1.2 .Cơ sở lý luận hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại
1.2.3 .Các nhân tố ảnh hưởng đến hạn chế rủi ro tín dụng
4.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
4.2.7. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nợ xấu phát sinh
Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh thành phố Vinh cần nhanh chóng xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm nợ xấu phát sinh dựa trên cơ sở hệ thống thông tin ngân hàng lõi đƣợc thiết lập theo quy trình nhƣ sau:
Sơ đồ 4.2
Quy trình cảnh báo sớm nợ xấu phát sinh
(Nguồn: tổng hợp của tác giả)
Giám sát thƣờng xuyên tín dụng do CBTD thực hiện, CBTD là ngƣời có hiểu biết nhất về khách hàng, họ thông thƣờng là ngƣời đầu tiên phát hiện và ghi nhận các vấn đề phát sinh. Do đó, CBTD là hàng rào đầu tiên để phòng chống các khoản nợ xấu. CBTD cần phải đƣợc đào tạo để có thể nhận biết những dấu hiệu cảnh báo và có khả năng phân tích và đánh giá các dấu hiệu này. CBTD phải thƣờng xuyên liên hệ với khách hàng và cập nhật thông tin về khách hàng.
Rà soát các khoản vay theo lịch trình: theo yêu cầu của quyết định 493 là “ít nhất mỗi quý một lần, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo, tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ gốc và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý (tháng) trƣớc” và “đối với các khoản nợ xấu (NPL), tổ chức tín dụng phải thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản lý chất lƣợng và rủi ro tín dụng”. Tùy tính chất rủi ro của khoản vay mà CBTD có thể rà soát chúng
một cách thƣờng xuyên hơn nhƣng phải đảm bảo luôn nắm chính xác tình hình hoạt động thực tế của khách hàng.
Xếp hạng tín dụng, báo cáo các khoản vay đã xuống cấp: NHNo& PTNT Việt Nam – Chi nhánh thành phố Vinh cần phải đảm bảo thƣờng xuyên rà soát các khoản vay cập nhật để xếp hạng tín dụng. CBTD phải đƣa ra đƣợc các đề xuất về thay đổi xếp hạng tín dụng khoản vay và sự thay đổi đó cần đƣợc báo cáo kịp thời lên ban lãnh đạo để xem xét tổng thể. Chi nhánh cần lập danh sách theo dõi các khách hàng vay bị xuống cấp, các khoản vay đó cần đƣợc theo dõi chặt chẽ hơn và xây dựng phƣơng án giảm thiểu rủi ro phù hợp.
Xây dựng hệ thống thông tin quản trị: Chi nhánh cần xây dựng hệ thống thông tin quản trị theo hƣớng: định kỳ (thƣờng là hàng tháng) thiết lập các báo cáo thể hiện mức độ tập trung khoản vay nhằm xem xét một cách tổng thể sự tập trung của vốn vay theo ngành, vị trí địa lý, loại khách hàng từ đó lƣờng trƣớc đƣợc những rủi ro có thể xảy ra; thƣờng xuyên thiết lập các báo về các khoản vay lớn, các báo cáo về hạn mức tín dụng, xác định khách hàng vƣợt quá hạn mức tín dụng; thƣờng xuyên thiết lập các báo cáo nợ đến hạn phải thu hồi nhằm xác định trƣớc các khoản nợ đến hạn phải thu và lên kế hoạch thu hồi nợ; thƣờng xuyên thiết lập các báo cáo về nợ đến hạn nhƣng chƣa thanh toán, nợ quá hạn nhằm phục vụ công tác quản lý tín dụng và quản lý nợ xấu trong Chi nhánh.