Mô hình các nhân tố ảnh hƣởng cơ cấu vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn tại công ty cổ phần nagakawa việt nam (Trang 55 - 58)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. Mô hình các nhân tố ảnh hƣởng tới cơ cấu vốn tại công ty cổ phần

2.2.3. Mô hình các nhân tố ảnh hƣởng cơ cấu vốn

DE = β0 + β1 . ROA + β2 . PAY + β3 . TAX + β4 . INT + β5 . TSCD + β6 . SIZE + β7 . GROW + ɛi

Trong đó:

(1) DE đƣợc gọi là biến phụ thuộc, thể hiện hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu. (2) ROA là biến độc lập định lƣợng, thể hiện khả năng sinh lời của tài sản,

DE có thể cùng chiều hoặc ngƣợc chiều với ROA tức β1 > 0 hoặc β1 < 0. (3) PAY là biến độc lập định lƣợng, thể hiện khả năng thanh toán ngắn hạn

của doanh nghiệp, kỳ vọng DE biến động ngƣợc chiều với PAY, tức β2 < 0.

(4) TAX là biến độc lập định lƣợng, thể hiện mức thuế thu nhập thực sự doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách nhà nƣớc, DE biến động cùng chiều với TAX, tức β3 > 0.

(5) INT là biến độc lập định lƣợng, thể hiện lãi suất tiền vay và nó có ảnh hƣởng ngƣợc chiều với DE, tức β4 < 0.

(6) TSCD là biến độc lập định lƣợng, thể hiện tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản, kỳ vọng DE biến động cùng chiều hoặc ngƣợc chiều với PAY, tức β5 > 0 hoặc β5 < 0.

(7) SIZE là biến độc lập định lƣợng, thể hiện quy mô doanh nghiệp, DE biến động cùng chiều hoặc ngƣợc chiều với SIZE, tức β6 > 0 hoặc β6 < 0.

(8) GROW là biến độc lập định lƣợng, thể tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp và nó có ảnh hƣởng cùng chiều hoặc ngƣợc chiều với DE, tức β7 > 0 hoặc β7 < 0.

(9) β0 là hằng số của mô hình hồi quy. (10) ɛi là sai số của mô hình hồi quy.

Trên cơ sở mô hình các nhân tố ảnh hƣởng tới cơ cấu vốn tại các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt các doanh nghiệp sản xuất nói riêng (kế thừa, học hỏi từ các nghiên cứu trƣớc đây và đã nêu tại mục 2.1.2 ở trên). Tôi kế thừa một phần các biến phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty Nagakawa Việt Nam gồm: Biến độc lập định lƣợng ROA, TAX, SIZE,… đồng thời căn cứ đặc thù doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu thƣơng mại khá lớn, 100% các sản phẩm là hàng điện lạnh, điện gia dụng, nên các nhân tố thể hiện tính thanh khoản của doanh nghiệp trong ngắn hạn (PAY) và lãi suất tiền vay (INT) là rất quan trọng, và ảnh hƣởng lớn tới quyết định xây dựng, lựa chọn tỷ lệ cơ cấu vốn sử dụng. Mô hình này tôi đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố chính gồm:

- Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lời của tài sản (ROA)

- Tỷ lệ % thuế thực tế mà doanh nghiệp phải gánh chịu (TAX).

- Tỷ số thể hiện khả năng thanh toán ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (PAY).

- Lãi suất tiền vay (INT) áp dụng với doanh nghiệp, căn cứ trên quy mô xếp hạng tín dụng của chính doanh nghiệp.

- Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản (TSCD)

- Quy mô doanh nghiệp (SIZE)

Trên đây cũng là những biến độc lập định lƣợng đƣợc quan tâm nhiều nhất đƣợc chia sẻ từ chủ doanh nghiệp khi xây dựng cơ cấu vốn của doanh nghiệp từng thời kỳ.

Số liệu sử dụng cho mô hình hồi quy kinh tế lƣợng đƣợc xử lý từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp từ năm 2002 đến hết năm 2015. (Chi tiết xem tại phụ lục số).

Bảng 2.1 - Giả thiết về kỳ vọng tương quan giữa các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn tại Nagakawa Việt Nam

Giả thiết

Các nhân tố ảnh hƣởng tới cơ

cấu vốn của doanh nghiệp Ký hiệu

Kỳ vọng tƣơng quan

H1 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài

sản ROA +/-

H2 Tính thanh khoản PAY -

H3 Tỷ lệ thuế thực tế phải nộp TAX +

H4 Lãi suất thị trƣờng tiền vay INT -

H5 Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình TSCD +/-

H6 Quy mô SIZE +/-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn tại công ty cổ phần nagakawa việt nam (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)