Kinh nghiệm quản lý RRTDcủa một số ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội trung tâm kinh doanh (Trang 55 - 59)

1.4.1. Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB)

Để quản lý RRTD, MB đã có những biện pháp sau:

Thứ nhất, các chính sách, cơ chế trong hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng đảm bảo luôn duy trì tốc độ tăng trƣởng dự nợ, tăng trƣởng lợi nhuận của ngân hàng nhƣng duy trì an toàn trong hoạt động tín dụng, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu dƣới 2,5%.

Thứ hai, ngân hàng phải thiết lập cơ cấu quản lý rủi ro phù hợp với quy mô và đặc điểm kinh doanh, song phải đảm bảo hiệu quả của giám sát và quá trình vận hành quản lý tín dụng. MB đang triển khai theo nguyên tắc tập trung: các rủi ro phải đƣợc quản lý tập trung tại Hội sở chính và báo cáo cho một lãnh đạo khối quản lý rủi ro duy nhất. Lãnh đạo phụ trách khối này trên cơ sở đó báo cáo lên Tổng giám đốc, Ủy ban

quản lý rủi ro, Hội đồng quản trị. Nguyên tắc độc lập, khách quan: mô hình quản lý rủi ro tín dụng phải độc lập trong sự tách bạch rõ ràng giữa 3 bộ phận:

- Bộ phận kinh doanh (Front office - đóng vai trò là ngƣời đề xuất các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng).

- Bộ phận quản lý rủi ro (Middle office - là bộ phận rà soát các đề xuất do bộ phận front office chuyển sang phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt).

- Bộ phận tác nghiệp (Back office - bộ phận chịu trách nhiệm nhập dữ liệu cho hệ thống, quản lý toàn bộ hồ sơ và thực hiện chức năng báo cáo).

Hệ thống bộ máy quản lý rủi ro tín dụng tại MB bao gồm: Hội đồng quản trị, Ủy ban quản lý rủi ro, Ban Tổng giám đốc, Ban kiểm soát, Kiểm toán nội bộ, Khối quản lý rủi ro, Khối thẩm định, Hội đồng tín dụng.

Thứ ba, triển khai linh hoạt đồng bộ các biện pháp xử lý và thu hồi nợ phù hợp (Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khách hàng chủ động trả nợ, miễn giảm lãi). Khách hàng chủ động bán tài sản để trả nợ, khách hàng bán tài sản để trả nợ thông qua Trung tâm bán đấu giá, mua tài sản bảo đảm bằng gói cấp vốn cho MB AMC (trung tâm quản lý tài sản của MB); mua bán nợ thông qua VAMC hiệu quả đối với từng khách hàng, từng đơn vị để hạn chế tác động của Thông tƣ 02 về phân loại nợ và trích lập dự phòng có hiệu lực từ 01/06/2014 và mục tiêu chất lƣợng tín dụng của MB.

Thứ tư, tăng cƣờng quản lý rủi ro tín dụng đi liền với việc áp dụng mô hình quản lý tín dụng tiên tiến và chiến lƣợc quản lý phù hợp với điều kiện về công nghệ, nhân lực, tài chính và trình độ phát triển của ngân hàng và lộ trình tuân thủ Basel II theo hƣớng dẫn của Ngân hàng Nhà nƣớc. Theo Basel II, phƣơng thức quản lý rủi ro tín dụng hiện đại mà MB đang hƣớng tới gồm các giai đoạn nhƣ sau:

Giai đoạn 1: Thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm tính toán ba cấu phần PD (xác suất không trả đƣợc nợ), LGD (tỷ lệ tổn thất dự kiến), EAD (số dƣ nợ rủi ro), ngân hàng sẽ phát triển các ứng dụng trong quản lý rủi ro tín dụng trên nhiều phƣơng diện, mà ứng dụng đầu tiên là tính toán, đo lƣờng rủi ro tín dụng qua các thƣớc đo EL (tổn thất dự kiến) và UL (tổn thất ngoài dự kiến) tại cấp độ một khách hàng cụ thể.

Giai đoạn 2: Quản lý rủi ro danh mục đầu tƣ bằng cách lƣợng hóa mức tổn thất dự kiến (ELP) và ngoài dự kiến (ULP) của cả danh mục đầu tƣ dựa trên việc xác định độ rủi ro tƣơng quan giữa các tài sản/ mức vỡ nợ của các tài sản có rủi ro và mức rủi ro tập trung của cả danh mục.

Giai đoạn 3: Dựa trên các giải pháp quản lý rủi ro danh mục đầu tƣ, ngân hàng có thể quản lý vốn kinh tế và định giá khoản vay theo mức rủi ro tƣơng ứng.

Giai đoạn 4: Thay vì quản lý rủi ro danh mục một cách thụ động, ngân hàng hƣớng đến việc quản lý rủi ro danh mục tín dụng chủ động (ACPM - Active credit portfolio management) bằng việc xác định và chuyển giao rủi ro một cách chủ động thông qua việc sử dụng ngân quỹ tín dụng và chứng khoán hóa khoản vay (Credit Treasury and Securitisation).

Giai đoạn 5: Mô hình toàn diện nhất là quản lý rủi ro trên cơ sở giá trị (Value - based management - VBM). Theo đó, tất cả các giá trị đã đƣợc điều chỉnh rủi ro của khoản tín dụng đơn lẻ cho đến danh mục đầu tƣ đều đƣợc xác định, giúp công tác quản lý rủi ro tín dụng đƣợc hiệu quả.

1.4.2. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)

Tập trung vào quản lý rủi ro trên toàn hệ thống tiến tới quản lý rủi ro chặt chẽ tới từng cấp, tích hợp cùng quá trình thực hiện các quy trình chính sách và thực hiện quản lý rủi ro theo vòng khép kín, tuân thủ các tiêu chuẩn của NHNN và quốc tế. Techcombank đo lƣờng rủi ro theo mô hình tổ chức quản lý rủi ro tập trung. Thứ nhất, mọi quyết định về chiến lƣợc quản lý rủi ro của Techcombank tập trung ở Hội đồng quản trị. Thứ hai, để đảm bảo quyết định tín dụng đƣợc chặt chẽ và rõ ràng, cấu trúc của hoạt động quản lý rủi ro ở Techcombank chia làm 3 bộ phận: Bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận quản lý rủi ro, bộ phận quản lý nợ. Thứ ba, đối với các khoản vay lớn thì quyết định cuối cùng đƣợc đƣa ra bởi Hội đồng tín dụng (đƣợc thành lập bới các thành viên của khối quản lý rủi ro, khối thẩm định, khối phê duyệt và ban điều hành).

Công nghệ thông tin đóng vai trò rất quan trọng để vận hành mô hình quản lý RRTD hiệu quả. Hiểu đƣợc điều đó Techcombank đã đầu tƣ các dự án nâng cấp

đảm bảo an toàn hoạt động nhƣ AML/FATCA, Basel II, Credit Scoring với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro nhằm giảm thiểu tối đa nợ xấu phát sinh. Hệ thống thông tin của Techcombank đều đƣợc xử lí tự động tập trung, có các phần mềm phân loại đƣợc các khoản vay nào trong hạn, quá hạn và có vấn đề và từ đó đƣa ra các báo cáo cho các cấp độ quản lý khác nhau. Song song với đó triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu đang theo dõi, tăng cƣờng nguồn lực cho thu hồi nợ quá hạn, giữ tỷ lệ nợ xấu trong ngƣỡng cho phép.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội trung tâm kinh doanh (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)