Hoàn thiện quy trình kiểm soát hoạt động tín dụng tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh thành phố Vinh (Trang 105 - 107)

1.2 .Cơ sở lý luận hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại

1.2.3 .Các nhân tố ảnh hưởng đến hạn chế rủi ro tín dụng

4.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

4.2.8. Hoàn thiện quy trình kiểm soát hoạt động tín dụng tại Chi nhánh

Công tác kiểm soát hoạt động tín dụng là một biện pháp phòng ngừa rủi ro rất có hiệu quả. Thời gian qua NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh thành phố Vinh đã thực hiện khá tốt công tác này. Để nâng cao chất lƣợng tín dụng của Chi nhánh cần phải tăng cƣờng hơn nữa công tác kiểm soát hoạt động tín dụng gắn với phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng.

Kiểm soát tín dụng là công tác kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập và công tác kiểm tra giám sát tín dụng của các bộ phận nghiệp vụ của Chi nhánh. Mục đích của kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập là: ngày càng hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra và nâng cao chất lƣợng tín dụng của Chi nhánh; đảm bảo tuân thủ các chiến lƣợc tín dụng, chính sách tín dụng và cơ cấu dƣ nợ theo quy định; tài sản đảm bảo nợ vay phải có đầy đủ tính pháp lý và phù hợp với quy định của NHNo&PTNT Việt Nam; các khoản vay, phí phải đƣợc tính và hạch toán đầy đủ; nợ phải đƣợc phân loại, trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định của pháp luật; đảm bảo tính chính xác, đúng đắn trong hoạt động tài chính ngân hàng.

Hoạt động của bộ phận kiểm tra, giám sát tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh thành phố Vinh phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:

Kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng tại Chi nhánh; giám sát và định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra hoạt động tín dụng tại các PGD; yêu cầu tiếp nhận và quản lý báo cáo về kiểm tra giám sát tín dụng của cấp dƣới gửi lên; thực hiện công tác báo cáo, thống kê về hoạt động kiểm tra và giám sát hoạt động tín dụng cho Ban giám đốc và trung tâm điều hành theo quy định và khi đƣợc yêu cầu. Mục đích của việc thanh kiểm tra nội bộ ở Chi nhánh là để có đƣợc thông tin chính xách về thực trạng kinh doanh, phát hiện ra các dấu hiệu rủi ro phát sinh trong từng nghiệp vụ để có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời, đồng thời dự báo đƣợc các rủi ro trong tƣơng lai, giúp ban lãnh đạo quản lý tốt các rủi ro trong toàn hệ thống. Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ phải làm việc độc lập, trung thực, khi phát hiện ra sai phạm phải nghiêm minh xử lý. Chu kỳ kiểm tra cũng không nên đƣợc ấn định trƣớc mà phải kiểm tra đột xuất, bất ngờ để các đơn vị không che đậy đƣợc các sai phạm của mình.

Phƣơng pháp kiểm tra phải tuân thủ chặt chẽ các nội dung: yêu cầu cán bộ tín dụng cung cấp báo cáo mới nhất về khách hàng và các khoản vay của khách hàng; Kiểm tra toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng, gồm khoản vay còn dƣ nợ hoặc đã trả hết nợ. Nếu số lƣợng hồ sơ quá lớn, không đủ thời gian để kiểm tra hết thì dùng phƣơng pháp chọn ngẩu nhiên một số hồ sơ để kiểm tra. Do hồ sơ vay vốn của Chi nhánh là rất lớn nên chúng ta phân loại hồ sơ cho vay để kiểm tra, cho vay doanh nghiệp có mức vay lớn là đối tƣợng khách hàng ít nên Chi nhánh có thể kiểm tra 100%, cho vay hộ sản xuất chỉ cần kiểm tra ngẫu nhiên theo mẫu, hoặc có thể phân nhóm theo mức vay..v.v... Chi nhánh cũng cần kiểm tra thông qua phỏng vấn cán bộ tín dụng, nhằm đánh giá về cảm tính trình độ chuyên môn, kỹ năng, hiểu biết của cán bộ tín dụng.

Nội dung kiểm tra, giám sát tín dụng:

Chi nhánh cần tăng cƣờng công tác thanh kiểm tra, kiểm soát quá trình xử lý nợ xấu, tránh tình trạng thực hiện sai quy trình, vi phạm luật, để khách hàng khiếu kiện lại ngân hàng.

Giám sát sự tuân thủ chính sách, pháp luật Nhà Nƣớc trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh; giám sát sự tuân thủ chính sách, quy định của NHNo&PTNT Việt Nam và của Chi nhánh, phát hiện và ghi nhận những sai lệch, tìm hiểu ghi nhận nguyên nhân sai lệch; giám sát việc thực hiện hạn mức tín dụng, danh mục tín dụng; giám sát đảm bảo tiền vay và ngƣời bảo lãnh.; kiểm tra giấy tờ hợp lệ, hợp pháp của tài sản; việc chấp hành tỷ lệ cho vay trên giá trị thế chấp, cầm cố, bảo lãnh,v.v...; kiểm tra quy

trình cho vay và quy trình phê duyệt tín dụng; kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý nợ xấu; kiểm tra hợp đồng vay vốn; kiểm tra việc phân loại tài sản có, trích lập dự phòng rủi ro; kiểm tra việc bảo quản, lƣu trữ hồ sơ tín dụng.

Sau khi kiểm tra, giám sát tín dụng ta thực hiện việc đánh giá, nhận xét: đánh giá chung về công tác tín dụng, chỉ tiêu kế hoạch dƣ nợ, nợ xấu, nợ quá hạn, kế hoạch thời gian sắp tới; đánh giá những sai phạm đƣợc phát hiện qua kiểm tra; cán bộ tín dụng có sai phạm giải trình. Đồng thời sau khi kiểm tra, giám sát tín dụng phải có kiến nghị cụ thể với đối tƣợng đƣợc kiểm tra, chỉ ra những vi phạm cần chỉnh sửa ngay, những vi phạm cần biện pháp khắc phục, thời gian khắc phục.

Những vi phạm do nguyên nhân chủ quan, có kiến nghị cụ thể, quy kết trách nhiệm tới từng bộ phận và cán bộ cho vay. Kiến nghị với cấp trên về hình thức xử lý trách nhiệm, về xây dựng quy chế, quy trình kiểm tra giám sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh thành phố Vinh (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)