Khắc phục các khuyết tật mô hình hồi quy gốc và xây dựng mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn tại công ty cổ phần nagakawa việt nam (Trang 69 - 72)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1. Kết quả mô hình hồi quy các nhân tố tác động tới cơ cấu vốn tạ

3.1.5. Khắc phục các khuyết tật mô hình hồi quy gốc và xây dựng mô

hình hồi quy hoàn thiện.

Căn cứ theo kết quả hồi quy (tại 3.1.3) và các phép kiểm đinh (tại 3.1.4) đánh giá tính phù hợp các biến trong mô hình, đồng thời phát hiện các khuyết tật mô hình… Cho thấy, mức ảnh hƣởng và sự có mặt của các biến SIZE, GROW ảnh hƣởng tới cơ cấu vốn tại Nagakawa Việt Nam là không cần thiết, không bắt buộc phải có ở giai đoạn hiện nay.

Thêm vào đó, căn cứ phép kiểm định BG (tại mục 3.1.4) cho thấy mô hình hồi quy gốc với 7 biến độc lập tác động tới cơ cấu vốn doanh nghiệp hiện nay đang tồn tại hiện tƣơng tƣơng quan. Hiện tƣợng này có thể xử lý theo hƣớng giản lƣợc các biến không cần thiết, không bắt buộc phải có trong mô hình. Ở góc độ nghiên cứu này và thực trang kết quả mô hình hồi quy gốc tôi giản lƣợc 2 biến: Quy mô doanh nghiệp (SIZE) và tốc độ tăng trƣởng (GROW), để khắc phục khuyết tật mô hình hồi quy gốc.

Mô hình hồi quy mới (sau khi giản lƣợc 02 biến):

DE = β0 + β1 . ROA + β2 . PAY + β3 . TAX + β4 . INT + β5 . TSCD + ɛi

Sau khi nhập dữ liệu và kiểm tra mối tƣơng quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hƣởng đến hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu có đƣợc từ chƣơng trình Eviews thể hiện trong bảng 3.7 nhƣ sau:

Bảng 3.7 - kết quả mô hình hồi quy hoàn thiện

Dependent Variable: DE Method: Least Squares Date: 08/07/16 Time: 10:00 Sample: 1 52

Included observations: 52

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 2.557009 0.153230 16.68742 0.0000 ROA -5.015537 1.857174 -2.700628 0.0097 PAY -0.510469 0.110542 -4.617854 0.0000 TAX 5.098317 0.960357 5.308773 0.0000 INT -1.622725 0.626184 -2.591449 0.0128 TSCD -0.681496 0.251977 -2.704601 0.0096

R-squared 0.821654 Mean dependent var 1.118703

Adjusted R-squared 0.802269 S.D. dependent var 0.360538 S.E. of regression 0.160320 Akaike info criterion -0.715119 Sum squared resid 1.182320 Schwarz criterion -0.489976 Log likelihood 24.59310 Hannan-Quinn criter. -0.628804 F-statistic 42.38520 Durbin-Watson stat 1.327921 Prob(F-statistic) 0.000000

(Nguồn: tính toán từ chương trình Eview)

Để quyết định có thể sử dụng kết quả hồi quy hay không, cần tiến hành kiểm định giả thiết về sự phù hợp với mức độ ý nghĩa của mô hình cho trƣớc. Theo bảng 3.8 thì giá trị Coefficient của các biến độc lập ROA, PAY, TAX, INT, TSCD, SIZE, GROW lần lƣợt là -5.015537; -0.510469; 5.098317; - 1.622725; -0.681496; Có nghĩa là các hệ số β đều khác 0 nên có thể kết luận rằng suất sinh lời trên tài sản, khả năng thanh khoản ngắn hạn, thuế thu nhập doanh nghiệp và lãi suất tiền vay, tài sản cố định hữu hình có ảnh hƣởng đến hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu.

Kết quả hồi quy đã thực hiện ở trên cho thấy R-squared có giá trị 0.8216, nghĩa là 82.16% sự biến động hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (DE) đƣợc giải thích bởi sự thay đổi của suất sinh lời trên tài sản (ROA), khả năng thanh khoản ngắn hạn (PAY), mức thuế thu nhập thực sự phải nộp (TAX), và Lãi suất tiền (INT), Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình (TSCD). Nhƣ vậy, mô hình hồi quy đƣợc chấp nhận với phƣơng trình nhƣ sau:

DE = 2.55700896154 - 5.01553744848*ROA - 0.510468897919*PAY + 5.09831718412*TAX - 1.62272503662*INT - 0.681496057198*TSCD Từ phƣơng trình trên cho thấy:

- Khi ROA thay đổi 1% thì DE sẽ thay đổi 5.0155 theo hƣớng ngƣợc chiều, cụ thể là nếu suất sinh lời trên tài sản tăng 1% thì hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu sẽ giảm bớt 5.0155 trong điều kiện các nhân tố khác còn lại trong mô hình không đổi.

- Khi PAY thay đổi 1% thì DE sẽ thay đổi 0.51046 theo hƣớng ngƣợc chiều, cụ thể là nếu khả năng thanh khoản ngắn hạn tăng 1% thì hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng thêm 0.51046 trong điều kiện các nhân tố khác còn lại trong mô hình không đổi.

- Khi TAX thay đổi 1% thì DE sẽ thay đổi 5.09831 theo hƣớng cùng chiều, cụ thể là nếu tỷ lệ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trên tổng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay tăng 1% thì hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng thêm 5.09831 trong điều kiện các nhân tố khác còn lại trong mô hình không đổi.

- Khi INT thay đổi 1% thì DE sẽ thay đổi 1.622725 theo hƣớng ngƣợc chiều, cụ thể là nếu lãi vay tăng 1% thì hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu sẽ giảm đi 1.622725 trong điều kiện các nhân tố khác còn lại trong mô hình không đổi.

- Khi TSCD thay đổi 1% thì DE sẽ thay đổi 0.681496 theo hƣớng ngƣợc chiều, cụ thể là nếu tỷ lệ tài sản hữu hình tăng 1% thì hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu sẽ giảm đi 0.681496 trong điều kiện các nhân tố khác còn lại trong mô hình không đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn tại công ty cổ phần nagakawa việt nam (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)