúp Giám đốc là 02 Phó Giám đốc, hoạt động theo sự phân công, ủy

quyền của Giám đốc trung tâm

Giám đốc Trung Tâm Kinh Doanh

Trực thuộc quản lý của GĐ Phó Giám đốc Phó GĐ KHCN Phòng Thẩm định Phòng Hỗ trợ tín dụng Phòng KHCN Phòng KHDN Phòng thanh toán quốc tế Phòng Hành chính Phòng xử lý nợ Phòng kế toán Phòng DVKH Phòng Ngân quỹ

3. Phó giám đốc Khách hàng cá nhân phụ trách phòng Quan hệ khách hàng cá nhân, chịu trách nhiệm về các chỉ tiêu cũng nhƣ hoạt động của phòng Quan hệ khách hàng cá nhân

4. Phó giám đốc 02 phụ trách các phòng: Phòng kế toán, phòng ngân quỹ, phòng dịch vụ khách hàng, phòng quỹ. Thực hiện quản lý và báo cáo tình hình hoạt động cho Giám đốc trung tâm.

5. Giám đốc trực tiếp quản lý các phòng: Khách hàng doanh nghiệp, thanh toán quốc tế, hành chính và xử lý nợ.

6. Phòng thẩm định và phòng hỗ trợ tín dụng trực thuộc nhân sự và chịu sự quản lý của hội sở.

Kể từ ngày thành lập đến nay SHB Trung Tâm Kinh Doanh đã phát triển không ngừng, cán bộ nhân viên luôn luôn nỗ lực trong việc phát triển trung tâm. Sau hơn 05 năm đi vào hoạt động, cho đến nay SHB Trung Tâm Kinh Doanh đã có đầy đủ các phòng ban với đội ngũ nhân viên lên tới gần 100 ngƣời.

3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội - Trung Tâm Kinh Doanh , giai đoạn 2012-2016

3.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn tại SHB Trung Tâm Kinh Doanh chủ yếu là huy động từ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế lớn, phần nhỏ là từ các cá nhân. Với đặc thù là chi nhánh đặc biệt trong toàn hệ thống nên khách hàng của Trung Tâm Kinh Doanh đều là những khách hàng lớn và có tính đặc thù theo ngành nghề nhƣ: ngành dầu khí, ngành nhựa, ngành than… Giai đoạn từ 2012 đến 2016, nguồn vốn huy động tại chỗ của SHB Trung Tâm Kinh Doanh tăng trƣởng khá và có tính ổn định cao, luôn đảm bảo đủ nguồn vốn để cho vay, đáp ứng đầy nhu cầu vốn của mọi thành phần kinh tế trên địa bàn. Trong thời gian gần đây mặc dù tình hình kinh doanh khó khăn, cạnh tranh giữa các TCTD trên địa bàn ngày càng gay gắt nhƣng với lợi thế địa bàn, sự quan tâm chỉ đạo điều hành hiệu quả nên công tác huy động vốn đã đạt đƣợc kết quả khả quan.

Bảng 3.1. Cơ cấu nguồn vốn qua các năm từ 2012 đến 2016

Nguồn vốn

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Giá trị (Tỷ đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đ) Tỷ trọng( %) Giá trị (Tỷ đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đ) Tỷ trọng (%) Nguồn vốn không kỳ hạn 895 12.86 907 11.62 2.057 17.07 2.253 18.18 2.467 15.85 Nguồn vốn có kỳ hạn 5.065 87.14 6.897 88.38 9.396 82.93 10.139 81.82 13.095 84.15 Tổng nguồn vốn 6.960 100 7.804 100 11.453 100 12.392 100 15.562 100

(Nguồn: Phòng tín dụng - SHB Trung Tâm Kinh Doanh)

Từ bảng 3.1 ta thấy nguồn vốn huy động của SHB Trung Tâm Kinh Doanh có mức tăng trƣởng qua các năm. Điều này là dễ hiểu do năm 2012 Trung Tâm Kinh Doanh mới tách ra khỏi hội sở và đứng tên thành một pháp nhân độc lập nên nguồn vốn huy động đƣợc đang ở mức thấp. Sang năm 2013 nguồn vốn huy động đƣợc có sự tăng trƣởng nhƣng không đáng kể. Nguồn vốn huy động năm 2014 tăng đột biến đạt 11.453 tỷ đồng, tăng 46.76% so với năm 2013, điều này là do trong năm SHB Trung Tâm Kinh Doanh đã thu hút đƣợc thêm nhiều khách hàng mới, đặc biệt là nhóm khách hàng dầu khí và than khoáng sản đã làm cho vốn huy động tăng lên đáng kể cả về nguồn vốn không kỳ hạn và có kỳ hạn. Năm 2015 công tác huy động vốn vẫn đƣợc duy trì theo định hƣớng của trung tâm nhƣng tăng trƣởng chậm, chỉ tăng 743 tỷ đồng so với năm 2014. Sang năm 2016 Trung Tâm Kinh Doanh có bƣớc chuyển mình mạnh mẽ do định hƣớng của Hội sở cũng nhƣ của Giám đốc trung tâm đã định hƣớng năm nay là năm tăng trƣởng nóng cả về quy mô cũng nhƣ số lƣợng khách hàng, nguồn vốn không kỳ hạn và có kỳ hạn tăng trƣởng khá tốt.

Nguồn vốn huy động có xu hƣớng tăng, theo cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao luôn ở mức bình quân trên 80% trên tổng nguồn vốn, chủ yếu là nguồn vốn của tổ chức kinh tế. Nguồn vốn không kỳ hạn mang lại biên lợi nhuận cao nên trung tâm định hƣớng đẩy mạnh tăng trƣởng nguồn vốn này.

Hình 3.3: Biểu đồ nguồn vốn huy động qua các năm 2012 đến 2016

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh SHB Trung Tâm Kinh Doanh)

Trong 05 năm qua, công tác huy động vốn của toàn Trung tâm có sự tăng trƣởng, đạt kế hoạch hội sở giao. Tỷ trọng của nguồn vốn không kỳ hạn trong cơ cấu tổng nguồn vốn của chi nhánh chiếm tỷ lệ nhỏ, nhƣng có chiều hƣớng tăng dần nguồn này chủ yếu là thu hút trên tài khoản tiền gửi thanh toán của các khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội trung tâm kinh doanh (Trang 60 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)