Hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh thành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh thành phố Vinh (Trang 78 - 85)

1.2 .Cơ sở lý luận hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại

1.2.3 .Các nhân tố ảnh hưởng đến hạn chế rủi ro tín dụng

3.2. Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh

3.2.2. Hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh thành

Đơn vị: Triệu đồng; % Năm Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 +/- % +/- % Tổng thu nhập 147.150 120.750 129.300 -26.400 -17,9 8.550 7 Thu nhập từ HĐTD 124.489 112.660 121.800 -11.829 -9,5 9.140 8,1 TN từ HĐTD /TTN 84,6 93,3 94,2

(Nguồn: Báo cáo KQKD của NHNo&PTNT – CN thành phố Vinh)

Bảng số liệu trên cho thấy, hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tổng thu nhập. Năm 2012 là 84,6%, năm 2013 là 93,3% và năm 2014 là 94,2%. Tốc độ tăng trƣởng của thu nhập từ tín dụng cũng khá biến động, năm 2013 giảm so năm 2012 là 9,5%, do tình hình kinh tế năm 2013 bị ảnh hƣởng nặng nề từ khủng hoảng kinh tế kéo dài từ năm 2012. Nợ xấu nhƣ “cục máu đông” gây tắc nghẽn hệ tuần hoàn; “sức khoẻ” của nền kinh tế từ 2012 đến 2013 suy giảm nặng. Nhƣng đến năm 2014, nền kinh tế có khởi sắc hơn, thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng lên 8,1%. Con số này tuy không cao nhƣng nó cũng ít nhiều thể hiện đƣợc sự khởi sắc của nền kinh tế.

3.2.2. Hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh thành phố Vinh thành phố Vinh

3.2.2.1. Hạn chế phát sinh rủi ro tín dụng

Với tiêu chí hạn chế tối đa rủi ro tín dụng xảy ra đối với hoạt động tín dụng, NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh thành phố Vinh đã thực hiện những các biện pháp nhằm hạn chế phát sinh rủi ro tín dụng. Cụ thể nhƣ sau:

NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh thành phố Vinh tổ chức bộ máy quản lý tín dụng theo cơ cấu: 1 giám đốc, 2 phó giám đốc, phòng tín dụng, bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ giám sát tín dụng. Các bộ phận trong bộ máy đƣợc phân công nhiệm vụ cụ thể: phòng tín dụng làm tất cả các công việc trong qui trình tín dụng, từ việc tìm kiếm khách hàng, hƣớng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, thẩm định, thu hồi nợ. Tuy nhiên, bộ phận này vẫn chƣa thực sự có tính chuyên môn cao bởi tính chất “ôm đồm” quá nhiều công việc đã khiến cho hoạt động tín dụng trong Chi nhánh gặp nhiều khó khăn, hiệu quả tín dụng thấp.

Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ có nhiệm vụ thƣờng xuyên kiểm tra và đánh giá việc nghiêm túc chấp hành pháp luật, các quy định của NHNN Việt Nam, của NHNo&PTNT Việt Nam nhằm kịp thời phát hiện những vi phạm, sai lệch, từ đó đề xuất các biện pháp chấn chỉnh, sửa chữa, khắc phục; định kỳ kiểm tra, kiểm soát về hoạt động tín dụng tại Chi nhánh; đề ra các biện pháp phòng ngừa tránh vi phạm mới phát sinh, các kiến nghị cải thiện các chính sách, quy định, thủ tục lên trung tâm điều hành nghiên cứu và thực hiện, làm đầu mối tiếp xúc và phối hợp làm việc với kiểm tra, kiểm toán trung tâm điều hành, thanh tra NHNN. Tại Chi nhánh, bộ phận này hoạt động song song với phòng tín dụng, nhƣng tính chuyên môn hóa và chuyên biệt chƣa cao. Nhân viên kiểm soát kiểm tra nội bộ và thẩm định chất lƣợng tín dụng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào giám đốc tại Chi nhánh và NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An. Vì vậy, công tác phòng ngừa và xử lý rủi ro xảy ra chƣa kịp thời.

- Thu thập thông tin khách hàng

Sau khi nhận đƣợc hồ sơ thông tin khách hàng, CBTD tiến hành điều tra, thu thập, xác minh và sàng lọc để tổng hợp thông tin về khách hàng và phƣơng án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tƣ từ: hồ sơ do khách hàng cung cấp, phỏng vấn khách hàng, đi khảo sát thực tế, và từ các nguồn khác. Thông qua quá trình thu thập thông tin, CBTD sẽ biết đƣợc tình hình tài chính, điều kiện kinh doanh và uy tín của khách hàng, từ đó giảm thiểu rủi ro đáng kể trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng. Sau khi thu thập thông tin đầy đủ về khách hàng, hồ sơ khách hàng đƣợc chuyển về bộ phận thẩm định dự án cho vay để xem xét cấp tín dụng cho khách hàng. Trên thực tế, quy trình thu thập thông tin, kiểm tra thông tin và thẩm định dự án vay trong Chi nhánh thực hiện còn lỏng lẻo, tạo ra nhiều kẽ hở để khách hàng cũng nhƣ CBTD trong Chi nhánh lợi dụng trục lợi cá nhân, dẫn đến rủi ro tín dụng xảy ra. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có rất ít ngân hàng thƣơng mại thực hiện tốt công tác này. Tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh thành phố Vinh, công tác này cũng chƣa đƣợc chú trọng.

- Tăng cƣờng kiểm tra kiểm soát nội bộ

Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ trong Chi nhánh có nhiệm vụ kiểm tra xem việc chấp hành các quy trình, quy phạm nghiệp vụ kinh doanh của các CBTD có tuân theo hành lang pháp lý hay không. Việc kiểm tra, kiểm soát đƣợc tiến hành thƣờng xuyên theo định kỳ. Bên cạnh đó, mỗi Chi nhánh đều có một kiểm tra viên để thực hiện công việc này.

- Thực hiện kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay

Để hạn chế rủi ro tín dụng, CBTD của Chi nhánh luôn tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng, xem xét, thẩm định các phƣơng án, dự án vay vốn một cách cẩn thận rồi mới quyết định cho vay. Sau khi đã giải ngân cho khách hàng lại giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của khách hàng và khi gần đến kỳ thu lãi, thu nợ thì các CBTD lại thông báo cho khách hàng biết trƣớc, đến tận nơi để đôn đốc khi khách hàng không trả đúng hạn. Trong quá trình kiểm tra sau khi cho vay, nếu khoản vay có vấn đề CBTD lập tức có phƣơng án xử lý và tiến hành các biện pháp hỗ trợ để giảm thiểu rủi ro tín dụng xảy ra.

- Xếp hạng tín dụng và phân loại khách hàng

Hiện nay NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh thành phố Vinh đang thực hiện chấm điểm, xếp hạng khách hàng theo quyết định 1680/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 12/10/2011 của Chủ tịch Hội đồng thành viên NHNo&PTNT Việt Nam và QĐ 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011, áp dụng bộ tiêu chí phân loại theo QĐ 1406/NHNo-TD ngày 23/5/2007 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.

Trong khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng chia ra làm 3 loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN), doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) và loại hình doanh nghiệp khác (DNK). Theo các loại hình doanh nghiệp khác nhau đó và mức độ tin cậy của các thông tin tài chính (thông tin có đƣợc kiểm toán hay không) và nhóm nợ cao nhất bị phân loại theo các văn bản hƣớng dẫn của NHNN và của riêng Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam, thì tỷ trọng các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính đƣợc phân bổ khác nhau. Các chỉ tiêu phi tài chính đƣơc áp dụng các trọng số khác nhau tùy theo loại hình doanh nghiệp, trong đó có 6 chỉ tiêu là: lƣu chuyển tiền tệ, dòng tiền; môi trƣờng kinh doanh; các chỉ tiêu tài chính khác; năng lực và kinh nghiệm quản lý; uy tín giao dịch và uy tín quan hệ tín dụng với Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam. Các chỉ số tài chính của doanh nghiệp là: các chỉ tiêu về thanh khoản; các chỉ tiêu hoạt động; các chỉ tiêu cân nợ; các chỉ tiêu thu nhập (tất cả là 11 chỉ tiêu tài chính). Còn chấm điểm định lƣợng tức là nợ đƣợc phân

loại theo QĐ 493 và 18 của NHNN, quyết định 145 của HĐQT ngân hàng theo thang điểm của từng nhóm là: 100, 60, 40, 20 và 0 tƣơng ứng với nhóm 1, 2, 3, 4 và 5.

Về chấm điểm tín dụng khách hàng cá nhân thì cơ chế chấm điểm đơn giản hơn. Trọng số 50%-50% cho chỉ tiêu định lƣợng và định tính. Chỉ tiêu định lƣợng không đổi so với khách hàng doanh nghiêp, còn các chỉ tiêu định tính là: tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian công tác, thu nhập hàng năm, tình trạng cƣ trú, tình trạng hôn nhân, số ngƣời đang nuôi dƣỡng, chênh lệch thu nhập so với các khoản phải trả (nợ gốc + lãi vay + chi phí sinh hoạt), bảo hiểm nhân thọ tai nạn, rủi ro nghề nghiệp và tình hình nợ gốc và lãi tại Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam – Chi nhánh thành phố Vinh.

Sau khi nhân trọng số với số điểm tƣơng ứng của từng khoản mục nhỏ, Chi nhánh sẽ xác định đƣợc điểm tín dụng của khách hàng là bao nhiêu, từ đó phân loại khách hàng vào các nhóm AAA - tối ƣu; AA - ƣu; A - tốt, BBB - khá, BB - trung bình khá, B - trung bình, CCC - dƣới trung bình, CC - yếu kém và D - rất yếu kém, theo đó Chi nhánh xác định nhóm nợ tƣơng ứng, mức độ rủi ro, quyết định cấp tín dụng và hình thức giám sát khoản vay.

Tuy nhiên công tác chấm điểm, xếp hạng khách hàng vẫn có một số sai sót đẫn đến sai lệch nhóm nợ và thông tin tín dụng của khách hàng khi báo cáo lên trên. Còn nhiều khách hàng chƣa đƣợc chấm điểm, xếp hạng, công tác chấm điểm, xếp hạng có hiện tƣợng nhập sai thông tin dƣ nợ, lợi nhuận,...chọn nhầm ô nhập thông tin không đầy đủ, thông tin không cập nhật, thông tin mâu thuẫn nhau, không logic,... Về phía khách hàng có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có thông tin trên các báo cáo tài chính không chính xác vì các mục đích che đậy thông tin, trốn thuế,.... Vì thế, số liệu trên sổ sách kế toán không phản ánh chính xác kết quả kinh doanh.

- Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Theo quyết định 493, sau 5 năm dự phòng chung phải trích đủ 0.75% tổng dƣ nợ các khoản vay tại ngày 30/12 hàng năm không bao gồm các khoản cho vay khách hàng đƣợc phân loại nhóm 5, Agribank – Chi nhánh thành phố Vinh đã trích dự phòng chung theo các tỷ lệ năm 2012 là 0.21%, năm 2013 là 0.23% và năm 2014 là 0.75%. Các tỷ lệ nhƣ vậy là khá hợp lý để đảm bảo đến 2014 NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh thành phố Vinh trích lập đủ dự phòng rủi ro chung là 0.75%.

- Thực hiện bảo đảm tín dụng

Để đảm bảo tính an toàn trong kinh doanh, NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh thành phố Vinh đã sử dụng công cụ là hình thức thế chấp tài sản. Ngân hàng đã

nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc và điều kiện đảm bảo tín dụng đã ban hành. Ngoài ra, ngân hàng còn khai thác và mở rộng thêm các điều kiện đảm bảo tín dụng nhƣ: bảo lãnh bằng bên thứ ba, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay... Trƣớc khi cho vay, các CBTD của Chi nhánh luôn tiến hành thẩm định tính hợp pháp của tài sản bảo đảm tiền vay nhƣ: quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của bên bảo đảm, tài sản không thuộc đối tƣợng tranh chấp, tài sản đƣợc mua bảo hiểm theo quy định... Cán bộ ngân hàng thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra tài sản để tránh tình trạng mất mát tài sản. Ngoài ra, NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh thành phố Vinh cho khách hàng vay với điều kiện khách hàng mua bảo hiểm tín dụng. Phƣơng án này áp dụng khi khách hàng không có TSBĐ và có việc làm không ổn định hoặc làm việc quá phụ thuộc vào tình trạng nền kinh tế. Đây là biện pháp cần quan tâm trong điều kiện hoạt động của các ngân hàng Việt Nam hiện nay, nhƣng cho đến nay, vẫn rất ít ngân hàng sử dụng biện pháp này. Hiện nay, có một số loại bảo hiểm tín dụng mà ngƣời đi vay có thể sử dụng và mang lại rất nhiều tiện ích cho ngƣời đi vay và đối với khoản vay. NHNo&PTNT Việt Nam cũng tạo ra một sản phẩm mang tính ƣu việt, đó là bảo hiểm tiền vay. Ngân hàng sẽ cho khách hàng vay với điều kiện là khách hàng sẽ mua bảo hiểm cho khoản vay của mình. Bảo an tín dụng là sản phẩm liên kết đầu tiên của Công ty Cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) phân phối qua hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp (Agribank) tạo nên tiện ích cho ngƣời vay khi sử dụng trọn gói dịch vụ ngân hàng - bảo hiểm. Trƣờng hợp Ngƣời vay vốn đƣợc bảo hiểm không may gặp rủi ro ảnh hƣởng đến sức khoẻ và khả năng hoàn trả vốn vay, Công ty Cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) sẽ thay mặt ngƣời vay trả cho Agribank số tiền tƣơng ứng dƣ nợ khoản vay, phần chênh lệch giữa số tiền chi trả và dƣ nợ khoản vay (nếu có) sẽ đƣợc trả cho ngƣời thụ hƣởng.

- Không ngừng nâng cao trình độ cho các cán bộ, nhân viên

Hàng năm, NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh thành phố Vinh vẫn tổ chức các đợt tập huấn để nâng cao nghiệp vụ cho các CBTD. Với mục đích nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn và trau dồi đạo đức cho CBTD, Chi nhánh thƣờng xuyên tổ chức thi sát hạch chất lƣợng cán bộ định kỳ, đào tạo nghiệp vụ tín dụng, đào tạo kỹ năng lãnh đạo với sự tham gia của giám đốc, phó giám đốc, trƣởng phòng giao dịch. Thời gian học trong 6 ngày vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần. Nhằm thực hiện lộ trình đề án tái cơ cấu ngân hàng, NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh thành phố Vinh luôn nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của việc xây dựng nguồn nhân lực, là nhân tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của hoạt động ngân hàng. Do đó, công

tác đào tạo, tổ chức thi nghiệp vụ là cơ sở để củng cố và nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBTD trong Chi nhánh.

3.2.2.2. Hạn chế mức độ tổn thất rủi ro tín dụng

Rủi ro là vấn đề không thể tránh khỏi trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ với những thông tin bất cân xứng trong nền kinh tế thị trƣờng. Vì thế khi rủi ro xảy ra, NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh thành phố Vinh đã có những biện pháp hạn chế tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra. Cụ thể là:

Cơ cấu lại nợ

Biện pháp này chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong các biện pháp xử lý nợ xấu (chiếm 38,25% tƣơng đƣơng 2.633 triệu đồng) . Với tỷ lệ nợ vẫn còn cao nhƣ năm 2014 thì đây là biện pháp hiệu quả để xử lý nợ xấu. Chi nhánh đã cố gắng gia tăng thêm thời hạn trả nợ, giảm áp lực trả nợ cho khách hàng và giúp khách hàng có thêm thời gian để thu hồi vốn.

Thu nợ chiếm tỷ trọng 30.51% (tƣơng đƣơng 2.100 triệu đồng). Biện pháp này áp dụng đối với đối tƣợng khách hàng có thể thu xếp trả nợ bằng cách cân đối thu chi và tiến hành trả nợ kèm lãi trong hạn và lãi phạt.

Phát mại TSBĐ chiếm tỷ trọng lớn thứ ba, khoảng 16.97% (tƣơng đƣơng 1.168 triệu đồng) . Do thủ tục tiến hành các biện pháp phát mại tài sản khá rƣờm rà và tốn nhiều thời gian nhƣ: thời gian chuyển hồ sơ sang trung tâm bán đấu giá chuyên trách thuộc bộ tƣ pháp để xử lý, công tác thi hành án, thời gian xin giấy phép của ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền,... nên Chi nhánh thƣờng ƣu tiên cho các biện pháp khách hàng tự trả nợ hoặc cơ cấu lại nợ hơn. Tuy vậy, nếu con nợ cố tình chây ỳ và không có khả năng trả nợ thì biện pháp đầu tiên mà Chi nhánh nghĩ đến là phát mại và khai thác TSBĐ.

Bảng 3.11

Cơ cấu lại nợ trong NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh thành phố Vinh Đơn vị: triệu đồng; %

Chỉ tiêu Thu nợ Bán nợ Cơ cấu lại con nợ Sắp xếp lại DN Phát mại tài sản Biện pháp khác Tổng nợ xấu năm 2014 6.885 Số cơ cấu nợ 2.100 414,5 2.633 568 1.168 176,2 Tỷ trọng 30,51 6,02 38,25 8,25 16,97 2,56 Biểu đồ 3.1

Tỷ trọng các biện pháp xử lý nợ xấu của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh thành phố Vinh

(Nguồn: báo cáo công tác quản trị của Agribank – Chi nhánh TP.Vinh năm 2014)

Bán nợ là một biện pháp ít đƣợc sử dụng trong Chi nhánh vì khi chuyển nợ sang cho DATC hay VAMC khá rắc rối do các tổ chức này phải xem xét kỹ lƣỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh thành phố Vinh (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)