Thúc đẩy công tác thu hồi nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh thành phố Vinh (Trang 102 - 103)

1.2 .Cơ sở lý luận hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại

1.2.3 .Các nhân tố ảnh hưởng đến hạn chế rủi ro tín dụng

4.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

4.2.6. Thúc đẩy công tác thu hồi nợ xấu

Để xử lý tốt nợ xấu, Chi nhánh nên thành lập tổ xử lý nợ tồn đọng từ 3 đến 5 ngƣời, có nhiệm vụ chuyên trách chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xử lý nợ xấu.

Chủ động đẩy mạnh công tác thu hồi nợ trực tiếp từ con nợ khi không có khả năng thanh toán đƣợc khoản vay, thƣờng xuyên thực hiện việc rà soát lại các khoản vay, đánh giá khả năng thu hồi để có chính sách đối với từng khách hàng trên cơ sở cơ cấu lại con nợ nhƣ tái cơ cấu nợ, giãn nợ hay miễn giảm lãi. NHNN đã có quyết định số 78/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều khoản của quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001, trong đó quy định TCTD tự quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay.

Chủ động xử lý các TSĐB (tài sản thế chấp, cầm cố, tài sản gán nợ, tài sản tòa tuyên án giao cho ngân hàng theo bản án). Trƣớc hết Chi nhánh cần phải định giá đƣợc TSĐB trên các phƣơng diện: tính sở hữu, tính pháp lý, và khả năng phát mại trên thị trƣờng từ đó có kế hoạch thực hiện hợp lý, với những tài sản dễ thanh khoản và có khả năng phát mại trên thị trƣờng, có đủ điều kiện về mặt pháp lý thì Chi nhánh cần tiến hành kế hoạch thu nợ ngay; với các TSĐB có đủ điều kiện về mặt pháp lý nhƣng tính thanh khoản thấp thì Chi nhánh cần phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện thanh lý tài sản thu hồi vốn cho Chi nhánh thông qua các hình thức bán nợ cho DATC,VAMC, tự bán trên thị trƣờng hoặc bán qua các trung tâm đấu giá; với những TSĐB đƣợc tòa tuyên án giao cho Chi nhánh thì tổng hợp và chủ động phối hợp với cơ quan thi hành án nhanh chóng thu hồi và nhận tài sản xử lý.

Chuyển một số khoản nợ của Chi nhánh thành vốn góp gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp: đây là hoạt động khá mới tại Việt Nam và cũng chỉ có VAMC và DATC đã thực hiện thành công hoạt động này. Sau khi mua nợ từ các chủ nợ, DATC đàm phán với chủ sở hữu, cổ đông khác của DN để chuyển nợ thành vốn góp (riêng đối với DNNN thực hiện cổ phần hoá thì DATC phải tham gia đấu giá cổ phần theo quy định). Sau khi trở thành cổ đông, DATC thực hiện các giải pháp tái cấu trúc DN

nhƣ xoá một phần nợ và lãi, hoãn trả nợ, thay đổi thời gian trả nợ, hỗ trợ về thị trƣờng, quản trị, hỗ trợ về tài chính nhƣ cho vay, bảo lãnh,… nhằm phục hồi từ DN kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán thành DN hoạt động kinh doanh có lãi, hiệu quả hoạt động của DN sẽ tạo nguồn trả nợ cho DATC. Thực tế là các DN đã đƣợc DATC tái cấu trúc thành công đến nay đều hoạt động kinh doanh có lãi, đã trả hết nợ ngân sách, nợ bảo hiểm xã hội, trả gần hết nợ cho DATC, đặc biệt một số đơn vị đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn khoảng 30%.

Để có thể thu hồi nợ xấu, Chi nhánh có thể để bên thứ ba tham gia trả nợ. Cụ thể là các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp muốn tái cơ cấu hoặc mua lại con nợ. Thực hiện biện pháp này, Chi nhánh cũng giảm bớt phần nào nợ xấu trong hoạt động tín dụng.

Việc xử lý nợ xấu phải đảm bảo thực hiện công khai, minh bạch có sự chỉ đạo thông suốt từ trên xuống dƣới trong Chi nhánh để tạo sự đoàn kết và đồng bộ mang lại hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh thành phố Vinh (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)