Thực hiện đúng quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh thành phố Vinh (Trang 96 - 99)

1.2 .Cơ sở lý luận hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại

1.2.3 .Các nhân tố ảnh hưởng đến hạn chế rủi ro tín dụng

4.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

4.2.2. Thực hiện đúng quy trình tín dụng

Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trƣơng, định hƣớng quy định, chi phối hoạt động tín dụng do Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam đƣa ra nhằm sử sung hiệu quả nguồn vốn đề tài trợ cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi cho phép của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.

Mỗi ngân hàng cần phải thiết lập cho mình một quy trình tín dụng riêng nhƣng vẫn phải đảm bảo đầy đủ các giai đoạn. Xây dựng và thực hiện tốt quy trình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế sai sót và xuất hiện rủi ro tín dụng, đặc biệt là với đối tƣợng khách hàng DNNQD (tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của đối tƣợng này là tƣơng đƣơng 73%). Mỗi CBTD cần phải coi chính sách tín dụng là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh thành phố Vinh, việc chấp hành nghiêm túc chính sách tín dụng sẽ giảm thiểu đƣợc những rủi ro và đảm bảo tính thanh khoản, nâng cao chất lƣợng tín dụng, tăng hiệu quả hoạt động. Quy trình tín dụng cần chú trọng vào các bƣớc sau đây:

Giai đoạn kiểm tra hồ sơ thông tin khách hàng

Đây là giai đoạn đầu của quy trình tín dụng, Chi nhánh cần phải làm tốt và chính xác ngay từ đầu nhất là việc thu thập thông tin thẩm định khách hàng, chú trọng tới các khâu nhƣ: so sánh kết quả xếp hạng khách hàng với xếp hạng của các cơ quan bên ngoài và khâu phân tích cơ cấu nợ và mục đích để xác định những tác động của cơ cấu nợ đối với nguy cơ nợ xấu của khách hàng. Nhân viên tín dụng cần phải tận dụng mọi nguồn thông tin từ bên ngoài và bên trong ngân hàng trên cơ sở đó đánh giá năng lực pháp lý, năng lực tài chính, năng lực quản lý và uy tín tín dụng của khách hàng. Ngoài ra, Chi nhánh cần có sự kết hợp với một số cơ quan ban ngành có đủ chức năng để đối chiếu thông tin do khách hàng cung cấp (cơ quan thuế), áp dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp doanh nghiệp, khách hàng vay và một số đối tƣợng liên quan để có thông tin xác thực về khách hàng;

Thẩm định tín dụng

Kinh tế Việt Nam đang hội nhập một cách sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới, hàng chục vạn doanh nghiệp xuất hiện trong mấy năm qua, lại có hàng vạn doanh nghiệp giải thể chỉ trong hai năm 2012, 2013 đã nói lên hoạt động kinh doanh rất nhạy cảm với những biến động kinh tế trong và ngoài nƣớc. Do đó rủi ro hoạt động của doanh nghiệp là không nhỏ, kéo theo rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng ngày càng tăng. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, Chi nhánh phải nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định. Chất lƣợng công tác thẩm định càng tốt bao nhiêu thì chất lƣợng tín dụng càng cao bấy nhiêu, đặc biệt công tác thẩm định đƣợc

thực hiện trƣớc khi cho vay. Nội dung thẩm định bao gồm thẩm định khách hàng và thẩm định dự án sản xuất kinh doanh. Trong đó, thẩm định khách hàng là một công việc rất khó khăn, đôi khi còn mang tính trừu tƣợng. Việc thẩm định khách hàng bao gồm thẩm định về tƣ cách pháp lý, về tƣ chất, uy tín, trình độ, kinh nghiệm, năng lực quản lý, tính hợp lệ, tính khả thi, tính hiệu quả của dự án bằng cách phân tích các định mức kinh tế, kỹ thuật, các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính, tài sản đảm bảo...v.v....

Ngƣời thẩm định là cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định của tổ thẩm định; tái thẩm định của lãnh đạo trƣởng phó phòng tín dụng; tái thẩm định của ban giám đốc. Cơ chế hiện nay là tách bạch tổ thẩm định ra khỏi phòng tín dụng.

Để công tác thẩm định có hiệu quả, không chỉ đòi hỏi ngƣời thẩm định phải có trình độ chuyên môn sâu, mà còn phải am hiểu pháp luật, có khả năng phân tích, khả năng nhạy bén, nắm bắt đƣợc thị trƣờng hiện tại - dự báo những biến động của thị trƣờng trong tƣơng lai để có thể đánh giá đƣợc những rủi ro có thể xẩy ra để có quyết định chính xác, ít rủi ro nhất.

Cơ chế xét duyệt cho vay hiện nay đã tách bộ phận thẩm định thành bộ phận riêng biệt đó là phòng thẩm định ở cấp tỉnh (chi nhánh cấp I, loại I và II ) hoặc tổ thẩm định ở chi nhánh cấp huyện (chi nhánh cấp II, loại III), công tác thẩm định xét duyệt qua hai bộ phận riêng biệt làm tăng tính khách quan, chính xác cao hơn so với trƣớc đây, chỉ có xét duyệt qua bộ phận tín dụng. Tuy nhiên tại Agribank - Chi nhánh thành phố Vinh thì tổ thẩm định xét duyệt cho vay vẫn phụ thuộc phần lớn vào phòng tín dụng nên công tác thẩm định và xét duyệt cho vay vẫn chƣa hoàn toàn khách quan. Mục đích của thẩm định tín dụng để hiểu biết về khách hàng, khả năng sinh lợi, phát hiện và chú trọng rủi ro để từ đó giảm thiểu rủi ro. Thẩm định khách hàng bao giờ cũng tồn tại mâu thuẫn giữa một bên là thẩm định quá kỹ thì chậm, khách hàng bỏ đi, một bên thẩm định qua loa thì rủi ro cao. Ngân hàng là một trung gian tài chính nên rủi ro tín dụng, rủi ro nợ xấu là không thể tránh khỏi, những nhà quản lý giỏi phải biết chấp nhận rủi ro ở mức độ có thể chấp nhận đƣợc. Do đó, việc thẩm định khách hàng cần phải đƣợc tuân thủ theo quy trình đã đề ra. Bám sát theo quy trình có sẵn vừa giảm thiểu rủi ro vừa đảm bảo thẩm định sẽ không tốn nhiều thời gian. Sau khi phân tích, đánh giá, thẩm định khách hàng, hồ sơ đƣợc duyệt, Chi nhánh tiến hành soạn thảo hồ sơ tín dụng mang tính ràng buộc chặt chẽ về mặt pháp lý và giải ngân.

Trong thẩm định dự án sản xuất kinh doanh: cán bộ tín dụng cần đánh giá một cách đầy đủ và chính xác chất lƣợng tài sản có (công nợ phải thu, hàng tồn kho, sản phẩm, công trình dở dang), thu thập đầy đủ thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng vay cũng nhƣ đơn vị bảo lãnh. Thẩm định

đầy đủ các phƣơng diện về năng lực quản lý, năng lực tài chính, môi trƣờng kinh doanh, cá nhân liên quan. Để đánh giá hiệu quả của dự án, trong quá trình thẩm định cần đánh giá dự án trên phƣơng án động, các tình huống có thể xảy ra, trên cơ sở xác định độ nhạy của dự án để xem xét quyết định cho vay. Thẩm định dự án đồng thời cũng là tƣ vấn giúp khách hàng trong việc sử dụng đồng vốn sao cho hiệu quả nhất.

Khi đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn, cán bộ tín dụng phải nắm rõ nguồn trả nợ chính thức của khách hàng, khả năng sinh lời của phƣơng án vay và các nguồn thu khác mà khách hàng cam kết trả nợ khi nguồn trả nợ chính thức có sự cố. Cán bộ tín dụng cần tránh quan điểm cho vay dựa hoàn toàn vào TSĐB trực tiếp của khách hàng hoặc bên thứ ba bảo lãnh vì khi xử lý TSĐB để thu hồi vay thì quá trình này diễn ra khá dài, mất nhiều thời gian và gây thiệt hại cho Chi nhánh. Tuy vậy, với tƣ cách là nguồn trả nợ thứ hai, Chi nhánh cũng cần phải có biện pháp thực hiện nghiêm túc về thủ tục của TSĐB khoản vay. Giải pháp này gắn liền với việc nâng cao năng lực công tác và phẩm chất đạo đức của CBTD. Ngƣời CBTD phải có năng lực trong việc thẩm định dự án, đánh giá giá trị của TSĐB tránh tình trạng đánh giá quá cao khiến cho việc phát mại tài sản khi có rủi ro xảy ra không bù đắp đƣợc thiệt hại cho Chi nhánh;

Giai đoạn quyết định cho vay

Trƣớc khi CBTD đề xuất cho vay và lãnh đạo Chi nhánh quyết định cho vay thì cần phải tập hợp một số thông tin về thị trƣờng và chính sách kinh tế để có cái nhìn toàn diện về rủi ro có thể xảy ra. Việc quyết định cho vay cần phải có sự kiểm tra kỹ lƣỡng thay vì kiểm tra sơ sài theo quyết định của CBTD. Đối với khoản vay phải thông qua Hội đồng tín dụng để xét duyệt thì càng ẩn chứa nhiều rủi ro hơn, hoạt động của Hội đồng tín dụng vẫn mang tính hình thức, các thành viên không có đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu hồ sơ và đa phần vẫn quyết định theo đề nghị của CBTD trực tiếp xử lý hồ sơ. Hội đồng tín dụng cần quy định thời gian nghiên cứu hồ sơ cụ thể và phải có ý kiến bằng văn bản của tất cả các thành viên của hội đồng trƣớc khi họp để ra quyết định;

Giám sát và quản lý

Một khoản vay hiệu quả phụ thuộc không ít vào việc kiểm tra tín dụng. Ngay cả với những khoản vay tốt nhất cũng cần một cơ chế kiểm tra nhất định, định kỳ theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng, thực thi phƣơng án, kế hoạch trả nợ, rà soát bổ sung hồ sơ, đảm bảo khoản vay đang đƣợc sử dụng theo dự kiến và tình trạng của khoản vay không xấu đi. Vì vậy giai đoạn này mang ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa nợ xấu, giảm thiểu rủi ro trƣớc khi nó có khả năng xảy ra gây hậu quả

nặng nề cho Chi nhánh, giúp phát hiện sớm những dấu hiệu cảnh báo, những nguy cơ tiềm ẩn của việc phát sinh nợ xấu để có biện pháp khắc phục và phòng ngừa;

Chú trọng việc giám sát và quản lý sau cho vay, giúp Chi nhánh gần gũi với khách hàng hơn, nắm bắt kịp thời nhu cầu cũng nhƣ khó khăn để tƣ vấn cho khách hàng cùng nhau giải quyết vấn đề phát sinh. Muốn thực hiện đƣợc, nhân viên Chi nhánh cần phải định kỳ thăm hỏi khách hàng, giám sát tình hình tài chính, đánh giá lại tiềm lực và khả năng của khách hàng, đồng thời rà soát lại hồ sơ vay, cập nhật tình hình biến động thị trƣờng, ngành nghề kinh doanh, những thay đổi dù nhỏ nhất của khách hàng.

Theo tƣ vấn của World Bank, cơ cấu tổ chức quy trình tín dụng cần phải đƣợc thiết lập theo hƣớng phân tách chức năng nhƣ sau để đảm bảo chất lƣợng tín dụng, hạn chế nguy cơ rủi ro tín dụng xảy ra. Chi nhánh có thể áp dụng sơ đồ tổ chức quy trình cấp tín dụng sau đây:

Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức quy trình cấp tín dụng theo tƣ vấn của WB

(Nguồn:http://www.worldbank.org.vn)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh thành phố Vinh (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)