Xác định các nhân tố ảnh hƣởng tới cơ cấu vốn tại Nagakawa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn tại công ty cổ phần nagakawa việt nam (Trang 49 - 55)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. Mô hình các nhân tố ảnh hƣởng tới cơ cấu vốn tại công ty cổ phần

2.2.2. Xác định các nhân tố ảnh hƣởng tới cơ cấu vốn tại Nagakawa

ngân hàng. Trong đó, nguồn vốn vay bao gồm vay trung dài hạn và ngắn hạn một phần để tài trợ vốn lƣu động hoạt động dòng cho công ty.

2.2.2. Xác định các nhân tố ảnh hƣởng tới cơ cấu vốn tại Nagakawa Việt Nam. Nam.

Căn cứ theo các nghiên cứu trƣớc đây, mô hình hồi quy mẫu đƣợc xác định (mục 2.1.2) đánh giá mức độ tác động, ảnh hƣởng của các nhân tố nhƣ: Quy mô, tài sản cố định hữu hình, thuế, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản, tăng trƣởng, khả năng thanh khoản, … Tuy nhiên, trên thị trƣởng các nƣớc phát triển, và các nền kinh tế thị trƣờng mà các nghiên cứu trƣớc đây đánh giá có sự hoàn thiện hơn, minh bạch và lành mạnh hơn nền kinh tế thị trƣờng hiện nay tại Việt Nam. Đặc biệt là sự khác biệt giữa các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam so với các nƣớc. Do vậy trên tinh thần học hỏi kinh nghiệm nghiên cứu trƣớc đây, căn cứ theo đặc thù cơ chế thị trƣờng ở Việt Nam, đặc thù kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp, năng lực sản xuất của doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, vị thế thị trƣờng ngành hiện nay… Tôi nhận định và xác định các nhân tố ảnh hƣởng chính tới cơ cấu vốn tại Nagakawa, và sử dụng phân tích đánh giá tác động trong mô hình hồi quy sau:

2.2.2.1. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ (DE)

- DE là biến phụ thuộc, thể hiện hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

- Công thức tính: DE = Nợ phải trả (lần)

Vốn chủ sở hữu

- DE càng lớn có nghĩa doanh nghiệp đang sử dụng nhiều nợ và ngƣợc lại. Tỷ lệ DE chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố nhƣ: Chỉ số đánh giá hiệu quả

hoạt động doanh nghiệp (ROA), Chỉ số thanh khoản ngắn hạn (PAY), tỷ lệ phần trăm thuế doanh nghiệp thực tế phải nộp (TAX), lãi suất tiền vay doanh nghiệp (I), và các nhân tố khác.

- Tỷ lệ DE có thể có quan hệ cùng chiều hoặc ngƣợc chiều với các nhân tố tác động khác nhau, hoặc tùy từng thời kỳ khác nhau sẽ khác nhau.

2.2.2.2. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA)

- ROA là biến độc lập định lƣợng, thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Công thức tính ROA= Lợi nhuận sau thuế x 100 (%) Tổng tài sản

- Nếu tỷ số (ROA) này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ đƣợc đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.

- ROA có thể có quan hệ cùng chiều hoặc ngƣợc chiều với tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (DE).

- Tính phù hợp của biến đối với mô hình: Với đặc thù Công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam hoạt động sản xuất, thƣơng mại điện lạnh điện gia dụng. Tỷ lệ ROA đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, và rất quan trọng trong việc quyết định xây dựng cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp có ROA cao, làm ăn có lãi, hiệu quả cao thƣờng sẽ có xu hƣớng mở rộng sản xuất kinh doanh để tối đa hóa lợi nhuận. Sự gia tăng về quy mô, thị phần… dẫn đến nhu cầu đầu tƣ mới tăng cao, làm tăng tổng nợ vay. Khi đó sẽ có xu hƣớng làm cho tỷ lệ DE tăng lên, doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cao hơn.

+ Doanh nghiệp có ROA thấp, hoặc thua lỗ. Hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp, chƣa tốt thƣờng ít có xu hƣớng đầu tƣ tăng thêm, đầu tƣ mở rộng, mà có xu hƣớng duy trì hoạt động ổn định. Đa số lợi nhuận đều đƣợc giữ lại để tái tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp… điều đó khiến cho tỷ lệ DE có xu hƣớng giảm xuống. Doanh nghiệp ít sử dụng đòn bẩy tài chính hơn.

2.2.2.3. Khả năng thanh toán (PAY)

- PAY là biến độc lập định lƣợng, thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

- Công thức tính PAY= Tài sản ngắn hạn (lần) Nợ

- Biện độc lập PAY cho biết khả năng tự thanh toán, tự thanh khoản của doanh nghiệp từng thời kỳ cụ thể cho tất cả các nghĩa vụ trả nợ bao gồm cho các tổ chức tín dụng và cho đối tác kinh doanh.

- Tỷ lệ PAY lớn hơn hoặc bằng 1 có nghĩa là doanh nghiệp có khả năng tự chủ đƣợc cho các nhu cầu về vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình, xu hƣớng tỷ lệ DE ổn định hoặc sụt giảm.

- Ngƣợc lại, nếu tỷ lệ PAY nhỏ hơn 1 và càng nhỏ sẽ đồng nhĩa với nhu cầu cần tài trợ (vốn vay) của doanh nghiệp càng cao, xu hƣớng tỷ lệ DE tăng lên. - PAY có thể có quan hệ ngƣợc chiều với tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (DE).

- Tính phù hợp của biên với mô hình: Với đặc thù hoạt động sản xuất theo hình thức nhập khẩu linh phụ kiện sau đó sản xuất lắp ráp ra thành phẩm, song song với thƣơng mại là nhập khẩu nguyên chiếc thành phẩm điện lạnh, điện gia dụng của Công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam, do đó mà hệ thống tài sản cố định và vốn cần tài trợ là ngắn hạn khá nhiều, sử dụng cho hàng hóa là thành phẩm, bán thành phẩm… tồn kho phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh từng chu kỳ kinh doanh. Doanh nghiệp có khả năng thanh khoản tốt, sẽ

có xu hƣớng duy trì ổn định tỷ lệ PAY hoặc sụt giảm. Ngƣợc lại, nếu khả năng thanh khoản yếu sẽ có xu hƣớng gia tăng tỷ lệ PAY. Đây là yếu tố rất quan trọng, tác động lớn tới cơ cấu vốn của doanh nghiệp, đặc biệt phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất, thƣơng mại điện lanh điện gia dụng của Công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam.

2.2.2.4. Tỷ lệ thuế thực tế phải nộp trên tổng tài sản (TAX)

- TAX là biến độc lập định lƣợng, thể hiện mức thuế thu nhập thực sự doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách nhà nƣớc.

- Công thức tính TAX= Thuế phải nộp x 100 (%)

Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay

- Biến độc lập TAX cho biết tỷ lệ thuế thực tế mà doanh nghiệp phải chịu trên mức lợi nhuận kinh doanh của mình, khác biệt so với tỷ lệ thuế phải nộp quy định, và chênh lệch giữa tỷ lệ thuế thực tế nộp và tỷ lệ thuế quy định phải nộp đƣợc gọi là lá chắn thuế. Lá chắn thuế là do nợ vay tạo ra, nợ vay càng lớn thì lá chắn thuế càng lớn và ngƣợc lại.

- TAX kỳ vọng có quan hệ cùng chiều với tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (DE).

- Tính phù hợp của biến với mô hình: Tỷ lệ thuế thực tế mà doanh nghiệp phải nộp (TAX) cho thấy đƣợc lợi ích của việc sử dụng nợ trong cơ cấu vốn. Doanh nghiệp có xu hƣớng gia tăng tỷ lệ nợ tiến đến cơ cấu vốn tối ƣu mà ở đó lá chắn thuế là phù hợp, hiệu quả nhất. Với Công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam hoạt động sản xuất và thƣơng mại điện lạnh điện gia dụng, tỷ lệ thuế thực phải nộp (TAX) thay đổi là rất quan trọng cho một quyết định về cơ cấu vốn.

2.2.2.5. Lãi suất tiền vay (INT)

- INT là biến độc lập định lƣợng, thể hiện lãi suất tiền vay của doanh nghiệp và nó phụ thuộc vào chính sách lãi suất của các ngân hàng từng thời kỳ.

- Lãi suất tiền vay (INT) thả nổi theo thị trƣờng, thông thƣờng đƣợc thay đổi kỳ hạn ba tháng một lần điều chỉnh.

- Lãi suất tiền vay (INT) kỳ vọng có quan hệ ngƣợc chiều với tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (DE).

- Tính phù hợp của biến với mô hình: Căn cứ đặc thù kinh doanh là sản xuất, thƣơng mại hàng gia dụng của công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam, nhu cầu sử dụng vốn vay là rất lớn, vấn đề lãi suất cao hay thấp sẽ đƣợc nhà quản trị rất quan tâm. Cùng một thời điểm, nhu cầu vốn là không đổi, tuy nhiên nếu tại thời điểm đó lãi suất tiền vay cao sẽ khiến nhà quản trị cân nhắc sử dụng ít nợ hơn, chấp nhận giảm một phần doanh thu nhƣng vẫn đảm bảo hiệu quả lợi nhuận tốt. Và ngƣợc lại nhà quản trị sẽ chọn sử dụng nhiều hơn, gia tăng đƣợc lợi thế quy mô, tăng doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận hơn.

2.2.2.6. Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản (TSCD)

- TSCD là biến độc lập định lƣợng, thể hiện tỷ trọng tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản doanh nghiệp có.

- Công thức: TSCD = Tài sản cố định hữu hình x 100 (%) Tổng tài sản

- Tỷ lệ TSCD cao hay thấp tùy thuộc vào định hƣớng phát triển từng giai đoạn của chủ doanh nghiệp.

- TSCD kỳ vọng có quan hệ cùng chiều hoặc ngƣợc chiều với tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (DE).

- Tính phù hợp của biến với mô hình: Tỷ lệ tài sản cô định trên tổng tài sản (TSCD) cho thấy đƣợc năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Ở giai đoạn, doanh nghiệp có tỷ lệ TSCD cao, thƣờng sẽ có xu hƣớng vay nợ nhiều hơn để đảm bảo vận hành hệ thống các TSCD tối đa công suất nhất, và rút ngắn chu kỳ sản xuất các sản phẩm. Với Công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam hoạt động sản xuất và thƣơng mại điện lạnh điện gia dụng, tỷ lệ tài sản

cố đinh trên tổng tài sản thay đổi là rất quan trọng cho một quyết định về cơ cấu vốn.

2.2.2.7. Quy mô doanh nghiệp (SIZE)

- SIZE là biến độc lập định lƣợng, thể hiện quy mô doanh nghiệp từng thời kỳ, đƣợc đại diện bởi mức doanh thu hàng bán từng thời kỳ đó. - Biến độc lập SIZE phụ thuộc vào doanh thu hàng bán, do đó có sự biến động không ngừng theo thị trƣờng, và tiềm ẩn khá nhiều rủi ro liên quan.

- SIZE kỳ vọng có quan hệ cùng chiều hoặc ngƣợc chiều với tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (DE).

- Tính phù hợp của biến với mô hình: Quy mô doanh nghiệp cho biết tình hình về doanh số hàng bán, tình hình kinh doanh theo giai đoạn một cách nhanh nhất, qua đó nhà quản trị doanh nghiệp có thể căn cứ để hoạch định cơ cấu vốn cho kỳ kế hoạch tiếp theo. Với Công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam hoạt động sản xuất và thƣơng mại điện lạnh điện gia dụng, Quy mô doanh nghiệp thay đổi tăng sẽ tạo ra lợi thế về quy mô… Do đó, biến SIZE là quan trọng cho một quyết định về cơ cấu vốn.

2.2.2.8. Tốc độ tăng trƣởng (GROW)

- GROW là biến độc lập định lƣợng, thể hiện tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp qua các thời kỳ.

- Công thức: GROW = Tổng tài sảnt – tổng tài sảnt-1 x 100 (%) Tổng tài sảnt-1

- GROW kỳ vọng có quan hệ cùng chiều hoặc ngƣợc chiều với tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (DE).

- Tính phù hợp của biến với mô hình: Tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp là tốt sẽ có xu hƣớng vay nợ tăng thêm để gia tăng thị phần ngành; Hoặc ngay cả khi tốc độ tăng trƣởng thấp, doanh nghiệp vẫn có xu hƣớng vay nợ nhiều hơn nữa, để gia tăng lợi thế quy mô, thúc đẩy tình hình bán tốt lên; hoặc

ngƣợc lại. Tất cả các tình huống về cơ cấu nợ trên cơ sở xem xét về tốc độ tăng trƣởng, sẽ do nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá, và quyết định từng thời kỳ. Với Công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam hoạt động sản xuất và thƣơng mại điện lạnh điện gia dụng, tốc độ tăng trƣởng doanh nghiệp thay đổi là quan trọng cho một quyết định về cơ cấu vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn tại công ty cổ phần nagakawa việt nam (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)