Các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn tại công ty cổ phần nagakawa việt nam (Trang 100 - 105)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp

Trên cơ sở các các định hƣớng phát triển và hỗ trợ sự phát triển của phía nhà nƣớc chính phủ. Đồng thời với đó là định hƣớng phát triển của

Nagakawa Việt Nam giai đoạn hiện nay, định hƣớng tầm nhìn tới 2020. Ở góc độ nghiên cứu này, và góc độ hạn chế về hiểu biết, kinh nghiệm, cũng nhƣ hạn chế về thời gian để hoàn thành nghiên cứu chuyên sâu hơn, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp qua đó Nagakawa cần lƣu ý, và có thể tham khảo trong quá trình hoạch định nguồn vốn tài trợ, phát triển doanh nghiệp nhƣ sau:

4.2.1. Giải pháp phát triển kênh huy động vốn.

Doanh nghiêp cần đẩy mạnh phát triển thị trƣờng vốn đa dạng hơn. Ngoài việc huy động từ các Ngân hàng thƣơng mại, có thể qua các kênh nhƣ phát hành trái phiếu, cổ phiếu bổ sung, hoặc sử dụng công cụ thuê tài chính, hoặc huy động từ nguồn vốn nhân lực nội bộ cho tiền nhàn rỗi…Những hạn chế của thị trƣờng vốn là một trong số các tác nhân mang tính hệ thống ảnh hƣởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Trên thực tế kênh tín dụng ngân hàng vẫn là lựa chọn hàng đầu để thu xếp các khoản tài trợ nợ dài hạn; việc phát hành trái phiếu hay sử dụng công cụ thuê tài chính ít đƣợc doanh nghiệp biết đến và sử dụng, đặc biệt với Nagakawa Việt Nam hiện nay chƣa bao giờ tiếp cận tới các kênh này, trong khi ở các nƣớc khác đang đƣợc sử dụng khá hiệu quả.

- Đối với kênh thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay còn quá nhiều hạn chế; việc chƣa có cơ sở để xác định lãi suất phát hành, thiếu tổ chức định mức tín nhiệm chuyên nghiệp, tâm lý e ngại về vấn đề minh bạch hóa thông tin của các doanh nghiệp là rào cản cho sự phát triển của thị trƣờng. Bênh cạnh đó, thị trƣờng thứ cấp chƣa phát triển nhƣ thị trƣờng cổ phiếu (hàng hóa ít, thanh khoản kém, giao dịch tẻ nhạt…) càng làm nhà quản trị doanh nghiệp e ngại sử dụng phƣơng án tài trợ này. Tuy tồn tại những hạn chế khó khăn nhất định, tuy nhiên kênh phát hành cổ phiếu, có thể tạo ra nguồn vốn rất lớn, và nhanh chóng cho doanh nghiệp...cho một chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp tăng trƣởng mạnh.

- Đối với công cụ thuê tài chính, quan sát các báo cáo tài chính của Nagakawa Việt Nam qua các năm cho thấy rất ít sử dụng hình thức tài trợ này. Tín đến hiện nay cũng là rất ít, gần nhƣ là không có. Đây là kênh đƣợc phát triển và sử dụng khá nhiều, hiệu quả cao ở các nƣớc, trong khi doanh nghiệp cũng đƣợc khá hỗ trợ, thủ tục khá đơn giản so với kênh từ vốn vay ngân hàng.

- Đối với kênh huy động tiền nhàn rỗi từ chính nguồn nhân lực công ty. Hiện nay Nagakawa đang có khoảng 80 nhân lực thuộc khối văn phòng, 300 nhân lực thuộc khối sản xuất, và công nhân… và đây là nguồn nhân lực khá nhiều so với các doanh nghiệp nói chung, việc tiết kiệm từng hộ gia đình và cá nhân là chắc chắn có. Nagakawa cần có chính sách phù hợp nhƣ khuyến khích mua cổ phần doanh nghiệp, hoặc trả lãi định kỳ cao hơn lãi suất huy động của các ngân hàng… để thu hút nguồn vốn này. Và số liệu sẽ đóng góp vào nguồn vốn là khá tốt, chi phí đƣợc cắt giảm khá nhiều, nếu triển khai là hiệu quả.

4.2.2. Giải pháp quản trị tài chính.

Trên cơ sở các vấn đề về lý thuyết và thực nghiệm, về cơ cấu vốn và các nhân tố ảnh hƣởng tới cơ cấu vốn. Các kết quả từ kinh nghiệm đề tài trƣớc đây, từ mô hình nghiên cứu, từ thực tế đặc thù doanh nghiệp và ngành. Trên cơ sở các hạn chế tồn tại trên (xem mục 3.2.3), tôi xin đề xuất một số đề xuất về giải pháp về “Chính sách tài chính doanh nghiệp” và “Chính sách liên quan đến nguồn nhân lực”, nhằm giúp nhà quản trị hoạch đinh kế hoạch tài chính tốt hơn, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc hiệu quả hơn. Chi tiết sau:

- Thứ nhất, Về các nhân tố tác động tới cơ cấu vốn. Có rất nhiều nhân tố tác động tới việc hoạch định, xây dựng một cơ cấu vốn doanh nghiệp từng thời kỳ. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã học hỏi kinh nghiệm các kết quả

nghiên cứu trƣớc đây của các tác giả, phân tích cơ sở các lý thuyết, mô hình hồi quy phân tích thực nghiệm với số liệu từ báo cáo tài chính của Nagakawa, và đánh giá tính phù hợp với thực tế đặc thù doanh nghiệp, … kết quả đã chỉ ra nhà quản trị công ty Nagakawa cần đặc biệt quan tâm tới các nhân tố ảnh hƣởng chính tới cơ cấu vốn tại công ty khi xây dựng cơ cấu vốn cần đặc biệt quan tâm là: hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh (ROA), khả năng thanh khoản (PAY), tỷ lệ thuế thực tế phải nộp (TAX), lãi suất tiền vay (INT), tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản (TSCD)… Trên cơ sở các nhân tố kế hoạch mong muốn, nhà quản trị khi hoạch đinh cơ cấu vốn sử dụng trong từng thời kỳ cần tính toán, cân nhắc kỹ tỷ lệ nợ phù hợp để có thể vẫn đảm bảo tăng trƣởng về doanh số, nhƣng lại tối thiểu đƣợc các chi phí (ví dụ nhƣ chi phí thuế thực tế phải nộp), và các chỉ số lợi nhuận,… đạt kỳ vọng, mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh tối ƣu nhất. Đồng thời, nghiên cứu này có thể giúp nhà quản trị dễ dàng theo dõi, đánh giá diễn biến của các nhân tố tác động cơ cấu vốn, cơ cấu vốn doanh nghiệp, để thuận tiện hoạch định và ra quyết định một cơ cấu vốn hợp lý nhất với Nagakawa. Điểm này Nagakawa và nhà quản trị cần thay đổi về nhận thức về cơ cấu vốn và cách hoạch đinh cơ cấu vốn để sử dụng, phải có cơ sở khoa học, phân tích học hỏi lý thuyết căn bản, các nghiên cứu thực nghiệm, đối chiếu với thực tế đặc thù ngành và doanh nghiệp.

- Thứ hai, Về cơ cấu vốn. Kết hợp phƣơng pháp hồi quy xác định các nhân tố ảnh hƣởng chính đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp nhƣ tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản, tính thanh khoản, thuế suất thực tế, lãi suất… và phép phân tích so sánh với các công ty cùng ngành, và phép luận chứng theo thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Nagakawa để đƣa ra cơ cấu vốn hợp lý hơn với doanh nghiệp. Theo đó, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ trên vốn chủ của Nagakawa trong trung bình các kỳ kinh doanh quá khứ là 1.11 lần, trong khi

số liệu ngành là xấp xỉ 1.0 lần, và nếu kỳ vọng các nhân tố đạt nhƣ số liệu ngành thì cơ cấu vốn phải sử dụng là xấp xỉ 2.0 lần. Do vậy, Cơ cấu vốn gợi ý hợp lý cho Nagakawa Việt Nam ƣớc lƣợng khoảng 1.0-1.3 lần là phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp. Với các lý do sau:

+ Do các yếu tố khách quan sẽ tồn tại sự sai lệch trong số liệu báo cáo tài chính, cho ra số liệu sử dụng trong mô hình hồi quy và các yếu tố khác về thông tin bất cân xứng đƣợc coi là hạn chế mô hình chƣa đánh giá tốt.

+ Do đặc thù doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các sản phẩm ngành điện lạnh điện gia dụng, có tính mùa vụ rất cao, biên độ cơ cấu vốn trong ngắn hạn các chu kỳ kinh doanh khác nhau sẽ lớn.

- Thứ ba, về hệ thống các báo cáo tài chính phải đƣợc theo dõi chuẩn xác nhất có thể, nhằm đảm bảo số liệu sát nhất so với thực tế hơn nữa. Việc theo dõi phải đƣợc cập nhật liên tục, nhanh chóng chi tiết đến từng đầu mục tài khoản kế toán nhỏ nhất, và đƣợc theo dõi bằng phần mềm kế toán phù hợp. Điểm này đối với Nagakawa hiện tại đang có sự khai khác khá nhiều giữa số liệu theo dõi nội bộ, số liệu kiểm toán, số liệu thực tế phát sinh là khá lớn. Do đó, nhà quản trị Nagakawa cần phải chú trọng hơn trong việc theo dõi số liệu tài chính, điều này sẽ giúp nhà quản trị dễ đƣa ra quyết định đúng đắn, và doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả hơn.

- Thứ tư, về quản trị và phân tích tài chính định kỳ. Nhà quản trị Nagakawa Việt Nam cần phải theo sát và đánh giá tình hình tài chính, dòng vốn kinh doanh của doanh nghiệp định kỳ thƣờng xuyên. Qua đó giúp nhà quản trị có thể kịp thời kiểm soát các vấn đề tài chính không tốt, không phù hợp, điều chỉnh về đúng định hƣớng hoạch định. Thêm vào đó, sẽ là bài học kinh nghiệm sâu sắc cho các lần hoạch định tài chính trong chu kỳ kinh doanh tiếp theo.

4.2.3. Giải pháp quản trị nhân lực.

- Thứ nhất, về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nagakawa Việt Nam cần chú ý sâu sắc tới công tác đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp yêu cầu công việc chuyên trách. Đặc biệt quan tâm việc nâng cao năng các nhân lực đảm nhiệm các vị trí quản lý, ví dụ nhƣ “Giám đốc tài chính, kế toán trƣởng”.

- Thứ hai, về tuyển dụng và sử dụng các nguồn nhân lực. Nagakawa cần phân bổ tuyển dụng bổ sung nguồn nhân lực có kinh nghiệm lâu năm, kiến thức chuyên ngành phù hợp với các vị trí chuyên trách theo phòng ban. Đảm bảo tính phù hợp giữa nhân lực, năng lực nhân sự so với mô tả công việc của vị trí phụ trách. Điều này sẽ mang lại hiểu quả vận hành doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh là rất tốt. Thêm vào đó có thể cân nhắc cắt giảm, thuyên chuyển các nguồn nhân lực không phù hợp để tối thiểu hóa các chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Thứ ba, Nagakawa cần có chính sách gắn bó nhân sự hơn nữa, để có thể hạn chế tối thiểu việc luân chuyển các nguồn nhân lực. Việc tuyển dụng liên tục, nhân sự thay đổi nhiều sẽ rất tốn kém về chi phí, và lãng phí thời gian đào tạo nguồn lực… và đƣơng nhiên là hiệu quả hoạt động doanh nghiệp sẽ bị ảnh hƣởng xấu đi. Các chính sách có thể nhƣ thƣởng là cổ phần doanh nghiệp, hoặc mua cổ phiếu với giá chiết khấu thấp hơn thị trƣờng… sẽ tạo sự gắn bó hơn giữa ngƣời làm thuê và doanh nghiệp, cộng thêm nhân lực sẽ có trách nhiệm công việc hơn với sự sống còn, phát triển hiệu quả của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn tại công ty cổ phần nagakawa việt nam (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)