Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh thành phố Vinh (Trang 108 - 114)

1.2 .Cơ sở lý luận hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại

1.2.3 .Các nhân tố ảnh hưởng đến hạn chế rủi ro tín dụng

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

- Với Quốc hội, Chính phủ, Bộ tài chính

Phải có giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đặc biệt làm lành mạnh hóa hệ thống tài chính- ngân hàng, cải thiện môi tƣờng đầu tƣ - kinh doanh; tập trung giải quyết tình trạng nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Cần có các biện pháp hữu hiệu về kinh tế và hành chính để buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh kế toán thống kê và chế độ kiểm toán bắt buộc. Xây dựng hành lang pháp lý buộc các DN phải tuân thủ minh bạch về tài chính, các công ty kiểm toán độc lập phải tuân thủ theo để tránh tình trạng khai man số liệu, làm giả báo cáo tài chính, ảnh hƣởng tới chất lƣợng tín dụng đồng thời gây ra khó khăn trong việc xếp hạng, chấm điểm tín dụng khách hàng.

Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc, tổ chức lại theo mô hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn phù hợp với luật doanh nghiệp nhà nƣớc; kiện toàn lại hoạt động và tăng vốn cho công ty mua bán nợ.

Thành lập quỹ bảo hiểm cho sản xuất nông nghiệp, vì rủi ro trong nông nghiệp dể xẩy ra và rất lớn, doanh nghiệp và hộ nông dân khó có khả năng tự khắc phục rủi ro. Để thực hiện chính sách nông nghiệp - nông thôn và nông dân theo chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc cần có chính sách hổ trợ về vốn, cơ chế tài chính cho NHTM đặc biệt là với NHNo&PTNT Việt Nam.

Cần phải có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhƣ cung cấp các chƣơng trình tín dụng giá rẻ, thúc đẩy việc thành lập, mở rộng các doanh nghiệp nông nghiệp hiện đại, quy mô lớn hoạt động ở nông thôn, xây dựng mối liên kết khép kín từ sản xuất tới chế biến, tiêu thụ các mặt hàng nông sản để hạn chế tối đa tình trạng “đƣợc mùa mất giá” cũng nhƣ sản xuất nông sản thô bán giá thấp của ngƣời nông dân.

-Với Cấp ủy đảng, Chính quyền và các Ban ngành tỉnh Nghệ An

Sở tài nguyên môi trƣờng, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã phải khẩn trƣơng trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, rút ngắn thời gian, tạo điều kiện để đăng ký giao dịch bảo đảm cho khách hàng. Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để gải quyết vấn đề nợ xấu và

tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ sản xuất, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Toà án nhân dân và cơ quan thi hành án các cấp nên giải quyết nhanh chóng, dứt điểm những vụ kiện đòi nợ nhằm sớm thu hồi vốn về cho ngân hàng thƣơng mại.

-Với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng của các NHTM, không để các NHTM cạnh tranh một cách thiếu lành mạnh; có cơ chế đủ mạnh để xử lý các vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng; xây dựng bộ tiêu chí thống nhất về chấm điếm, xếp hạng khách hàng để tất cả các NHTM cùng thực hiện xếp hạng tín dụng; thúc đẩy công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngân hàng để kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tại NHTM, đồng thời nhận biết đƣợc sớm dấu hiệu sai trái từ phía ngân hàng để có biện pháp xử lý kịp thời. Thực tế cho thấy, tất cả NHTM Việt Nam đều muốn che giấu tình hình nợ xấu và nợ quá hạn trong ngân hàng mình bằng cách này hay cách khác (làm đẹp báo cáo tài chính, khai khống tỷ lệ nợ, chuyển nợ có khả năng mất vốn thành nợ đủ tiêu chuẩn,....). Do vậy, NHNN cần đề ra khung pháp lý và quy chế xử phạt rõ ràng đối với từng trƣờng hợp, tiến hành thanh tra, kiểm soát thƣờng xuyên để ngăn chặn tình trạng rủi ro tín dụng quá mức xảy ra làm ảnh hƣởng tới hoạt động tín dụng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Nâng cao chất lƣợng công tác thông tin tín dụng và dự báo. Mở rộng và nâng cao chất lƣợng, hệ thống thông tin tín dụng CIC phục vụ cho công tác tín dụng và kinh doanh ngân hàng; thƣờng xuyên cập nhật, chính xác và toàn diện các thông tin, đây là nhân tố ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu qủa hoạt động cho vay của các NHTM. Khẩn trƣơng hƣớng dẫn các trung tâm, bộ phận thông tin của các NHTM trong công tác thu thập thông tin theo quy định, phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Quy định thống nhất nội dung, cách thức, hệ thống mẫu biểu,... để đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời trong công tác truyền tin; sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nƣớc theo hƣớng bắt buộc tất cả các NHTM hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam phải tham gia cung cấp thông tin nhằm mục đích có đƣợc một hệ thống thông tin đầy đủ về khách hàng và tổ chức tín dụng. Có chế tài để xử lý nghiêm khắc đối với các ngân hàng không thực hiện nghiêm túc quy định về thông tin, cung cấp thông tin sai lệch.

Có cơ chế để giao cho các NHTM phải có trách nhiệm đầu tƣ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn theo các chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc, đây là lĩnh vực có rủi ro cao nhƣng hiệu quả thấp mà hiện nay NHNo&PTNT Việt Nam đang có vai trò chủ đạo thực hiện.

Xây dựng khung pháp lý và biện pháp ngăn chặn tình trạng báo cáo khống các con số nợ xấu, nợ quá hạn của các ngân hàng thƣơng mại hiện nay. Quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc đƣa ra tỷ lệ nợ xấu an toàn đối với các NHTM là dƣới 3%. Trên thực tế, đến kỳ thanh tra kiểm tra tại các NHTM thì tỷ lệ này vƣợt xa so với chỉ tiêu đƣa ra. Chính “căn bệnh thành tích” này đã khiến cho tình trạng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam tăng cao và công tác hạn chế rủi ro tín dụng gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp.

4.3.2. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam

Nghiên cứu cải tiến hồ sơ thủ tục tín dụng, theo hƣớng đơn giản nhƣng đảm bảo tính pháp lý. Ký kết, tiếp nhận nhiều nguồn ủy thác trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn, lãi suất thấp để đầu tƣ cho nông nghiệp và nông thôn.

Nâng cao hơn nữa chất lƣợng đội ngũ cán bộ, trƣớc hết là nâng cao chất lƣợng công tác tuyển dụng, đồng thời bồi dƣỡng giáo dục đội ngũ cán bộ trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng. Phối hợp với các đơn vị liên quan thƣờng xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dƣỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lƣờng, phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộ, nhân viên quan tâm hơn đến chế độ cho cán bộ tín dụng nhƣ tiền lƣơng, công tác phí, bảo hộ lao động, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, thẩm định dự án,.. Đồng thời cần khẩn trƣơng ban hành nội quy, quy định trách nhiệm cán bộ có các hành vi sai phạm trong hoạt động cho vay, cho thuê và bảo lãnh.

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát bằng cách tổ chức nhiều đợt kiểm tra đột xuất tại các Chi nhánh có biểu hiện bất thƣờng, kiểm tra chéo giữa các Chi nhánh, giữa các cán bộ, nhân viên nâng cao công tác kiểm soát nội bộ, chú trọng từng công tác lập kế hoạch kiểm soát phải đƣợc xây dựng trên cơ sở phân tích rủi ro các mảng hoạt động kinh doanh ngân hàng, xác định những hoạt động kinh doanh nào có chứa đựng nhiều rủi ro để kiểm soát. Ngân hàng cần phải tuân thủ chặt chẽ và tiến hành kiểm soát, quản lý rủi ro trên cơ sở 4 bƣớc: xác định rủi ro, định hƣớng rủi ro, điều tiết rủi ro và giám sát rủi ro.

Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng, mô hình quản lý rủi ro tín dụng là hệ thống các mô hình bao gồm mô hình tổ chức quản lý rủi ro, mô hình đo lƣờng rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro đƣợc xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục trong hoạt động quản lý tín dụng của ngân hàng. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phản ánh một cách hệ thống các vấn đề về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ; các công cụ đo lƣờng, phát hiện rủi ro;

các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới phát sinh và các phƣơng án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó một khi có rủi ro xảy ra. NHNo&PTNT Việt Nam cần xây dựng và hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro trong hệ thống theo tiêu chuẩn một ngân hàng hiện đại trên những nội dung cơ bản: thiết lập một cơ cấu Ủy ban quản lý rủi ro để quản lý và kiểm soát rủi ro phát sinh từ các hoạt động của ngân hàng; bộ phận quản lý và kiểm soát rủi ro ở cấp trụ sở chính tập trung vào những vấn đề chiến lƣợc, các bộ phận quản lý rủi ro ở chi nhánh tập trung vào các vấn đề tác nghiệp; bộ phận quản lý và kiểm soát rủi ro ở cấp trụ sở chính quản lý tất cả các loại rủi ro ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng. Chú trọng hơn nữa đến đầu tƣ công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đo lƣờng rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng.

Việc thành lập Công ty AMC nhằm giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc trong hoạt động tín dụng, từ đó góp phần làm tăng kết quả tài chính, tăng năng lực cạnh tranh của Agribank. Thông qua nguyên tắc hoạt động minh bạch và chuyên môn hóa của Công ty này, việc xử lý nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo sẽ đƣợc thực hiện bằng các biện pháp tích cực, thích hợp, thúc đẩy mạnh mẽ công tác thu hồi nợ xấu, hạn chế tối đa tổn thất tài sản và lành mạnh hóa tình hình tài chính của Agribank. Từ khi ra đời cho đến nay, công ty AMC đã giải quyết hàng nghìn tỷ đồng nợ xấu cho NHNo&PTNT Việt Nam. Nhƣng cho đến nay, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống của Agribank vẫn cao ngất ngƣởng (từ ngƣỡng hai con số trở lên). Vậy Agribank cần có chiến lƣợc hoạt động cũng nhƣ các phƣơng án xây dựng công ty AMC vững mạnh về tài chính, rõ ràng về đƣờng lối xử lý nợ xấu để công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh thành phố Vinh đạt hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

Qua hơn 20 năm xây dựng và trƣởng thành, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh thành phố Vinh ngày càng phát triển và tự khẳng định vị trí của mình đối với kinh tế địa phƣơng. Là một ngân hàng thƣơng mại hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, mục đích không chỉ vì lợi nhuận mà ngân hàng còn chú trọng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh thành phố Vinh đang đẩy mạnh các biện pháp quản trị doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng để đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả, bền vững, không ngừng mở rộng thị phần, tăng sức cạnh tranh, từng bƣớc nâng cao vị thế của mình.

Rủi ro tín dụng không phải là một vấn đề mới, nhƣng lại là vấn đề quan trọng và luôn mang tính thời sự trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi sự cạnh tranh giữa các NHTM này càng trở nên gay gắt. Việc nghiên cứu các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh thành phố Vinh có ý nghĩa quan trọng và đã làm rõ những nội dung sau đây:

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận, luận giải về rủi ro tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại, các nhân tố ảnh hƣởng đến việc hạn chế rủi ro tín dụng.

- Phân tích, đánh giá thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh thành phố Vinh, chỉ rõ những kết quả đạt đƣợc, những mặt còn hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó.

- Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng, định hƣớng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh thành phố Vinh, đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh thành phố Vinh trong giai đoạn tới.

Mặc dù bản thân đã rất cố gắng trong việc nghiên cứu, thu thập tài liệu song luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận đƣợc những lời góp ý của các nhà khoa học, các thầy cô giáo cùng bạn bè, đồng nghiệp và những ngƣời quan tâm đến vấn đề này để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Báo cáo tổng kết năm của NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh thành phố Vinh các năm 2012, 2013, 2014

2. Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh thành phố Vinh các năm 201, 2013, 2014

3. Báo cáo hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh thành phố Vinh các năm 201, 2013, 2014

4. Chính phủ Việt Nam, 2010. Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

5. QH12, 2010. Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010

6. Nguyễn Minh Kiều, 2012. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê

7. NHNN Việt Nam, 2001. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng 8. NHNN Việt Nam, 1995. Quyết định số 556/QĐ-NHNo ngày 1/12/1995

9. NHNo&PTNT Việt Nam, 2011. Quyết định 1680/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 12/10/2011 về việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng

10. NHNN, 2005. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về việc ban hành quy định vè phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng

11. NHNN, 2007. Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN

12. NHNo&PTNT Việt Nam, 2007. Quyết định 145/AGR-HĐQT/07 về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro có hiệu lực từ ngày 31/05/2007 13. NHNo&PTNT Việt Nam, 2008. Quyết định QĐ 1263/2008/AGR/QĐ-TGGĐ

về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam có hiệu lực từ ngày 10/11/2008

14. NHNo&PTNT Việt Nam, 2008. Quyết định 463/2008/AGR/QĐ- HĐQT về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ có hiệu lực từ 31/12/2008

15. NHNo&PTNT Việt Nam, 2009. Quyết định 137/QĐ/2009/AGR/QĐ- TGĐ Tổng giám đốc có ban hành về quy trình kiểm tra và kiểm soát nội bộ có hiệu lực từ 11/02/2009

16. NHNo&PTNT Việt Nam, 2011. QĐ 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 17. NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh thành phố Vinh, 2012-2014. Báo cáo

tổng kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh thành phố Vinh.

Các website:

1. Nguyễn Hải Đăng, 2011. Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh thành phố Vinh (Trang 108 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)